Tất Tần Tật Về Cây Gỗ Sến (tứ Thiết) - Nghề Gỗ

Cây sến là tên gọi chung của nhiều loài thực vật sến ở nước ta như sến mật, sến xanh, sến đỏ.

Tuy nhiên gỗ sến trong tứ thiết mộc của nước ta không phải tất cả các loài trên.

Cây gỗ sến trong tứ thiết mộc gồm đinh, lim, sến, táu chỉ có cây sến mật!

Cùng blog nghề gỗ tìm hiểu thật chi tiết về cây sến ở Việt Nam.

Cây gỗ sến mật

Cây sến mật có tên khoa học chính là Madhuca pasquieri, tên gọi khác như sến dưa, sến giũa, sến ngũ điểm, sến năm ngón, chên.

Tên khoa học khác là Dasillipe pasquieri Dubard, Bassia pasquieri Lecomte, Madhuca subquincuncialis.

Cây sến mật có chiều cao trung bình 25 – 35m, đường kính thân cây 50 – 70cm.

Vỏ cây có màu nâu thẫm, nứt hình ô vuông, cành non có lông, nhựa màu trắng.

Lá đơn, mọc cách hình quả trứng ngược thuôn dài 12 – 16cm.

Hoa mọc thành chùm ở nách lá gần đỉnh cành, mỗi chùm có 2 – 3 hoa. Hoa nở vào tháng 1 -3.

Quả có hình bầu dục, hình cầu dài khoảng 3cm và có hạt. Hạt bầu dục dài 2cm, rộng 1,5cm.

Hạt chứa tới 50% dầu béo, có thể ăn được hoặc cho ngành công nghiệp chế biến.

Quả sến mật chín vào tháng 11 – 12.

Cây sến mật sinh trưởng tự nhiên ở nhiều tỉnh Việt Nam như: Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang…

Bạn tham khảo

  • Tất tần tật về cây gỗ đinh vàng
  • Tất tần tật về cây gỗ trai lí
Hoa quả
Hoa quả

Gỗ sến mật

Gỗ sến mật nằm trong nhóm II của bảng nhóm gỗ Việt Nam.

Gỗ sến mật có màu đỏ nâu, cứng, khó gia công, dễ nứt nẻ. Nó là nguyên liệu sản xuất đồ nội thất, đóng tàu thuyền hoặc xây dựng công trình.

Lá cây dùng để nấu cao có thể chữa bỏng.

Tình trạng bảo tồn

Cây sến mật là loài thực vật có quần thể lớn tại Việt Nam, nhưng đang bị khai thác quá mức.

Loài này nằm trong nhóm thực vật bị đe doạ, là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ thế giới.

Trong sách đỏ Việt Nam nó là loài “chưa biết chính xác” (bậc K).

Sến mật và sến đỏ, sến xanh

Ngoài sến mật còn có cây sến đỏ và sến xanh cũng là hai loài thực vật ở nước ta.

Chúng thường gây nhầm lẫn cho người mới biết về loài cây gỗ tứ thiết mộc.

Nghề gỗ sẽ giúp bạn phân biệt 3 loài thực vật thân gỗ này

  • Cây sến đỏ: Còn gọi là sến mủ, sến cát, cà chít. Tên khoa học Shorea roxburghii. Hoa làm thuốc hạ sốt, trợ tim;
  • Cây sến xanh có tên khoa học Mimusops elengi. Vỏ, hoa lá có thể làm thuốc.

Cây sến đỏ nằm trong loài bị đe doạ ở mức nguy cấp sách đỏ IUCN.

Cây sến xanh là loài ít được quan tâm trong sách đỏ IUCN.

Cảm ơn bạn!

Xem thêm:

  • Tất tần tật về gỗ cẩm(Mở trong cửa số mới)
  • Tất tần tật về cây gỗ chò chỉ(Mở trong cửa số mới)

Related posts:

  1. Tất tần tật về cây gỗ táu
  2. Tất tần tật về cây gỗ đinh
  3. Câu hỏi sử dụng gỗ cây cao su có tốt không
  4. Sản phẩm nội thất gỗ cao su có tốt cho sức khỏe?
Tags: các loại gỗ tứ thiết mộc

Continue Reading

Previous: Tất tần tật về cây gỗ lim xanh (lim)Next: Tất tần tật về cây gỗ táu

Từ khóa » Chiều Cao Cây Sến