TẤT TẦN TẬT VỀ ĐÁM CƯỚI Ở NHẬT - Sách 100
Có thể bạn quan tâm
Mỗi quốc gia sẽ có phong tục, kiểu đám cưới truyền thống riêng đại diện cho văn hóa của quốc gia đó. Nhật Bản cũng vậy.
Mặc dù Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia vô cùng phát triển về khoa học, công nghệ,... nhưng Nhật Bản vẫn luôn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống đặc biệt của họ. Một trong số đó là nghi thức, phong tục đám cưới truyền thống ở Nhật.
Vậy thì còn chờ gì nữa, cùng Sách 100 khám phá chủ đề vô cùng thú vị này thôi nào!!!
I. Đám cưới ở Nhật tổ chức ở đâu? Chi phí thế nào?
1. Tiền tổ chức đám cưới ở Nhật
Trung bình tiền tổ chức đám cưới ở Nhật là khoảng 500 vạn yên (khoảng 1.1 tỷ VNĐ). Cũng có người tiết kiệm làm với chi phí ít hơn nhưng có người khá giả thì làm nhiều hơn số tiền này. Nhưng tóm lại là chi phí để tổ chức lễ cưới ở Nhật rất đắt. Nếu là tổ chức theo kiểu truyền thống thì còn đắt hơn nhiều lần, chỉ những gia đình giàu có khá giả mới đủ điều kiện tổ chức lễ cưới theo kiểu truyền thống.
💌 Chi phí ước lượng:
- Lễ ăn hỏi: 15 man
- Đáp lễ người mai mối: 10 man
- Gặp mặt 2 họ: 5 man
- Nhẫn đính hôn cho cô dâu: 35 man
- Nhẫn cưới cho 2 người: 25 man
- Lễ cưới, tiệc cưới: 350 man
- Du lịch trăng mật: 50 man
- Quà cáp sau trăng mật: 10 man
- Tiền làm lễ cưới và tiệc cưới 350 man gồm: tiền lễ cưới 25 man, áo váy cho cô dâu hơn 40 man, chú rể là 15 man, tiền thức ăn, đồ uống, spa trước khi cưới cho cô dâu 10 man, hoa tiệc cưới, hoa cô dâu, quà tặng cho khách tới dự, tiền chụp ảnh 20 man, quay phim 15 man, tiền dọn nhà mới mua sắm đồ dùng…
2. Địa điểm tổ chức đám cưới ở Nhật
Nếu là đám cưới truyền thống thì thường được tổ chức ở đền thờ thần đạo, nhà thờ theo kiểu truyền thống. Nếu là đám cưới hiện đại thì sẽ tổ chức ở khách sạn, khu tiệc cưới ngoài trời.
Và địa điểm cưới rộng rãi sang trọng, hay nhỏ vừa đơn giản thì còn tùy thuộc vào túi tiền của cô dâu chú rể và hai bên gia đình có thể bỏ ra nữa.
II. Đám cưới truyền thống ở Nhật
1. Kết hôn theo nghi thức thần đạo
Cặp đôi chọn tổ chức lễ cưới theo nghi lễ Thần đạo truyền thống thì thường được tổ chức trên khuôn viên đền thờ. Trong tòa nhà chính của đền thờ, một linh mục thần đạo (Shinto) thực hiện nghi thức thanh tẩy cho cặp đôi và cầu nguyện cho các vị thần.
Và lễ cưới tổ chức ở đây chỉ những thành viên thân thiết trong gia đình mới được phép tham dự.
A. Trang phục của cô dâu và chú rể trong lễ cưới thần đạo
🌸 Shiromuku (白無垢) là một trang phục cưới truyền thống của người Nhật có màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trắng và được thêu hoa văn bằng tay tỉ mỉ.
🌸 Iro Uchikake (色打ち掛け) là một kiểu trang phục mang màu sắc và hoa văn rất lộng lẫy.
Sau khi mặc Shiromuku và hoàn thành xong các nghi thức, cô dâu sẽ thay iro uchikake màu tại tiệc chiêu đãi. Uchikake vốn được dùng bởi tầng lớp quý tộc thời xưa nhưng nay thì nó thường được dùng trong lễ cưới.
🌸 Kuro hiki furisode (黒引き振り袖) là một chiếc váy cô dâu thường được mặc trong đám cưới từ cuối thời Edo đến đầu thời Showa.
🌸 Montsuri haori hakama (紋付き羽織袴) - trang phục cưới của chú rể thì khá đơn giản và không cầu kỳ như của cô dâu.
🌸 Ngoài ra, theo truyền thống thì mẹ của cô dâu chú rể mặc một bộ kimono đen có hoa văn chỉ bên dưới vòng eo với tay áo ngắn, được gọi là Kurotomesode (黒留袖) - trang phục cho phụ nữ đã kết hôn.
B. Phụ kiện
🌸 Wataboshi (綿帽子) – Là mũ trùm đầu của cô dâu và chỉ dùng đi kèm với Shiromuku khi làm lễ. Nó mang ý nghĩa là chỉ có chú rể mới được nhìn thấy mặt cô dâu cho đến khi đám cưới kết thúc và sẽ gỡ bỏ nó sau đám cưới.
🌸 Hakoseko 筥迫 – Là một túi nhỏ thêu hoa văn đẹp đẽ dùng khi mặc Uchikake. Phụ kiện này vốn dùng để đựng những vật dụng nhỏ nhưng ngày nay nó chỉ được dùng với mục đích trang trí.
🌸 Bunkin Takashimada (文金高島田): Kiểu búi tóc cho cô dâu
Bunkin Takashimada là kiểu búi tóc truyền thống trong lễ cưới của Nhật Bản và gắn nhiều phụ kiện hoa lá màu vàng đẹp.
🌸 Tsunokakushi (角隠し) là một tấm vải được đặt trên kiểu tóc của Bunkin Takashimada. Tsunokakushi có thể được kết hợp không chỉ với trang phục Shiromuku (白無垢), mà dùng với trang furisode nữa.
C. Một số nghi lễ trong lễ cưới truyền thống theo đạo Shinto
☞ 手水の儀 (ちょうずのぎ): Trước khi diễn ra nghi lễ, cô dâu sẽ làm việc này để làm sạch bản thân.
☞ 修祓(しゅばつ): Thanh tẩy bằng cây Haraikotoba (祓詞)
☞ 三三九度 (さんさんくど):
Thay vì lời thề, cô dâu và chú rể uống rượu sake, ba lần mỗi loại từ ba cốc có kích thước khác nhau (sakazuki) mang ý nghĩa quá khứ, hiện tại và tương lai.
☞玉串拝礼(たまぐしはいれい):
Nghi thức để kết nối trái tim của cô dâu chú rể. Tamagushi là công cụ để có thể truyền đạt điều ước đến Thần.
Tamagushi nên được đặt sao cho các lá gần nhau để khi trở thành một cặp vợ chồng thì sẽ có cùng suy nghĩ, cùng cách sống, đồng lòng với nhau.
💑Video lễ cưới theo đạo Shinto:
2. Đám cưới theo nghi thức khác
A. Kết hôn theo nghi thức đạo thiên chúa giáo
Về chủ nghĩa đồng bộ tôn giáo của Nhật Bản là "Sinh ra trong thần đạo, kết hôn với Thiên chúa giáo, chết theo Phật giáo" thì người Nhật không nhất thiết phải theo đạo Thiên chúa giáo mới được kết hôn theo nghi thức này. Tuy nhiên do đa số người Nhật theo Thần đạo cho nên có ít đám cưới ở Nhật được tổ chức theo nghi thức đạo thiên chúa giáo.
Đám cưới theo nghi thức này diễn ra nhanh từ 30-40 phút, không rườm rà như đám cưới truyền thống.
B. Kết hôn theo nghi thức phật giáo
Đây vẫn là kiểu kết hôn phổ biến ở Nhật Bản. Kiểu tổ chức lễ cưới này mang những nét tương đồng với đám cưới theo kiểu Thiên chúa giáo. Chỉ khác là thay vì tổ chức ở nhà thờ, lễ cưới được tổ chức trong một ngôi đền. Cô dâu có thể chọn giữa kimono hoặc váy cưới hiện đại đều được và trao nhẫn và cầu nguyện cùng nhau.
Ngoài ra, khách cũng có thể tham dự buổi lễ chứ không phải như kiểu đám cưới theo thần đạo. Vì vậy ngay cả khi bạn không phải là thành viên gia đình cũng có thể chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng này của cô dâu chú rể.
C. Kết hôn theo kiểu Jinzen (人前式/ lễ cưới không tôn giáo)
Phong cách đám cưới phổ biến cuối cùng ở Nhật Bản là Jinzen - kết hôn trước sự chứng kiến của mọi người. Không có quy tắc nào cho buổi lễ này cả, nói cách khác nó mang phong cách Châu Âu đơn giản, không rườm rà. Thường diễn ra trong các khách sạn hoặc phòng tiệc.
III. Phong tục đám cưới ở Nhật Bản
1. Lễ đính hôn
Lễ đính hôn 「結納 - ゆいの」là nghi thức để hai bên gia đình nhà trai và nhà gái gặp gỡ nhau trò chuyện và trao lễ cho nhau. Trong đó có lễ vật đính ước, mỗi loại lễ vật đều có một ý nghĩa riêng để cầu chúc cho cuộc hôn nhân đó:
Lễ vật thì được chia làm hai kiểu: kiểu vùng Kansai và kiểu vùng Kanto
🌺 Kiểu vùng Kanto gồm có 9 loại là:
① 家内喜多留(やなぎだる)để cầu cho nhiều hạnh phúc
② 末広(すえひろ)để cầu sự thịnh vượng
③ 友白髪(ともしらが)để cầu cho đôi lứa có thể ở bên nhau đến khi đầu bạc
④ 子生婦(こんぶ)để cầu con cái
⑤ 寿留女(するめ)để cầu cho duyên vợ chồng vĩnh cửu
⑥ 勝男武士(かつおぶし)để cầu cho sức khỏe
⑦ 金宝包(きんぽうづつみ)tiền hứa hôn
⑧ 長熨斗(ながのし)để cầu cho sự trường thọ
⑨ 目録(もくろく)để ghi danh sách các lễ vật được trao
🌺Kiểu vùng Kansai gồm có 9 loại là:
①家内喜多留(やなぎだる)để cầu cho nhiều hạnh phúc
② 寿恵廣・末広(すえひろ)để cầu sự thịnh vượng
③ 小袖料(こそでりょう)tiền hứa hôn (hay được đặt cùng cây thông)
④ 子生婦(こんぶ)để cầu con cái
⑤ 寿留女(するめ)để cầu cho duyên vợ chồng vĩnh cửu
⑥ 松魚料(まつうおりょう・しょうぎょりょう) tiền phí ăn uống, tiệc đính hôn
⑦ 高砂(たかさご)để cầu cho quan hệ vợ chồng tốt đẹp
⑧ 熨斗(のし)để chúc trường sinh bất lão
⑨ 結美和(ゆびわ)nhẫn đính ước
2. Mời đám cưới và trả lời thư mời đám cưới ở Nhật
Người Nhật sẽ gửi tấm thiệp cưới ghi rõ thông tin cơ bản về tiệc cưới như địa điểm, thời gian tổ chức, lời mời tham dự,... như đám cưới ở Việt Nam. Lời mời được thông báo khá gần ngày cưới và là một kiểu thiệp truyền thống sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật rất lịch sự và trang trọng.
Trong thiệp mời đám cưới, sẽ có kèm giấy trả lời xem có tham dự lễ cưới hay không cho người mời cưới biết. Lưu ý là sau khi nhận được thiệp mời nên trả lời sớm trong vòng 2-3 ngày để họ sắp xếp nhé.
Nếu tham dự lễ cưới bạn hãy khoanh tròn 出席 (tham gia) và gạch chữ 欠席(không tham gia). Nếu không tham dự, hãy khoanh ngược lại.
Lưu ý trong mục tin nhắn (メッセージ) để nhắn lời chúc mừng lễ cưới thì không được sử dụng dấu chấm câu như là 「、」や「。」vì người nhật cho rằng nó làm liên tưởng đến việc chia cắt và kết thúc. Cho nên hãy xuống dòng thay vì dùng dấu câu nhé.
Ngoài ra, không nên sử dụng các từ ngữ như sau khi viết trong mục tin nhắn đó là:
☞ 忌み言葉 (những từ ngữ làm liên tưởng đến việc không hạnh phúc và chia tay):
忙しい、欠ける、おしまい、別れる、終わる、など
☞ 重ね言葉 (những từ làm liên tưởng đến việc tái hôn):
重ね重ね、度々、ますます、いろいろ、もともと、など
3. Việc sắp xếp chỗ ngồi
Do người nhật rất coi trọng vai vế cho nên chỗ ngồi cưới cũng được sắp xếp theo vai vế, mối quan hệ chứ không phải ai vào tiệc cưới rồi tùy tiện ngồi chỗ nào trống ghế cũng được. Thường trước sảnh cưới sẽ có 1 bảng sắp xếp chỗ ngồi (座席表) để khi khách mới bước vào có thể tìm vị trí ngồi của mình.
Bên cạnh đó, thứ tự chỗ ngồi của khách được quyết định tùy theo mối quan hệ và vị trí của họ. Chỗ ngồi gần chỗ ngồi của cô dâu chú rể nhất là ghế trên(上座), và gần cửa ra vào là ghế cuối cùng (下座). Khách quý, sếp nơi làm việc thì ngồi ghế trên, gia đình bạn bè thân thiết ngồi ghế dưới là quy tắc cơ bản.
4. Tiệc chiêu đãi sau lễ cưới
Sau lễ cưới chính thức sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi khách mời. Cô dâu chú rể sẽ cùng đi chúc rượu với các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trong bữa tiệc đó, cô dâu chú rể khá là vất vả vì phải tiếp rất nhiều khách và liên tục cúi đầu chào và nói cảm ơn tới khách mời.
- Tiệc sau lễ cưới (二次会)
Tiệc này thường sẽ dành cho những người bạn không thân lắm hoặc đồng nghiệp,...để cô dâu chú rể có thể nói lời cảm ơn đến mọi người.
- Tiệc thứ ba (三次会)
Tiệc thứ ba này thường chỉ dành cho vợ chồng mới cưới và bạn thân. Cô dâu chú rể trong tiệc này có thể mặc trang phục thoải mái và cùng ngồi trò chuyện, ăn uống cùng bạn bè thân thiết vì trong suốt ngày tổ chức lễ cưới đó họ chưa thể nói chuyện được với nhau vì cô dâu chú rể phải tiếp rất nhiều khách.
5. Quà cho khách mời
Có một phong tục truyền thống đặc biệt trong đám cưới của người Nhật là Hikidemono (引き出物). Đó là quà mà cô dâu chú rể gửi tặng cho khách mời để tỏ lòng biết ơn vì đã tham dự ngày lễ vô cùng trọng đại của họ. Hikidemono để tặng thường là bánh kẹo truyền thống, các vật nhỏ xinh (khăn tay, đĩa, ô, cốc,...). Và tất cả đều được gói quà đẹp đẽ, cẩn thận.
6. Phong bì mừng cưới (祝儀袋 - Shugi-bukuro)
Giống như Việt Nam, người tham dự sẽ chuẩn bị phong bì để trong đó tiền mừng để chúc mừng hạnh phúc của cô dâu và chú rể. Tuy nhiên phong bì mừng cưới ở Việt Nam chỉ là tờ phong bì bình thường, 1 kiểu duy nhất. Còn người Nhật lại khác.
Người Nhật sẽ chọn phong bì mừng cưới phải chọn phù hợp với số tiền mừng cưới. Không thể nào mừng cưới 2man mà bỏ vào phong bì mừng cưới 5man được. Như vậy là thất lễ.
Ảnh phong bì theo mức tiền mừng
7. Tiền mừng cưới ở Nhật
Người Nhật quan niệm rằng tiền mừng cưới thể hiện sự chúc mừng cho vạch xuất phát của cô dâu và chú rể nên mọi người nhớ chuẩn bị những tờ tiền mới để cho vào phong bì nhé. Và khi cho tiền vào phong bì thì nhớ để hướng tờ tiền mặt trước mặt sau như ảnh dưới đây nhé.
Ngoài ra, nếu có ghi số tiền bên trong phong bì thì nên ghi bằng số bằng chữ hán cổ.
8. Mừng cưới ở Nhật bao nhiêu?
☞ Về số tiền mừng cưới thì cần tránh các số chẵn, số 4 và số 9 vì những con số này mang ý nghĩa không tốt. Số 4 làm liên tưởng đến từ "tử" (死). Số 9 làm liên tưởng đến từ "khó khăn" (苦).
☞ Về “số tờ” tiền cũng không nên là những số chẵn 2,4,6,8 vì các con số này có thể chia đôi làm liên tưởng đến việc đôi lứa sẽ bị chia cắt.
☞ Nên mừng bao nhiêu?
1 man: trường hợp không đến tham dự đám cưới được hoặc người mừng là trẻ vị thành niên.
3 man: trường hợp là bạn, người quen, đồng nghiệp.
5 man ~ 10 man: trường hợp mối quan hệ là anh chị em ruột, họ hàng hoặc các mối quan hệ vô cùng thân thiết
Trường hợp dẫn trẻ em đi cùng thì bố mẹ sẽ mừng cả phần của trẻ em. Trẻ em từ tiểu học trở xuống là 1 man yên, từ trung học trở lên là 2 man yên.
9. Quy tắc về trang phục dành cho khách mời đám cưới ở Nhật
A. Trang phục, phụ kiện:
👨 Với nam giới thì:
- Nên mặc vest màu đen không mặc vest trắng.
- Màu cà vạt không được quá chói.
- Đi giày da tươm tất. Không rách không mang giày như sneakers...
👩 Với nữ giới thì:
- Không nên mặc đồ màu trắng, màu be hoặc hồng nhạt vì có khả năng sẽ trùng màu váy với cô dâu, vì đám cưới ở Nhật cô dâu thay khá nhiều trang phục, và màu váy cô dâu thường mặc là 3 màu trên.
- Không nên ăn mặc hở hang, váy ngắn trên đầu gối. Nếu váy 2 dây thì vai phải được che bằng khăn choàng.
- Không mang giày hở mũi, hầu hết không mang vớ da màu đen.
- Không mang túi xách đeo chéo vai mà mang kiểu bóp cầm tay dự tiệc.
B. Kiểu tóc nữ giới:
Khi dự đám cưới ở Nhật, tóc của nữ giới cần được kẹp/búi một phần hay toàn bộ ra phía sau để nhìn gọn gàng, lịch sự. Quan trọng là không nên để tóc lòa xòa, nhất là tóc dài.
Tuy nhiên, người Nhật khi dự đám cưới thường tới salon làm tóc chứ ít khi tự làm tại nhà.
***
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về Kimono - trang phục truyền thông của Nhật BảnBài viết đến đây là hết! Sách 100 hi vọng có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn nữa cho các bạn trong tương lai.
Chúc các bạn học tốt và giữ gìn sức khỏe nhé!
🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT"
🎁 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE
>>> Hướng dẫn giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật (bản chi tiết)
>>> Trọn bộ từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề (PDF)
>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100 <<<
🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày
🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k
🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)
Từ khóa » đám Cưới Bên Nhật
-
Đám Cưới ở Nhật Bản, Nét Văn Hóa Truyền Thống Ngàn Năm. - WeXpats
-
Tất Tần Tật Về Lễ Cưới ở Nhật Bản
-
Những điều Cần Biết Về Lễ Cưới Truyền Thống ở Nhật Bản - Ohayo.blog
-
Đám Cưới Nhật Bản Ngày Nay Có Gì đặc Biệt So Với Xưa?
-
Kết Hôn ở Nhật Bản - Chi Phí Và Thủ Tục - Suki Desu
-
Những điều Cần Chuẩn Bị Khi được Mời đi đám Cưới ở Nhật Bản
-
Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Nhật Bản - TOP TEN TRAVEL
-
Đám Cưới Truyền Thống ở Nhật – Cách Người Nhật Kết Hôn
-
Đám Cưới ở Nhật Bản, Nét Văn Hóa Truyền Thống Ngàn Năm. - JLPT247
-
Tìm Hiểu Về Đám Cưới ở Nhật - Mira Chan's Kitchen
-
Mừng đám Cưới ở Nhật Thì Nên đi Bao Nhiêu - Laboro
-
Người Nhật Bản Tổ Chức đám Cưới Như Thế Nào?
-
Độc đáo Với Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Nhật | Cẩm Nang Du Lịch