Tất Tần Tật Về Độ PH Của Mỹ Phẩm Bạn Cần Biết (Phần 1)

Nếu là một tín đồ đam mê mỹ phẩm, chắc hẳn bạn đã từng nghe tới khái niệm “độ pH”, “cân bằng độ pH”. Đây là cụm từ phổ biến thường xuyên xuất hiện trên bao bì của các sản phẩm chăm sóc cho da. Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu về chúng? Liệu tầm quan trọng của chúng có thật sự cần thiết? Bài viết này Paula’s Choice Vietnam sẽ giải mã tất tần tật về độ pH trong mỹ phẩm để từ đó, giúp tất cả các bạn có thêm kiến thức lựa chọn sản phẩm skincare tốt nhất nhé!

Giải mã khái niệm “độ PH” trong mỹ phẩm

“PH” là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hydro (H+). Đây là cụm từ viết tắt của thuật ngữ: “pondus hydrogenii” trong tiếng Latinh hoặc “pouvoir hydrogène” thuật ngữ tiếng Pháp. Đối với tiếng Anh, pH có thể là từ viết tắt của các thuật ngữ “hydrogen power”, “power of hydrogen” hoặc “potential of hydrogen”, xét về mặt kỹ thuật đều đúng.

Picture1 1
Độ pH là chỉ số đo hoạt động của các ion hydro trong dung dịch

Dựa vào đó, ta có thể xác định được tính acid hay bazơ trong nước hoặc một dung dịch nào đó. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều và hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit; ngược lại, nếu lượng ion H+ thấp, hoạt động yếu thì dung dịch đó có tính bazơ. Thông thường, chỉ số thang đo pH nằm trong khoảng 0 – 14, nếu dung dịch có tính axit thì độ pH nằm trong khoảng 0<pH<7, ngược lại dung dịch có tính bazơ thì độ pH nằm trong khoảng 14>pH>7. Trường hợp lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch khi đó trung tính, độ pH xấp xỉ 7. Hiểu một cách đơn giản, độ pH của da thường nằm trong mức thang đo từ 1 – 14, trong đó 7 được xem là mức trung tính. Bất cứ mức nêu trên 7 đều có tính kiềm và bất cứ mức nào dưới 7 đều sẽ có tính acid.

Picture2 1
Thang đo độ pH

Xét về độ pH sinh học của da, chúng ta sẽ thấy mức thang đo pH sinh học của da mang tính axit yếu (dao động 4.5 – 6.2 tùy da thường, khô hay da dầu). Cần lưu ý, bản chất làn da của chúng ta không có độ pH, độ pH của da được quyết định bởi lớp màng axit mantle. Lớp màng axit này chứa vi sinh vật, bã nhờn, dầu… đồng thời hoạt động như một lá chắn bảo vệ bề mặt da và lipid, tiêu diệt vi khuẩn có hại, chống lại các gốc tự do, cân bằng độ ẩm đồng thời ngăn ngừa các chất ô nhiễm tiềm tàng như ngoài môi trường tấn công.

Tầm quan trọng của pH trong mỹ phẩm

Theo nghiên cứu, độ pH lý tưởng nhất cho làn da nằm ở ngưỡng 5,5 . Đây là lúc mà làn da rạng rỡ, khỏe mạnh và có khả năng ngăn ngừa các vi khuẩn hiệu quả nhất vì khi đó màng acid mantle sẽ hoạt động mạnh mẽ, tiêu diệt những nhân tố có hại từ ngoài môi trường, hạn chế mụn, giúp bề mặt da sáng khỏe, căng mịn. Ngoài ra, acid mantle có độ pH từ 4.5 đến 6.2, nên việc lựa chọn mỹ phẩm có độ pH quá cao hoặc quá thấp sẽ vô tình làm tổn thương lớp màng bảo vệ này, từ đó kéo theo rất nhiều hệ lụy như mụn, lão hóa, kích ứng…

Picture3 1
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có độ PH trong khoảng phù hợp để bảo vệ màng acid mantle tối ưu nhất

Độ pH trong mỹ phẩm quá thấp sẽ khiến da tiết dầu, lỗ chân lông lớn và thường xuyên nổi mụn. Ngược lại, độ pH trong mỹ phẩm vượt quá mức cân bằng khiến da bị lão hóa sớm (da khô ráp, nếp nhăn xuất hiện…). Hơn nữa, khi lớp màng bảo vệ da bị phá vỡ cũng khiến cho việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da không đạt hiệu quả tối ưu.

Vậy chúng ta cần phải lựa chọn độ pH trong mỹ phẩm như thế nào?

Tùy thuộc vào công dụng, thành phần của sản phẩm sẽ có độ pH khác nhau. Dựa vào đó, sẽ có cách lựa chọn độ pH tương ứng với độ pH sinh lý của da, hạn chế được tối đa kích ứng. Đặc biệt với những người có quy trình chăm sóc da sử dụng nhiều sản phẩm càng cần phải tìm hiểu kỹ về sản phẩm, đồng thời nên sử dụng theo nguyên tắc: Sản phẩm có độ pH thấp thì sử dụng trước, pH cao thì sử dụng sau.

Lựa chọn mỹ phẩm dựa theo độ pH tương ứng

Không có một con số chính xác nào cho độ pH trong mỹ phẩm. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu của sản phẩm và nhu cầu của làn da. Vì thế, bạn dễ thấy rằng pH trong mỹ phẩm sẽ trải dài từ axit (<7) tới kiềm (>7). Thế nhưng, chúng ta vẫn có thể phân loại được độ pH của từng sản phẩm chăm sóc da như toner, sữa rửa mặt dựa theo chức năng của sản phẩm đó, cụ thể:

Độ pH của Sữa rửa mặt

Picture4
Độ pH trong sữa rửa mặt tốt nhất cho da khoảng từ mức 4.5 – 6.5

Độ pH trong sữa rửa mặt cũng là yếu tố rất quan trọng và được nhiều người quan tâm. Một số loại sữa rửa mặt thông thường trên thị trường sẽ mang lại cảm giác sạch kin kín, khiến ta lầm tưởng rằng da được loại sạch bụi bẩn và căng khỏe. Tuy nhiên về lâu dài, điều này không hề có lợi cho da. Biểu hiệu da căng rát sẽ thường là dấu hiệu mất cân bằng độ ẩm, dẫn tới khô da, ửng đỏ, ngứa ngáy và thường xuyên đổ dầu nhanh vì lớp màng acid mantle bị trôi đi đáng kể, da sẽ càng phải tiết nhiều dầu để bù đắp lại phần ẩm thất thoát.

Để đảm bảo lớp màng bảo vệ không bị ảnh hưởng, bạn cần lựa chọn sữa rửa mặt có độ pH tương đương với độ pH chuẩn của da, hầu hết sẽ cao hơn mức pH 5.5 để loại bỏ dầu nhờn và bụi bẩn. Nhưng với sữa rửa mặt có độ kiềm quá cao, nó sẽ phá cân bằng acid trên da, khiến da mặt bị khô ráp, ửng đỏ. Do đó, bạn hãy tìm đến các sản phẩm sữa rửa mặt đảm bảo các yếu tố vừa làm sạch da nhưng lại không gây khô căng, dị ứng. Tốt nhất, hãy tìm đến những sản phẩm có độ pH trong khoảng 5.5 – 6.5. Những sản phẩm này sẽ làm đứt gãy liên kết bã nhờn, làm sạch da hoàn hảo nhưng vẫn giữ được sự mịn màng của da.

Một số sản phẩm sữa rửa mặt có độ pH lý tưởng:

Skin Balancing Oil-Reducing Cleanser:  độ pH: 6.3

Hydralight One Step Cleanser: độ pH 5.5

Skin Recovery Softening Cream Cleanser: độ pH 6

Độ pH của Toner

Hầu hết những loại toner trên thị trường đều có kết cấu lỏng như nước, có tác dụng cân bằng pH của da ngay sau bước rửa mặt. Với những người thường xuyên sử dụng axit để làm sạch da như AHA, BHA hay vitamin C thì việc lựa chọn một loại toner có độ pH trung bình sẽ giúp sản phẩm phát huy tác dụng tối ưu hơn, bởi phần lớn các thành phần axit đó đều có độ pH thấp và toner sẽ cân bằng lại điều đó.

Picture5
Tùy thuộc nhu cầu và tình trạng da, bạn có thể linh hoạt lựa chọn độ pH trong toner

Theo nghiên cứu, sau khi chúng ta rửa mặt với nước làn da sẽ bị tăng độ pH (do da ở mức trung bình là 5,5 còn độ pH của nước máy tầm 7 – 8). Chính vì thế, việc ưu tiên lựa chọn các sản phẩm cân bằng da (toner) có độ pH tầm 4 – 5.5 để cân bằng lại pH của da là điều hoàn toàn hợp lý. Còn nếu nhu cầu làn da của bạn đang cần cung cấp độ ẩm thì lựa chọn toner chứa các thành phần dưỡng ẩm cao và độ pH nhỉnh hơn một chút cũng không hề sai lầm.

Một số toner có độ pH lý tưởng:

Skin Recovery Enriched Calming Toner: độ pH 5

Hydralight Healthy Skin Refreshing Toner: độ pH 5.9

Ngoài ra, để biết được sản phẩm sữa rửa mặt của bạn đang dùng có độ pH hợp lý hay không, hãy thử mua giấy quỳ tím tại hiệu thuốc và sẽ kèm theo một bằng màu sắc đo độ pH đi kèm. Nhờ vậy bạn sẽ dễ dàng xác định được độ pH của sản phẩm mình đang sử dụng chính xác là bao nhiêu. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da mình hơn.

Chúc các bạn có một làn da khỏe đẹp!

  1. Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Liên Quan

  • Toner là gì? Tác dụng và cách sử dụng Toner chăm sóc da hiệu quả
  • [SỐC] Cách cải thiện nếp nhăn trên trán chỉ sau 7 ngày!
  • Hướng dẫn cách trị thâm mắt bằng cà chua hiệu quả tại nhà
  • Cách cải thiện nếp nhăn vùng mắt hiệu quả được chuyên gia tiết lộ

Từ khóa » độ Ph Bình Thường Của Da Tay