“Tất Tần Tật” Về Giá Trị Lịch Sử Cảng Ba Son Quận 1 - SmartLand
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ:
- Tầng 2 Tòa Nhà Đại Dũng 92 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
- 0916 25 78 25
- info@smartland.vn
Nhận bảng giá
Cam kết bảo mật thông tin (*)
X “Tất tần tật” về giá trị lịch sử Cảng Ba Son Quận 1Chia sẻ
Cảng Ba Son hình thành từ khi nào? Có giá trị gì với lịch sử cách mạng Việt Nam? Vì sao được công nhận Di tích và cần được bảo tồn? Hãy cùng Smartland tìm thấy câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Lịch sử Cảng Ba Son
Khu đất bến cảng Ba Son là một trong những địa điểm lịch sử mang nhiều ý nghĩa nhất đối với Thành phố Hồ Chí Minh.
Khởi nguyên thành lập – 1790
Cảng Ba Son lúc bấy giờ gọi là “Xưởng thủy” được xây dựng năm 1790 dưới thời vua Gia Long – Chúa Nguyễn Ánh (1762-1820). Xưởng có diện tích 26 hecta, nằm trên ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè, có đường ven sông 2000m và 6 cầu cảng tổng cộng 750m. Thủy xưởng ra đời không phải vì mục tiêu thương mại mà là nơi củng cố quân sự và chính trị, gây dựng thực lực và lấy Gia Định làm bàn đạp để tiến quân trở ra Bắc đánh Tây Sơn.
Cảng Ba Son thuở còn nguyên sơ
Bị soán ngôi – 1859
Một năm sau khi Pháp chiếm thành Gia Định (17-2-1859), nhận thấy Cảng Ba Son có vị trí rất quan trọng trên tuyến hàng hải quốc tế, Pháp khôi phục thủy trại của nhà Nguyễn thành trạm tàu biển quân sự, có thể sửa chữa tàu bè để phục vụ cho các cuộc hành quân xâm chiếm Việt Nam. Và theo định hướng mở rộng quy mô của trạm thành một công xưởng không chỉ sửa chữa mà còn đóng mới tàu thuyền, ngày 28 tháng 4 năm 1863 Chính phủ Pháp chính thức thành lập xưởng đóng tàu tại thủy xưởng Ba Son, gọi là Arsenal de Saigon.
Thỷ xưởng đóng tàu Arsenal de Saigon do Pháp thành lập tại Cảng Ba Son
Lần lượt các công trình được thi công tại thủy xưởng này: Xây ụ tàu nhỏ, đốc nổi lớn, xưởng gạch ngói, xưởng nồi hơi, xưởng buồm dây, xưởng vỏ tàu, xưởng tời – mái chèo, xưởng gò – hàn, rèn – đúc, cần cẩu, máy công cụ được lắp ráp liên tục… Năm 1884, Pháp bắt cho đào và xây ụ tàu lớn bằng đá, chi phí gần 8 vạn quan và hoàn thành 4 năm sau đó. Là chi nhánh của thủy xưởng đóng tàu Toulon trực thuộc Bộ Hải quân Pháp, xưởng – cảng Ba Son tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến, được đầu tư trang bị thiết bị hiện đại và quản lý theo cung cách công nghiệp phương Tây. Có thể nói, từ đây Ba Son được lịch sử ghi nhận như là cái nôi của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu Việt Nam vì đây là cơ sở công nghiệp đầu tiên áp dụng chế độ làm việc tám giờ mỗi ngày, từ bỏ thói quen đóng thuyền thủ công mà bắt đầu sử dụng họa đồ, phương pháp kỹ thuật – công nghệ mới dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia phương Tây.
Giải phóng – 1954
Sau khi hiệp định Genève được ký kết, quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, ngày 12/9/1956 Pháp chuyển giao cảng Ba Son lại cho Hải quân chính quyền Sài Gòn. Dưới chế độ Sài Gòn cũ, thủy xưởng Ba Son được đổi tên là Hải quân công xưởng, đặt trực thuộc Bộ Quốc phòng. Trong ngần ấy thời gian, bến cảng Ba Son cùng xưởng thủy quân không chỉ là cái nôi của giai cấp công nhân mà còn là nơi mở đầu cho cuộc cách mạng vô sản Việt Nam 1915 – 1928. Công hội đỏ đầu tiên tại Sài Gòn đã bí mật phát triển với mục đích tương trợ và đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân. Dưới sự dẫn dắt của Tôn Đức Thắng (chủ tịch nước sau này), phong trào đấu tranh của công nhân Thủy xưởng Ba Son trong thời kỳ này bùng nổ mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc bãi công 8 ngày (4-12/8/1925) đòi tăng lương, đòi nghỉ nửa ngày vào ngày lãnh lương. Với những đóng góp vào cuộc cách mạnh chung của dân tộc, 12 công nhân Ba Son tiêu biểu như Lý Chính Thắng, Đào Sơn Tây, Ngô Văn Năm, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Văn Nghi, Đoàn Văn Bơ, Võ Thành Công, Tống Văn Hên, Trần Đình Xu, Nguyễn Thị Nhỏ, Nguyễn Bảo đã được đặt tên những tuyến đường quan trọng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Khu vực bến cảng Ba Son thế kỷ 19
Sau năm 1975, Hải Quân công xưởng không chỉ sửa chữa, đóng mới tàu và các phương tiện nổi cho Quân Chủng Hải quân, Cảnh sát biển mà còn nhiều tàu biển tại thị trường nước ngoài. Tháng 9/2009, chuyển Nhà máy X51 về xí nghiệp liên hiệp Ba Son và đến 14/6/2014 đổi thành Tổng công ty Ba Son.
Xưởng Ba Son là nơi đóng tàu lâu đời nhất Sài Gòn và là công trường thủ công lớn nhất của Sài Gòn xưa
Di tích Cảng Ba Son ngày nay
Là một phần quan trọng của lịch sử đấu tranh giành độc lập của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, Di tích Xưởng Cơ khí nói riêng và Di tích Cảng Ba Son nói chung là khởi nguyên và niềm tự hào của giai cấp công nhân Việt Nam. Bề dày lịch sử trên 231 năm, trải qua nhiều thời kỳ (Pháp – Nhật – Mỹ), đến nay Cảng Ba Son được công nhận là Khu Di tích có các công trình bảo tồn, gồm: Xưởng Cơ khí 323 – nơi làm việc Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được công nhận Di tích lịch sử quốc gia và Công trình Ụ tàu lớn là di tích lịch sử – văn hóa. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh ngày nay, sứ mệnh của một xưởng đóng tàu ngay giữa trung tâm kinh tế hàng đầu đất nước đã không còn phù hợp. Vậy nên, cảng Ba Son đã được di dời về khu vực Phú Mỹ – Bà Rịa Vũng Tàu. Và bên cạnh các công trình di tích đã được trùng tu và bảo tồn thì khu vực bến cảng Ba Son năm xưa được thay bằng khu đô thị với chức năng thương mại dịch vụ – khách sạn – nhà ở – văn phòng. Ở giai đoạn đầu khu đô thị Ba Son, nhà đầu tư Vinhomes đã xây dựng cụm 4 tòa tháp căn hộ và khu biệt thự ven sông. Phần còn lại đã đang được tiếp tục đầu tư và phát triển bởi Masterise Homes với tên gọi Grand Marina Saigon.
“Ngôi sao sáng’’ bên thềm di tích Cảng Ba Son
Viết tiếp lịch sử trên mảnh đất giàu giá trị ngay giữa lõi trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Grand Marina Saigon – dự án khu phức hợp cao cấp khép kín mang thương hiệu Marriott vang danh nhất thế giới đang được thi công ngày đêm. Dự án dự kiến hoàn thành năm 2023, sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 4,000 căn hộ cao cấp và các sản phẩm văn phòng, thương mại đẳng cấp. Cùng với năng lực triển khai dự án của chủ đầu tư Masterise Homes, Grand Marian Quận 1 hứa hẹn sẽ là một quảng trường mới, một tuyệt tác mang tính biểu tượng của Sài Gòn trong tương lai.
Phối cảnh Grand Marina Saigon
Grand Marina Quận 1 sở hữu một vị trí có một không hai, bên cạnh tiếp giáp với 2 trục đường huyết mạch là Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cảnh, dự án còn một mặt tiếp giáp với sông Sài Gòn và một mặt giáp thảm thực vật gần 17 hecta của Thảo Cầm Viên duy nhất của thành phố. Cùng với cung đường ven sông sắp được triển khai, hệ sinh thái phong phú và đa dạng của khu vực này sẽ là những yếu tố quyết định giá trị an cư lẫn đầu tư của dự án Grand Marina Quận 1. Đặc biệt, dự án còn liền kề 2 công trình hạ tầng lớn đang hoàn thiện đi vào hoạt động đó là Nhà ga Ba Son thuộc tuyến Metro số 1 và cầu Thủ Thiêm 2. Nếu Cầu Thủ Thiêm 2 kết nối cư dân Trung tâm Sài Gòn đến khu đô thị mới Quận 2 thì Nhà ga Ba Son sẽ đưa cư dân dọc theo xa lộ Hà Nội về bến xe miền Đông mới – Thành phố Thủ Đức. Tọa lạc tại một vị trí đắt giá, thiết kế của dự án Grand Marina Quận 1 cũng cực kỳ đắt giá. Các tòa tháp được chăm chút tỉ mỉ trong từng đường nét. Với tông màu xanh bắt mắt, dự án được phủ kính gần như toàn bộ khối kiến trúc vuông vắn. Nói cách khác, Atkins – doanh nghiệp thiết kế toàn cầu lớn thứ 11 thế giới, đã kiến tạo nên một Grand Marina Quận 1 cực kỳ hoành tráng và đẳng cấp từ bên ngoài cho đến bên trong. Cùng với AB Concept HK (số 1 thế giới) là đơn vị thiết kế tiện ích, dự án Grand Marina Quận 1 chắc chắn sẽ đáp ứng mọi khía cạnh của một kỳ nghỉ hoàn hảo ngay tại nhà cho những cư dân thời thượng xứng tầm như: Bến du thuyền, hồ bơi, công viên, trung tâm thương mại, quảng trường,… Bổ sung thêm đường chân trời ở bờ Tây sông Sài Gòn, dự án Grand Marina Quận 1 chính là niềm tự hào dành cho những ai vinh dự sở hữu.
– Phân phối chính thức Grand Marina Quận 1: Smartland – Hotline: 0937 837 888 – Tham khảo chi tiết dự án tại đây.
Chia sẻ:
Rate this post- cảng Ba Son
- lịch sử cảng ba son
Tìm kiếm bài viết
Bài viết liên quan
Từ khóa » Giám đốc Cảng Ba Son
-
Tổng Công Ty Ba Son – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ba Son - Niềm Tin Và Trách Nhiệm
-
Tổng Công Ty Ba Son - Posts | Facebook
-
Tổng Công Ty Ba Son: Làm Chủ Công Nghệ đóng Tàu Hiện đại
-
30 Hecta đất Vàng Nhà Máy Ba Son Sẽ Làm Gì? - LANDTODAY
-
Thường Trực Chính Phủ Họp Về Di Dời Nhà Máy đóng Tàu Ba Son - PLO
-
Kỷ Niệm 90 Năm Ngày Truyền Thống Ba Son - Báo Đại Đoàn Kết
-
Hoạt động Của Lãnh đạo - UBND Thị Xã Phú Mỹ
-
Ba Son - Trăm Năm Chìm Nổi - Kỳ Cuối: Di Tích Trong đất Vàng
-
Nguyễn Bá Sơn - Phó Tổng GĐ CPI
-
Văn Phòng - Bason Shipyard
-
Nhà Máy đóng Tàu Ba Son - Thành Phố Hồ Chí Minh - Wikimapia
-
LỄ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIỮA TỔNG CÔNG TY BA SON VÀ ...