Tất Tần Tật Về Huyện Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
Các Nội Dung Chính
- 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- 1.2 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
- 1.3 GIAO THÔNG HUYỆN CỦ CHI
- 2 BẢN ĐỒ HUYỆN CỦ CHI – HUYỆN CỦ CHI CÓ BAO NHIÊU PHƯỜNG?
- 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN CỦ CHI
- 4 UBND HUYỆN CỦ CHI – ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
- 4.1 CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA UBND HUYỆN CỦ CHI
- 5 CƠ QUAN CÔNG AN HUYỆN CỦ CHI
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Thời nhà Nguyễn, Củ Chi thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1841, thuộc huyện Bình Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (huyện Bình Long do một phần huyện Bình Dương tách ra).
Năm 1911, Củ Chi là một phần của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Năm 1957, Củ Chi trở thành quận của tỉnh Bình Dương, được thành lập trên cơ sở tách ba tổng: Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ, gồm mười bốn xã của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định.
Huyện Củ Chi có ba tổng:
- Tổng Long Tuy Thượng có 06 xã: Phước Vĩnh Ninh, Tân Phú Trung, Bình Mỹ, Tân Hòa, Tân Thạnh Đông và Trung An;
- Tổng Long Tuy Trung có 04 xã: An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông và Phú Mỹ Hưng;
- Tổng Long Tuy Hạ có 04 xã: Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ và Trung Lập;
Quận lỵ đặt tại xã Tân An Hội.
Năm 1963, tỉnh Hậu Nghĩa được thành lập, nửa quận Củ Chi vẫn giữ tên cũ, thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, nửa còn lại gọi là quận Phú Hoà, vẫn thuộc tỉnh Bình Dương.
- Quận Củ Chi (mới) gồm 06 xã: Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Trung Lập, Phước Vĩnh Ninh, Tân Phú Trung. Năm 1973 lập thêm xã Tân Thông Hội từ một phần xã Tân An Hội.
- Quận Phú Hòa gồm 08 xã: An Nhơn Tây, Bình Mỹ, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Tân Hòa, Tân Thạnh Đông và Trung An. Quận lỵ đặt tại Bến Cỏ, xã Phú Hòa Đông, sau dời về xã Tân Hòa. Năm 1972 chia xã Tân Hòa thành hai xã: Hòa Phú và Tân Thạnh Tây.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa hợp với quận Phú Hòa, tỉnh Bình Dương thành huyện Củ Chi, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đổi tên xã Phước Vĩnh Ninh thành Phước Vĩnh An.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, chính quyền lập thêm hai xã mới: Phạm Văn Cội 1 (từ phần đất cắt ra của xã Nhuận Đức) và Phạm Văn Cội 2 (từ các phần đất cắt ra của các xã Phú Mỹ Hưng và An Nhơn Tây). Như thế huyện Củ Chi bao gồm 18 xã: An Nhơn Tây, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội 1, Phạm Văn Cội 2, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Phước Hiệp, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Thông Hội, Thái Mỹ, Trung An và Trung Lập.
Ngày 11 tháng 7 năm 1983
- Chia xã Trung Lập thành hai xã: Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ
- Chia xã Phước Hiệp thành hai xã: Phước Hiệp và Phước Thạnh
- Đổi tên xã Phạm Văn Cội 1 thành Phạm Văn Cội
- Giải thể xã Phạm Văn Cội 2
- Thành lập xã An Phú trên cơ sở:
- Tách 2 ấp: Phú Trung, Phú Bình của xã Phú Mỹ Hưng
- Tách 2 ấp: Xóm Chùa, Xóm Thuốc của xã An Phú.
Ngày 1 tháng 2 năm 1985, thành lập thị trấn Củ Chi từ phần đất cắt ra của xã Tân An Hội.
Như thế, huyện Củ Chi bao gồm 01 thị trấn và 20 xã, phân chia đơn vị hành chính và giữ ổn định cho đến nay.
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Huyện Củ Chi nằm về phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 33 km. Sông Sài Gòn chảy qua phía đông huyện, tạo thành một đoạn ranh giới giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bình Dương. Huyện có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp các thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn
- Phía tây giáp thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
- Phía nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và huyện Hóc Môn
- Phía bắc giáp thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn.
Huyện có diện tích 434,77 km², dân số năm 2019 là 462.047 người, mật độ dân số đạt 1.063 người/km.
Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng tây bắc, đông nam và đông bắc, tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 m – 10 m.
GIAO THÔNG HUYỆN CỦ CHI
Huyện Củ Chi nằm về phía tây bắc TP.HCM, có diện tích tự nhiên là 474,77 km2.
Vị trí cụ thể của huyện Củ Chi như sau: Phía đông giáp các thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn; phía tây giáp thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; phía nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và huyện Hóc Môn; phía bắc giáp thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn.
Quy hoạch giao thông huyện Củ Chi được xác định tại quyết định 2645/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi đến năm 2020. Quyết định này được UBND TP HCM phê duyệt ngày 23/5/2012 và vẫn có giá trị cho tới khi quy hoạch mới được lập, phê duyệt.
Theo quyết định 2645 nói trên, quy hoạch giao thông huyện Củ Chi cụ thể như sau:
Việc tổ chức giao thông theo hướng cải tạo mở rộng đúng lộ giới quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.
Xây dựng cải tạo các nút giao thông tại các vị trí giao cắt trục đường đối ngoại (đường Quốc lộ 22, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, đường Vành đai 3, Vành đai 4, …) với các tuyến đường khác để tránh gián đoạn lưu lượng xe qua lại và đảm bảo giao thông được thông suốt, an toàn. Quy hoạch nối dài tuyến metro số 2 (từ Thủ Thiêm – Bến Thành – Tham Lương) đến khu đô thị Tây Bắc đi qua địa bàn huyện theo hành lang Quốc lộ 22.
Quy hoạch tuyến đường sắt liên đô thị thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài và nối ga Tân Chánh Hiệp đi theo hành lang đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài phù hợp với Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Về giao thông công cộng: Hệ thống giao thông công cộng chủ yếu sử dụng 2 loại hình giao thông là hệ thống xe buýt và hệ thống đường sắt đô thị – liên đô thị.
Quy hoạch xây dựng hệ thống bến bãi đậu xe, công trình phục vụ giao thông với tổng diện tích 74 ha phù hợp với Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (một số vị trí bến bãi được hoàn đổi để phù hợp với tình hình thực tế sử dụng đất nhưng vẫn đảm bảo diện tích cần thiết theo quy hoạch).
Nhận báo giá & khuyến mãi chi tiết từ chủ đầu tưBẢN ĐỒ HUYỆN CỦ CHI – HUYỆN CỦ CHI CÓ BAO NHIÊU PHƯỜNG?
Củ Chi là huyện phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích là 435 km2, dân số là 355822 năm 2010. Củ chi cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 60 km theo đường Xuyên Á, phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện Hóc Môn, phía tây giáp huyện Đức Hòa, Long An, phía Đông giáp với Bình Dương và có ranh giới tự nhiên với tỉnh Bình Dương bằng sông Sài Gòn.
Củ Chi có độ cao khoảng 8 – 10 m so với mặt nước biển và độ cao giảm dần theo 2 hướng: Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Huyện Củ Chi có sông Sài Gòn chảy qua và hệ thống sống, kênh, rạch phong phú và ảnh hưởng sự xâm thực của thủy triều.
Huyện Củ Chi có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Củ Chi và 20 xã: An Nhơn Tây, An Phú, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Thông Hội, Thái Mỹ, Trung An, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng.
Nhận báo giá & khuyến mãi chi tiết từ chủ đầu tư
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN CỦ CHI
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:
– Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC.
– Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
– Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
– Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2.920 giờ.
Nhận báo giá & khuyến mãi chi tiết từ chủ đầu tư
UBND HUYỆN CỦ CHI – ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
Làm sao để đến UBND Quận Củ Chi
Hãy vào xem Google Map theo hướng dẫn nhé !
Thời gian làm việc của UBND (ủy ban nhân dân) quận Củ Chi:
Nắm bắt khung giờ làm việc này sẽ giúp bạn dễ dàng đi làm các thủ tục cần thiết khi có nhu cầu. Vì nằm ở trung tâm Huyện Củ Chi, cho nên rất đông người dân đổ xô vào nơi này để làm hồ sơ. Vì vậy, có đôi khi hồ sơ bị ứ đọng, quá tải là chuyện bình thường.
Liên hệ UBND Huyện Củ Chi để làm gì?
Chức năng của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi
Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân chỉ có một chức năng duy nhất là quản lý nhà nước, vì quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của ủy ban nhân dân. Trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, Ủy ban nhân dân có quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi
Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp trên; Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp.
CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA UBND HUYỆN CỦ CHI
Báo cáo của huyện cho biết, năm 2022, huyện phấn đấu đạt và vượt 22 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, giá trị sản xuất tăng 10,5%; tổng dự toán thu NSNN là 1.273 tỷ đồng; tổng dự toán chi NSNN là 1.811 tỷ đồng; tổng mức xây dựng hạ tầng đạt 781 tỷ đồng;
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 87% tổng số lao động; tỷ lệ ấp, khu phố văn hóa đạt 95%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan đề nghị UBND huyện đưa các góp ý của sở ngành Thành phố bổ sung váo chương trình hành động; các sở ngành ghi nhận đề xuất, kiến nghị của UBND huyện Củ Chi để tham mưu UBND Thành phố sớm giải quyết trong tháng 3/2022.
Năm 2021 là năm Thành phố huy động mọi nguồn lực để chống dịch Covid-19. Huyện Củ Chi đã trở thành vùng xanh đầu tiên của Thành phố cho thấy sự nỗ lực cao, linh hoạt và quyết đoán của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân đối với công tác phòng chống dịch bệnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, huyện cần giữ vững kết quả đã đạt được, đồng thời không chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Huyện cần chủ động làm tốt công tác dự báo những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, tổ chức tốt công tác y tế dự phòng, y tế lưu động, khống chế dịch bệnh không để lây lan trong cộng đồng khu dân cư, trường học, bệnh viện… qua đó đảm bảo các hoạt động kinh tế-xã hội diễn ra an toàn.
Các cơ quan chuyên môn của huyện cùng UBND huyện cần nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện, tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính, giải quyết hợp lý những khiếu nại, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường khuyến khích đầu tư, kinh doanh trên địa bàn huyện; đồng thời xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động có đầy đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao; đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị dựa trên kết quả sản phẩm đầu ra.
Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan gợi ý Củ Chi cần nghiên cứu định hướng lâu dài xu hướng phát triển của huyện, theo đó, huyện cần phát huy lợi thế của mình, trở thành đô thị vệ tinh của Thành phố trong tương lai gần, vừa phát triển đô thị hiện đại, vừa giữ được không gian kết hợp nông nghiệp-du lịch-nhà vườn nghỉ dưỡng, tăng thu nhập của người dân, là lá phổi xanh thứ 2 của Thành phố. Vì vậy, huyện cần duy trì và tiếp tục chương trình nông thôn mới nâng cao; xây dựng và duy trì các thiết chế văn hóa cơ sở; xây dựng khu dân cư nông thôn mới thông minh, hiện đại…
Nhận báo giá & khuyến mãi chi tiết từ chủ đầu tư
CƠ QUAN CÔNG AN HUYỆN CỦ CHI
ĐỊA CHỈ VÀ LỊCH LÀM VIỆC TRỤ SỞ CÔNG AN HUYỆN CỦ CHI
Trụ sở Cơ quan Công an huyện Củ Chi đặt tại địa chỉ: Tổ 6, Kp5, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giờ làm việc: Bộ phận tiếp công dân của Cơ quan Công an huyện Củ Chi làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, chủ nhật, nghỉ lễ, nghỉ tết. Người dân liên hệ làm việc trong khung giờ như sau:
- Buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30;
- Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h.
Ngoài ra, Cơ quan Công an huyện Củ Chi luôn bố trí đội ngũ Cán bộ, Chiến sĩ trực ban 24/24 để đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân, cơ quan, tổ chức khi có vấn đề phát sinh.
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Công an huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan Công an huyện Củ Chi là cơ quan chuyên trách, đảm bảo an ninh trật tự và giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Công an huyện Củ Chi thể hiện cụ thể như sau:
- Tham mưu cho huyện ủy – Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác;
- Nắm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện, tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, giải quyết, xử lý các hành vi trái pháp luật, gây mất trật tự an ninh, an toàn trên địa bàn;
- Đề xuất với cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn quận theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an;
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể duy trì củng cố phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trên địa bàn.
Từ khóa » Hệ Thống Kênh Rạch ở Huyện Củ Chi
-
Điều Kiện Tự Nhiên - UBND Huyện Củ Chi
-
Xử Lý Tình Trạng Lấn Chiếm Kênh Rạch - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
Huyện Củ Chi: Xã Bình Mỹ Quyết Tâm Làm Thông Thoáng Dòng Chảy ...
-
Huyện Củ Chi ở đâu? Có Những Tiềm Năng Gì Bạn Chưa Biết?
-
Bản đồ địa Lý Huyện Củ Chi - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bản đồ Hành Chính Huyện Củ Chi TPHCM Khổ Lớn Năm 2022
-
Bản Đồ Huyện Củ Chi TP HCM - Nhà Phố Đồng Nai
-
Tổng Quan Về Huyện Củ Chi (TP.HCM)
-
Củ Chi: Tăng Cường Sử Dụng Nước Sạch, Vệ Sinh Môi Trường, Trồng ...
-
Củ Chi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dự Án Nạo Vét Kênh Thầy Cai - An Hạ - Dịch Vụ Thủy Lợi
-
Huyện Củ Chi - Cồ Việt Mobile - Tri Thức Việt
-
Quyết định 6994/QĐ-UB-QLĐT Phê Duyệt điều Chỉnh Quy Hoạch ...