Tất Tần Tật Về Huyện Hóc Môn Thành Phố Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
Các Nội Dung Chính
- 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- 1.2 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
- 1.3 GIAO THÔNG HUYỆN HÓC MÔN
- 2 BẢN ĐỒ HUYỆN HÓC MÔN- HUYỆN HÓC MÔN CÓ BAO NHIÊU PHƯỜNG?
- 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN HÓC MÔN
- 4 UBND HUYỆN HÓC MÔN – ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN
- 4.1 CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA UBND HUYỆN HÓC MÔN
- 5 CƠ QUAN CÔNG AN HUYỆN HÓC MÔN
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Theo sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn ra lệnh cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam và quyết định thành lập chủ Gia Định gồm huyện Phước Long và huyện Tân Bình. Thời điểm 1698, vùng đất phía Nam dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh “Hóc Môn” lúc đó chưa có tên gọi, là một vùng đất nằm trong huyện Tân Bình, thuộc phủ Gia Định.
Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến triều Trịnh-Nguyễn phân tranh loạn lạc nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 06 thôn dần dần phát triển thành 18 thôn. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như “cọp vườn trầu” và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian địa danh “Hóc Môn” có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn).
Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho cải cách lại các đơn vị hành chánh, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đến năm 1808, vua Gia Long lại đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành và nâng huyện Tân Bình lên thành phủ Tân Bình. Phủ Tân Bình có 04 huyện, trong đó có huyện Bình Dương. Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình của Gia Định Thành, huyện lỵ Bình Dương đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng Trung tâm Thị trấn Hóc Môn).
Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên Gia Định Thành thành tỉnh Phiên An. Đến năm 1836, lại tiếp tục đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Năm 1841, phủ Tân Bình lại tăng thêm 1 huyện là huyện Bình Long (do một phần huyện Bình Dương tách ra). Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.
Năm 1862, thực dân Pháp đã chia lại địa giới hành chính tỉnh Gia Định bao gồm 03 phủ, 41 tổng; huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Huyện lỵ Bình Long đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng trung tâm thị trấn Hóc Môn).
Sau cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu (1885), thực dân Pháp chính thức đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Môn. Quận Hóc Môn giai đoạn 1885-1945 thuộc tỉnh Gia Định là một vùng đất rộng lớn bao gồm 4 tổng: Tổng Long Tuy Thượng, Tổng Long Tuy Hạ, Tổng Long Tuy Trung và Tổng Bình Thạnh Trung nằm trên địa bàn của 3 quận huyện: Hóc Môn, Củ Chi và Quận 12 ngày nay.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một trong 04 quận của tỉnh Gia Định Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam (1954-1975), quận Hóc Môn tiếp tục thuộc tỉnh Gia Định. Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay đổi ranh giới: từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 3 quận – huyện là: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay; từ năm 1960 đến năm 1961 tách ra thành 2 quận: Hóc Môn và Củ Chi; từ năm 1961 đến năm 1969, Hóc Môn và Gò Vấp sáp nhập lại thành quận Gò Môn; sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn, từ năm 1969 đến năm 1972 phân khu Gò Môn tách ra thành 4 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn tách thành 2 quận: Đông Môn và Tây Môn; từ năm 1972 đến năm 1975: Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn.
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong khuôn viên chùa
Sau ngày thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975), Hóc Môn là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nhận thêm hai xã An Phú Đông và Thạnh Lộc (trước gọi là Thạnh Lộc Thôn) của quận Gò Vấp (cũ); đồng thời đổi tên xã Đông Hưng Tân thành Đông Hưng Thuận, xã Tân Thới Trung thành Tân Xuân và xã Tân Thới Nhứt đổi lại thành Tân Thới Nhất.
Như thế huyện Hóc Môn bao gồm 14 xã: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thạnh Lộc, Thới Tam Thôn, Trung Mỹ Tây, Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng.
Ngày 23 tháng 3 năm 1977, thành lập thị trấn Hóc Môn (thị trấn huyện lỵ) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của 3 xã: Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn và Tân Hiệp.
Ngày 27 tháng 8 năm 1988, quyết định 136-HĐBT của Hội Đồng bộ trưởng về việc:
- Chia xã Tân Thới Nhất thành 2 xã: Tân Thới Nhất và Bà Điểm
- Thành lập xã Tân Chánh Hiệp trên cơ sở phần đất của 2 xã: Đông Hưng Thuận (một phần ấp Hàng Sao và một phần ấp Tân Hưng) và Trung Mỹ (ấp Đông và ấp Tây).
Cuối năm 1996, huyện Hóc Môn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Hóc Môn và 16 xã: Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Tân Xuân, Tân Thới Nhì, Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây.
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, tách 5 xã: Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất; 711 ha diện tích tự nhiên và 15.461 nhân khẩu của xã Tân Chánh Hiệp (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Thới Tam Thôn) và 273 ha diện tích tự nhiên với 11.332 nhân khẩu của xã Trung Mỹ Tây (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Tân Xuân) để thành lập Quận 12.
Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2003/NĐ-CP về việc:
- Thành lập xã Trung Chánh trên cơ sở 174,30 ha diện tích tự nhiên và 19.715 nhân khẩu của xã Tân Xuân.
- Thành lập xã Xuân Thới Đông trên cơ sở 308,90 ha diện tích tự nhiên và 15.877 nhân khẩu của xã Tân Xuân.
Huyện Hóc Môn có 11 xã và 1 thị trấn như hiện nay.
Hiện nay trên địa bàn huyện đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Sophia Garden, khu đô thị Xuân Thới Sơn… đều nằm ở phía nam huyện và giáp ranh với Quận 12.
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Huyện Hóc Môn nằm ở phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương với ranh giới là sông Sài Gòn
- Phía tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
- Phía nam giáp Quận 12, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh
- Phía bắc giáp huyện Củ Chi.
Huyện có diện tích 109,17 km², dân số năm 2019 là 542.243 người, mật độ dân số đạt 4.967 người/km².
GIAO THÔNG HUYỆN HÓC MÔN
Tổ chức giao thông theo hướng cải tạo mở rộng theo đúng lộ giới quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh.
Các tuyến đường giao thông đối ngoại:
- Đường Quốc lộ 1A, đường Quốc lộ 22 (đoạn từ đường Hương lộ 60 đến ranh huyện Củ Chi) có lộ giới 120m.
- Đường Quốc lộ 22 (đoạn từ quận 12 đến đường Hương lộ 60), đường Vành đai 3 có lộ giới 60m.
Các tuyến đường giao thông đối nội:
Trên cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu dự kiến nâng cấp mở rộng theo quy định lộ giới, hình thành và phát triển thêm các tuyến đường chính trong các khu đô thị.
- Đường D5 (đường số 1) và 2 tuyến đường vòng thuộc khu đô thị đại học Quốc tế Berjaya có lộ giới 60m.
- Đường Lê Văn Khương, đường Bùi Công Trừng, đường Đặng Công Bỉnh, đường Đặng Thúc Vịnh, đường Nguyễn Văn Bứa, đường Tô Ký (theo tuyến hiện hữu), đường Vòng cung Tây Bắc, đường N6 nối dài, đường dọc Kênh Xáng, đường dọc Rạch Tra, đường nối Kênh Xáng – Vòng cung Tây Bắc có lộ giới 40m.
- Các tuyến đường còn lại có quy mô lộ giới từ 16m đến 30m.
Tuyến đường sắt:
- Tuyến đường sắt liên đô thị thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài Tây Ninh, trong đó tại một số đoạn tuyến có hành lang đường bộ ở hai bên đường sắt, trên đoạn tuyến bố trí 2 ga dọc đường , qui mô 0,5 – 1 ha cho mỗi ga.
- Tuyến đường sắt quốc gia phía Tây thành phố Hồ Chí Minh (Dĩ An – Tân Kiên) tuyến, trong đó tại một số đoạn tuyến có hành lang đường bộ ở hai bên đường sắt.
Giao thông thủy:
Gồm Sông Sài Gòn, rạch Tra, Kênh Xáng (Kênh Thầy Cai), kênh An Hạ và rạch Cầu Mênh. Các kênh rạch khác không có chức năng thủy, chủ yếu sử dụng cho tiêu thoát nước.
Bến bãi xe:
Dự kiến nâng cấp bến xe An Sương thành bến bãi xe buýt thành phố, đảm nhận chức năng giao thông công cộng với qui mô khoảng 1,6 ha và xây dựng mới bến xe Xuyên Á, qui mô 25 ha. Đây là bến xe khách liên tỉnh tại cửa ngõ Tây Bắc thành phố trên địa bàn huyện Hóc Môn.
Nhận báo giá & khuyến mãi chi tiết từ chủ đầu tưBẢN ĐỒ HUYỆN HÓC MÔN- HUYỆN HÓC MÔN CÓ BAO NHIÊU PHƯỜNG?
Huyện Hóc Môn hiện tại là phần đất còn lại của huyện Hóc Môn cũ, sau khi lập quận 12 mới, là địa bàn cửa ngõ phía bắc thành phố, thuận tiện về giao thông đường bộ, có Quốc lộ 22 và xa lộ vành đai.
Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hóc Môn là 10.943,38 ha, gồm: Đất nông nghiệp có diện tích 1.200 ha, Đất phi nông nghiệp chiếm phần diện tích còn lại với 9.743,38 ha.
Cơ cấu kinh tế của huyện trong tương lai là : công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp kinh tế vườn.
Tính chất của khu vực quy hoạch: Khu vực dân cư hiện hữu chủ yếu là cải tạo và chỉnh trang; Khu vực dân cư phát triển chủ yếu là các dự án phát triển nhà ở; Đảm bảo các yêu cầu về công trình phúc lợi công cộng của khu vực.
Huyện Hóc Môn có 12 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 11 xã:
- Thị trấn Hóc Môn
- Xã Tân Hiệp
- Xã Nhị Bình
- Xã Đông Thạnh
- Xã Tân Thới Nhì
- Xã Thới Tam Thôn
- Xã Xuân Thới Sơn
- Xã Tân Xuân
- Xã Xuân Thới Đông
- Xã Trung Chánh
- Xã Xuân Thới Thượng
- Xã Bà Điểm
Nhận báo giá & khuyến mãi chi tiết từ chủ đầu tư
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN HÓC MÔN
In Hóc Môn, mùa ẩm ướt thì mây bao phủ, mùa khô thì có mây rải rác, và trời nóng và ngột ngạt quanh năm. Theo diễn tiến trong năm, nhiệt độ thường thay đổi từ 22°C đến 35°C và hiếm khi dưới 19°C hoặc trên 37°C.
Nhiệt Độ Trung BÌnh ở Hóc Môn
Hot season kéo dài trong 2,1 tháng, từ 11 tháng 3 đến 14 tháng 5, với nhiệt độ cao trung bình hàng ngày trên 34°C. Tháng nóng nhất trong năm ở Hóc Môn là Tháng 4, với nhiệt độ cao trung bình là 35°C và nhiệt độ thấp trung bình là 26°C.
Cool season kéo dài trong 5,8 tháng, từ 20 tháng 7 đến 14 tháng 1, với nhiệt độ cao trung bình dưới đây32°C. Tháng lạnh nhất trong năm ở Hóc Môn là Tháng 12, với nhiệt độ thấp trung bình là 22°C và nhiệt độ cao trung bình là 31°C.
Mây
In Hóc Môn, phần trăm bầu trời trung bình được mây bao phủ trải qua significant thay đổi theo mùa theo diễn tiến trong năm.
Phần trong xanh hơn trong năm in Hóc Môn bắt đầu khoảng 18 tháng 11 và kéo dài trong 4,7 tháng, kết thúc khoảng 8 tháng 4
Tháng có trời trong nhất trong năm ở Hóc Môn là Tháng 2, vào khoảng thời gian đó thì trung bình có trời trong, hầu hết có trời trong, hoặc một phần có mây bao phủ 46% của tổng thởi gian.
Phần có mây nhiều hơn trong năm bắt đầu quanh 8 tháng 4 và kéo dài trong 7,3 tháng, kết thúc quanh 18 tháng 11.8 tháng 47,3 tháng18 tháng 11
Tháng có mây bao phủ nhất trong năm ở Hóc Môn là Tháng 8, vào khoảng thời gian đó thì trung bình có mây đen hoặc hầu hết có mây che phủ 92% tổng thời gian.
Lượng Mưa
Ngày ẩm ướt là ngày có ít nhất 1 milimét lượng mưa chất lỏng hoặc tương đương chất lỏng. Cơ hội những ngày ẩm ướt in Hóc Môn thay đổi rất lớn suốt năm.
Mùa ẩm ướt hơn kéo dài 6,1 tháng, từ 8 tháng 5 đến 13 tháng 11, với lớn hơn 31% cơ hội của một ngày nhất định là ngày ẩm ướt. Tháng có nhiều ngày ẩm ướt nhất ở Hóc Môn là Tháng 9, với trung bình là 16,5 ngày và có lượng mưa ít nhất vào khoảng 1 milimét.
Mùa khô hơn kéo dài 5,9 tháng, từ 13 tháng 11 đến 8 tháng 5. Tháng có ít ngày ẩm ướt nhất ở Hóc Môn là Tháng 2, với trung bình là 0,6 ngày và có lượng mưa ít nhất vào khoảng 1 milimét.
Trong số những ngày ẩm ướt, chúng tôi phân biệt giữa những ngày trải qua mưa mà thôi, tuyết mà thôi, hoặc a mixture cả hai. Tháng có nhiều ngày nhất mà chỉ có mưa ở Hóc Môn là Tháng 9, với trung bình là 16,5 ngày. Căn cứ theo loại này, hình thức lượng mưa thông thường nhất suốt năm là rain alone, với khả năng đạt đỉnh 61% ngày 28 tháng 9.
Mặt trời
Chiều dài của ngày in Hóc Môn không thay đổi đáng kể theo diễn tiến trong năm, vẫn trong 45 phút của 12 giờ xuyên suốt. Trong 2022, ngày ngắn nhất là 22 tháng 12, với 11 giờ, 29 phút ánh sáng mặt trời; ngày dài nhất làs 21 tháng 6, với 12 giờ, 46 phút ánh sáng mặt trời.
Mặt trời mọc sớm nhất lúc 5:29 ngày 30 tháng 5, và mặt trời mọc muộn nhất là 48 phút muộn hơn lúc 6:17 ngày 26 tháng 1. mặt trời lặn sớm nhất lúc17:26 ngày 17 tháng 11, và mặt trời lặn muộn nhất thì 54 phút muộn hơn lúc 18:20 ngày 12 tháng 7.
Nhận báo giá & khuyến mãi chi tiết từ chủ đầu tư
UBND HUYỆN HÓC MÔN – ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN
Làm sao để đến UBND Quận Hóc Môn
Hãy vào xem Google Map theo hướng dẫn nhé !
Thời gian làm việc của UBND (ủy ban nhân dân) quận Hóc Môn:
Nắm bắt khung giờ làm việc này sẽ giúp bạn dễ dàng đi làm các thủ tục cần thiết khi có nhu cầu. Vì nằm ở trung tâm Huyện Hóc Môn, cho nên rất đông người dân đổ xô vào nơi này để làm hồ sơ. Vì vậy, có đôi khi hồ sơ bị ứ đọng, quá tải là chuyện bình thường.
Liên hệ UBND Huyện Hóc Môn để làm gì?
Tùy theo mục đích mà người dân liên hệ với Ủy ban nhân dân Hóc Môn để làm những công việc cần. Chẳng hạn như:
+ Liên hệ với phòng quản lý đô thị và phòng tài nguyên môi trường để: quy hoạch đất đai, xem đất đó có thuộc dự án nào, có bị tranh chấp, xem đất đó có phải dự án treo hay không, các vấn đề về sổ đỏ, sổ hồng,….Nói chung là liên quan tới công tác đất đai, tranh chấp, chủ quyền đất. Bên cạnh đó, 2 phòng ban này còn giải quyết các tranh chấp, đo đạc đất đai nữa.
+ Liên hệ với phòng tư pháp để chứng sao y, chứng thực mua bán đất hoặc các vấn đề như khai sinh, chứng từ, kết hôn,…
+ Liên hệ với phòng lao đông thương binh xã hội quận Hóc Môn để giải quyết các vấn đề liên quan tới lao động. Chẳng hạn như cấp giấy phép lao động, tiền lương,…
1. Cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ |
2. Gia hạn giấy phép xây dựng |
3. Cấp lại giấy phép xây dựng |
4. Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình |
5. Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới công trình (công trình không theo tuyến; công trình theo tuyến trong đô thị; công trình tín ngưỡng; công trình quảng cáo và công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. |
6. Điều chỉnh giấy phép xây dựng |
7. Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đối với công trình (các công trình không theo tuyến còn lại không thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Đầu tư – Xây dựng Khu đô thị |
8. Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời |
9. Cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn đối với nhà ở riêng lẻ |
10. Cấp phép xây dung nhà ở riêng lẻ theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc tại 04 tuyến đường 41,43,45,47 Phường Tân Quy, Khu dân cư Tân Mỹ Phường Tân Phú, Khu cư xá Ngân hàng Phường Tân Thuận Tây |
11. Điều chỉnh Giấy phép xây dựng công trình |
12. Cấp Giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời nhà ở riêng lẻ |
13. Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo |
14. Cấp Giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới: công trình không theo tuyến; công trình theo tuyến trong đô thị; công trình tín ngưỡng; công trình quảng cáo và công trình trạm thu phát sóng thông tin di động (trạm BTS) |
CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA UBND HUYỆN HÓC MÔN
Sáng 27/8, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh) lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, đã khai mạc với sự tham dự của 253 đảng viên, đại diện cho 6.800 đảng viên toàn Đảng bộ.
Đại hội đặt mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, phục vụ tốt đời sống nhân dân; xây dựng lộ trình, định hướng đến giai đoạn 2025-2030 huyện Hóc Môn trở thành quận.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh biểu dương những kết quả Đảng bộ huyện Hóc Môn đạt được trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh Báo cáo chính trị của Đại hội đã thể hiện tinh thần cầu thị, lắng nghe, đổi mới, sáng tạo, dân chủ và đoàn kết; làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm và bài học kinh nghiệm; tập trung trí tuệ đề ra các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện mang tính đột phá, làm cơ sở đẩy nhanh quá trình phát triển toàn diện của huyện.
Nhiệm kỳ vừa qua, kinh tế huyện tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng mục tiêu đề ra, các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế-xã hội đều được hoàn thành vượt kế hoạch. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư xây dựng đồng bộ theo hướng đô thị hiện đại; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người đạt 63,7 triệu đồng/người/năm, tăng 31% so với đầu nhiệm kỳ.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được và khắc phục những hạn chế, Đảng bộ huyện chú trọng thực hiện tốt Đề án đầu tư xây dựng huyện Hóc Môn đạt hệ thống các tiêu chí để trở thành quận trong 10 năm tới.
Huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư theo hướng thương mại-dịch vụ, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp; huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông, thoát nước.
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải đi trước một bước để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuyển mình của huyện thành quận mới hiện đại, thông minh, xanh, phát triển hài hòa, bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Quá trình phát triển phải gắn với quá trình phát triển kinh tế đô thị và hài hòa với phát triển nông thôn, cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Trần Lưu Quang, huyện cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp gắn với xây dựng chính quyền đô thị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ để chính quyền thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chuyển từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ nhân dân.
Báo cáo chính trị tại Đại hội nêu rõ: Trong nhiệm kỳ vừa qua, kinh tế huyện Hóc Môn tăng trưởng ổn định, bình quân đạt 15,71%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng “Thương mại-dịch vụ-tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp.” Giá trị sản xuất ngành thương mại-dịch vụ tăng bình quân gần 20%/ năm, chiếm tỷ trọng gần 45,7% trong cơ cấu kinh tế; phát triển các loại hình có giá trị gia tăng cao kết hợp với loại hình truyền thống tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích và nhiều loại hình kinh doanh khác.
Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, công tác xây dựng Đảng được chú trọng; chất lượng, năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động được nâng lên. Khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng, quyền làm chủ của nhân dân tiếp tục được khẳng định và phát huy tốt hơn. Từ năm 2018 đến nay, tình hình quản lý đất đai, trật tự xây dựng từng bước đi vào nề nếp, cơ bản kiểm soát, ngăn chặn, xử lý ngay từ đầu các trường hợp vi phạm; kết hợp triển khai phần mềm “Hóc Môn trực tuyến” giúp người dân phản ánh tình hình vi phạm xây dựng, đất đai trên địa bàn huyện để chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm.
Trong nhiệm kỳ tới, Đại hội đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16%/ năm; đến năm 2025, tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ chiếm trên 50%. Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân từ 10%/ năm trở lên. Huyện phấn đấu tạo việc làm mới cho 20.000 lượt lao động; giải quyết hồ sơ hành chính đúng hạn trên các lĩnh vực đạt trên 99%. Hằng năm, 100% tổ chức cơ sở đảng và 98% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Đảng bộ huyện phát triển từ 200 đảng viên mới trở lên.
Đại hội cũng đề ra 4 chương trình, đề án trọng điểm gồm: Chương trình cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025; Đề án xây dựng huyện Hóc Môn đạt hệ thống các tiêu chí để trở thành quận giai đoạn 2021-2030; Đề án xây dựng ngõ, xóm xanh, sạch đẹp, an toàn; Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Huyện sẽ tổ chức công bố, công khai thực hiện và quản lý các đồ án quy hoạch chặt chẽ; rà soát điều chỉnh tổng thể theo quy định đối với các đồ án quy hoạch chi tiết 1/500, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 để phủ kín toàn huyện, các đồ án thiết kế đô thị các trục động lực phát triển kinh tế-xã hội của huyện theo quy định, đảm bảo các tiêu chí xây dựng huyện Hóc Môn thành quận.
Trong 2 ngày chính thức (27-28/8), Đại hội sẽ bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 (dự kiến 41 đồng chí) và bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ thành phố (dự kiến 8 đại biểu)./.
Nhận báo giá & khuyến mãi chi tiết từ chủ đầu tư
CƠ QUAN CÔNG AN HUYỆN HÓC MÔN
ĐỊA CHỈ VÀ LỊCH LÀM VIỆC TRỤ SỞ CÔNG AN HUYỆN HÓC MÔN
Trụ sở Cơ quan Công an huyện Hóc Môn đặt tại địa chỉ: số 64 đường Quang Trung, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giờ làm việc: Bộ phận tiếp công dân của Cơ quan Công an huyện Hóc Môn làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, chủ nhật, nghỉ lễ, nghỉ tết. Người dân liên hệ làm việc trong khung giờ như sau:
- Buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30;
- Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h.
Ngoài ra, Cơ quan Công an huyện Hóc Môn luôn bố trí đội ngũ Cán bộ, Chiến sĩ trực ban 24/24 để đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân, cơ quan, tổ chức khi có vấn đề phát sinh.
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Công an huyện Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan Công an huyện Hóc Môn là cơ quan chuyên trách, đảm bảo an ninh trật tự và giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn Huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Công an huyện Hóc Môn thể hiện cụ thể như sau:
- Tham mưu cho Huyện ủy – Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác;
- Nắm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện, tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, giải quyết, xử lý các hành vi trái pháp luật, gây mất trật tự an ninh, an toàn trên địa bàn;
- Đề xuất với cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn quận theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an;
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể duy trì củng cố phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trên địa bàn.
Từ khóa » Dân Số Xã Tân Hiệp Hóc Môn
-
Tân Hiệp, Hóc Môn
-
Xã Tân Hiệp - Hóc Môn - Trang Cá Nhân Của Trịnh Đình Linh
-
Xã Tân Hiệp - Huyện Hóc Môn
-
Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Bản đồ Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Các Xã Thuộc Thị Trường Nhà Đất Hóc Môn Huyện Hóc Môn
-
Tân Hiệp, Hóc Môn - Wikiwand
-
[PDF] TP. Hồ Chí Minh, Ngày 21 Tháng 8 Năm 2010 - Full Page Photo
-
Bản đồ Hành Chính Huyện Hóc Môn & Thông Tin Quy Hoạch đến Năm ...
-
Giới Thiệu Huyện Hóc Môn - Thành ủy TPHCM
-
Thông Tin Về Huyện Hóc Môn (Tp. HCM) đầy đủ Nhất
-
Bản Đồ Huyện Hóc Môn TP HCM - Nhà Phố Đồng Nai
-
TP.HCM: Duyệt Quy Hoạch Khu Dân Cư đô Thị Tân Hiệp - Bộ Xây Dựng