Tất Tần Tật Về Lịch Sử Phát Hành Của Air Jordan Từ 1 đến 35
Có thể bạn quan tâm
Cho đến nay, tại thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung, Jordan vẫn là dòng giày được cộng đồng sneakerhead yêu thích và ưa chuộng nhất. Vậy bạn đã biết lịch sử phát hành của Air Jordan qua từng thời kỳ chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Sneaker Daily tìm hiểu ngay trong bài viết này để bạn hiểu hơn về những mẫu giày mang hình bóng của Michael Jordan nhé!
Air Jordan 1
Air Jordan 1 được thiết kế dành riêng cho Michael Jordan vào năm 1984 bởi Peter Moore, đôi giày gồm có hai màu chủ đạo là đen và đỏ, lấy cảm hứng từ màu áo đầu của Chicago Bulls. Cùng với sự ra mắt, đã có một sự kiện đáng nhớ với thiết kế này đó là bị David Stern – Uỷ viên hội đồng NBA bác bỏ với lý do chúng không có màu trắng giống với đồng phục của đồng đội.
Thế nhưng, Michael Jordan và Jordan Brand vẫn quyết định mang chúng lên sàn đấu, chấp nhận nộp khoản tiền phạt là 5000 USD cho mỗi trận đấu, khi cộng lại thì bạn có thể tưởng tượng ra một con số không hề nhỏ, dù là ở thời điểm đó hay bây giờ. Quyết định đó của nhà sản xuất hoàn toàn đúng đắn, Air Jordan Bred nhanh chóng trở thành sản phẩm được khao khát nhất thời đại. Đến nay, chúng vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và tinh thần.
Air Jordan 2
Bất kỳ thành công nào cũng sẽ để lại một cái bóng, với Nike và Jordan Brand thì đó là Air Jordan 1. Thiết kế này quá thành công, được cộng đồng sneakerhead dành sự ưu ái và yêu thích hơn cả nên khi bước vào công cuộc tạo một mẫu giày mới, đó là thách thức xuất phát từ chính hãng mà không phải bất kỳ đối thủ nào. Để vượt lên cái bóng của đàn anh, Jordan đã quyết định mang thiết kế mới là Air Jordan 2 đến Ý để sản xuất, không khai sinh chúng tại quê nhà như mẫu giày trước đó.
Air Jordan 2 là thiết kế đầu tiên, mở ra khái niệm của sự sang trọng và tinh tế cho các mẫu giày sneaker. Cha đẻ của chúng là Bruce Kilgore, nhà thiết kế ra Air Force 1 đã biến tấu bản phát hành năm 1987 thành đôi giày đầu tiên không có dấu Swoosh quen thuộc của Nike, thay vào đó thì các nhãn hiệu như “Nike”, logo “Wings” vẫn được giữa nguyên ở lưỡi gà và gót giày.
Được biết, nhà thiết kế của Jordan đã lấy cảm hứng từ những chiếc siêu xe thể thao để tạo ra các đường viền trên da, các đường vân bo góc hấp dẫn, uyên chuyển mà đầy căng thẳng, hồi hồi. Cho đến nay, Air Jordan 2 vẫn là mẫu giày duy nhất được Jordan Brand cho sản xuất tại Ý mà không phải là Mỹ.
Air Jordan 3
Air Jordan 3 được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1988, người tạo hình và thổi hồn cho thiết kế lần này là Tinker Hatfield – một trong những nhà thiết kế xuất sắc nhất của Nike. Thông qua chiến dịch quảng cáo của Spike Lee trong vai Mars Blackmont từ bộ phim “She’s Gotta Have It” (1986) đã đưa tên tuổi của MJ và mẫu giày thế hệ thứ ba đến gần hơn với công chúng.
Đạt được thành công ngay từ dự án đầu tiên, Tinker Hatfield đã chứng minh mình là một nhà thiết kế tài năng, có tầm nhìn hơn cả. Sức ảnh hưởng của Air Jordan 3 trong thế kỷ 21 không hề nhỏ khi sử dụng các loại da voi phù hợp cho thiết kế, mang lại sự sang trọng hiếm có và có tầm hơn cả.
Air Jordan 4
Tinker Hatfield tiếp tục trở lại với Air Jordan 4 trong năm 1989, lần này ông mang lại cho công chúng một thiếu kế sneaker thoải mái và độc đáo hơn với từ “Flight” ở lưỡi gà, phần upper được làm từ vải nubuck – loại chất liệu chưa từng được bất kỳ nhà thiết kế nào sử dụng cho sneaker trước đó.
Sự kiện gắn liền với Air Jordan 4 đó là Michael Jordan tiếp tục được lựa chọn vào giải All-Star lần thứ năm liên tiếp, ông còn giành được danh hiệu vua ghi bàn trong ba năm liên tiếp. Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của cầu thủ bóng rổ này với đôi Air Jordan 4 đó là khi đạt được chuỗi thành tích, vượt qua cả Craig Ahlo của Cleveland trong vòng đầu tiên của playoff.
Mười năm kể từ phiên bản đầu tiên được phát hành, Nike và Jordan Brand vào năm 1999 đã chính thứ retro mẫu giày Air Jordan 4 trở lại đến đông đảo công chúng yêu giày. Tất nhiên, thiết kế này nhanh chóng được bán hết.
Air Jordan 5
Air Jordan 5 giống như một lời tuyên bố mạnh mẽ về bản chất hung hăng của Michael Jordan trên sàn đấu, thiết kế này được phát hành vào năm 1990 với mức giá ban đầu là 125 USD. Tinker Hatfield đã lấy ý tưởng từ máy bay chiến đấu P-51 Mustang trong Thế chiến thứ II để tạo nên hình cá mập cho phần đế giữa của đôi giày.
Trong mùa giải năm 1990, Michael Jordan đã có lần xuất hiện thứ sáu liên tiếp trong All-Star Game và xuất sắc giành được danh hiệu ghi bàn thứ tư liên tiếp trong sự nghiệp. Tuy Jordan và Bulls không thể vượt qua Detroit trong trận chung kết nhưng đã mang lại cho người hâm mộ bóng rổ một mùa giải đặc biệt, đầy dấu ấn cũng đã được tạo ra cùng với Air Jordan 5.
Air Jordan 6
Nếu bạn đang thắc mắc đâu là dấu ấn đặc biệt trong lịch sử bóng rổ thì Air Jordan 6 là câu trả lời hoàn hảo nhất, chúng được phát hành vào 1991 và nhanh chóng được Michael Jordan mang lên sàn đấu và giành chức vô địch đầu tiên cho Chicago Bulls.
Mặc cho cộng đồng thể thao đang chao đảo, phát cuồng vì chiến thắng của Michael Jordan và chiếc cụp Larry O’Brien thì các tín đồ sneaker lại dành sự chú ý hơn cả cho đôi giày đen đỏ trên chân Michael Jordan. Các lớp phủ bằng da cũng như con số “23” hiện hữu càng làm sự thèm muốn tăng cao. Phần mũi chân gọn gàng, lưỡi gà cao và thoáng khí hơn, tab gót được thiết kế để giúp thoải mái hết sức đã tạo nên một bản phát hành tuyệt vời.
Air Jordan 7
Tinker Hatfield tiếp tục đạt được thành công trong sự nghiệp thiết kế sneaker của mình với Air Jordan 7 vào năm 1992, mẫu giày này được lấy cảm hứng từ nghệ thuật bộ lạc Tây Phi với những đường kẻ đậm trên đế giữa, mang đến cái nhìn mới lạ và khác biệt hơn so với những đàn anh trước đó.
Air Jordan 7 cũng là mẫu giày được kết hợp với công nghệ Huarache của Nike để cải thiện sự thoải mái cũng như độ vừa vặn, giúp chúng trở thành một trong những đôi giày bóng rổ nhẹ nhật ở thời điểm ra mắt.
Air Jordan 8
Năm 1993, Michael Jordan tiếp tục giành chức vô địch NBA lần thứ ba liên tiếp. Trước đó, sự kiện liên quan đến anh là ra mắt Air Jordan 8 đã thu hút được đông đảo người hâm mộ. Phiên bản này mang dấu ấn đặc biệt của Jordan, chúng nổi bật với line màu dọc theo gót chân, đến đế giữa và đế ngoài.
Cùng với Air Jordan 8, Michael Jordan đã cùng với Bulls bảo vệ danh hiệu hạng nhất All-NBA, All-Defense và All-Star Game. Trong quá trình thi đấu cùng với Air Jordan 8, Michael Jordan đã ghi được 32,6 điểm mỗi trận, xuất sắc giành danh hiệu ghi bàn thứ bảy liên tiếp của mình.
Air Jordan 9
Một sự kiện chấn động cộng đồng sneakerhead đó là Michael Jordan đã tuyên bố nghỉ hưu vào tháng Mười năm 1993, sau khi giành chức vô địch thứ ba liên tiếp với Chicago Bulls thì anh ấy đã quyết định rời khỏi sàn đấu bóng rổ để bắt đầu với bộ môn bóng bầu dục cùng đội tuyển Birmingham Class.
Phía Nike, tuy Michael Jordan đã rời đi nhưng họ vẫn quyết định thực hiện mẫu thiết kế mới là Air Jordan 9 với các vận động viên trong đội tuyển Chicago Bulls mà không có sự góp mặt của Jordan. Theo đó, bốn cầu thủ là Penny Hardaway, Kendall Gill, B.J. Armstrong và Mitch Richmond đều sở hữu cho mình một phiên bản độc quyền trong mùa giải 1993-1994.
Ghi nhận trong lịch sử phát hành Air Jordan, mẫu giày thứ 9 là sản phẩm đầu tiên mà Michael không mang lên sàn thi đấu vì đã chuyển hướng sự nghiệp. Tuy nhiên có một điều khá hài hước đó là trên bức tượng MJ được đặt ở bên ngoài Trung tâm Hoa Kỳ ở Chicago, đây là mẫu giày được sử đúc cùng với nam cầu thủ thay vì thiết kế khác trước đó.
Air Jordan 10
Thật may mắn, sau một năm thử sức với bóng chày, Michael Jordan đã quyết định trở về với bộ môn ban đầu của mình. Anh đã trở lại với mùa giải năm 1994-1995, nhanh chóng nhập cuộc chơi khi đối đầu trực diện với Indiana Pacers cùng với Air Jordan 10.
Trong lần trở lại này, Tinker Hatfield vẫn là nhà thiết kế chính, tạo ra một đôi Air Jordan 10 đơn giản nhưng nổi bật với các đường line gọn gàng, đệm mút nhẹ và đế ngoài tuyệt vời. Theo chia sẻ, một trong những phối màu gốc của Air Jordan 10 được lấy cảm hứng từ năm đội tuyển NBA ở 5 thành phố là Chicago, Orlando, New York, Sacramento và Seattle. Trong đó, đôi Air Jordan 10 “Chicago” được tìm kiếm nhiều nhất, rất có thể bạn phải bỏ ra hơn 1000 USD để có thể sở hữu chúng.
Air Jordan 11
Nhờ thành công vang dội từ các đàn anh đi trước, Air Jordan 11 mà đặc biệt là phối màu Concord nhanh chóng chiếm được sự yêu thích của cộng động fan hâm mộ Jordan Brand và Michael Jordan. Thậm chí, tạp chí Sole Collector còn bình chọn đây là mẫu giày hàng đầu mọi thời đại.
Air Jordan 11 được ra đời sau một quá trình dài nghiên cứu của Tinker Hatfield, ông thực sự là một trong những nhà thiết kế tận tâm khi đã ngồi xem lại toàn bộ video thi đấu của Michael Jordan để tạo ra mẫu giày phù hợp, thoải mái mà vẫn bảo vệ đôi chân của nam cầu thủ. Tinker nhận ra MJ rất dễ bị chật chân sau mỗi lần cắt bóng mạnh, chính vì thấy ông đã quyết định sử dụng chất liệu mới là da bóng Patten bền bỉ, phù hợp cho việc mang lên sân đấu và cả khi kết hợp với các bộ suit.
Air Jordan 12
Tiến đến năm 1996 với mẫu giày thứ 12 của Michael Jordan, Tinker Hatfield tiếp tục chứng minh khả năng thiết kế đại tài của mình khi lấy các chi tiết từ lá cờ Nhật Bản để đưa vào mẫu giày mới gọn gàng và đơn giản là Air Jordan 12. Upper được làm bằng da cao cấp, các đường khâu được tạo hình trông giống với mặt trời mọc nhất, thêm vào đó là khẩu hiệu “TWO 3” ở lưỡi gà và tab gót xuất hiện dòng chữ “QUALITY INSPIRED BY THE GREATEST PLAYER EVER”.
Tuy bộ sưu tập ban đầu của Air Jordan 12 gồm có 5 phối màu nhưng chỉ có đôi Đỏ/Đen được nam cầu thủ mang lên sàn đấu NBA với đội tuyển Utah Jazz. Lịch sử phát hành của Air Jordan ghi nhận AJ12 là một trong những đôi giày gắn với sự kiện đặc biệt, bước ngoặt mới trong hoạt động thể thao của Michael Jordan khi anh bất ngờ bị ốm vào đêm trước hôm chung kết giải đấu diễn ra.
Sự vắng mặt của huyền thoại Chicago Bulls đã khiến không ít người thất vọng, thế nhưng vào trận cuối, cầu thủ người Mỹ đã xuất hiện và mang đến mang trình diễn tuyệt vời. Air Jordan 12 mà Michael mang trong đêm đó đã được các nhà sưu tập sneaker đặt cho một cái tên là “Flu Game”, hiện nay công cuộc tìm kiếm và săn lùng vẫn chưa có hồi kết.
Air Jordan 13
Chặng đường xây dựng thương hiệu của Jordan Brand không chỉ gắn với cái tên Michael Jordan mà còn là Tinker Hatfield, phù thuỷ tạo ra các thiết kế cho Air Jordan suốt nhiều năm qua. Air Jordan 13 được phát hành vào khoảng cuối năm 1997, chú trọng vào hai yếu tố căn bản và quan trọng nhất là hiệu suất, kiểu dáng bên ngoài. Nhờ được trang bị Zoom Air ở gót chân và bàn chân trước, đế giữa làm bằng Foam nhẹ Phylon nên AJ13 được đánh giá là một trong những mẫu giày thoải mái nhất trong dòng AJ.
Trong mùa giải năm đó, Michael Jordan đã cùng với Air Jordan 13 xuất sắc được tuyển chọn tham gia vào giải All-Star. Tại đây, nam cầu thủ đã đạt được 1 MVP, danh hiệu cầu thủ ghi bàn thứ 10 liên tiếp và dẫn dắt đội Chicago Bulls lên vương All-NBA và All-Defense.
Air Jordan 14
Lần ra mắt Air Jordan 14, Tinker Hatfield không còn đơn độc nữa khi đã có sự tham gia, cộng tác của Mark Smith. Mẫu giày này được giới thiệu trong trận chung kết NBA năm 1998, đây cũng là đôi AJ cuối cùng Michael mang khi tham gia dưới tư cách là thành viên của đội tuyển Chicago Bulls. Trong trận đấu cuối cùng với đồng đội ở Chicago Bulls, Michael Jordan đã thực hiện “Last Shot” nổi tiếng, trực tiếp hạ gục Utah Jazz lần thứ hai liên tiếp trong trận chung kết.
Được biết, hai nhà thiết kế đã tạo ra Air Jordan 14 từ chiếc xe thể thao Ferrari mà Michael Jordan dành tình cảm đặc biệt. Như hình ảnh ở trên, bạn có thể thấy AJ14 có phần upper giống như Ferrari, logo Jumpman được được nhỏ gọn ở mắt cá chân, gót giày và cả lưỡi gà. Cùng với đó, trải nghiệm cũng được chú ý đến khi Tinker và Mark đã tạo ra các thoáng khí lưới ở đế ngoài, Zoom Air kép cũng mang lại cảm giác mượt mà và thoải mái.
Air Jordan 15
Michael Jordan một lần nữa tuyên bố nghỉ hưu vào năm 1999, chỉ một thời gian ngắn trước khi mùa giải mới bắt đầu. Đứng trước thách thức lớn là việc chủ nhân của thiết kế không mang lên sàn đầu, Tinker Hatfield đã mạnh dạn tạo ra một kiểu giày mà MJ không bao giờ mang lên trên sàn đấu. Nhà sáng tạo đã lấy cảm hứng từ chiếc máy bay chiến đấu X-15, một trong những vũ khí chiến đấu có tốc độ và độ bay cao nhất trong suốt những năm 1960.
Giống như đàn anh Air Jordan 14, Air Jordan 15 được giữ nguyên hình dáng hung dữ, sắc nét với phần trên được làm từ Kevlar, đệm gót được làm chắc chắn với Pebax đúc hoàn toàn. Những con số gắn liền với sự nghiệp của Michael như 23, 6, 15 – số áo của nam cầu thủ trong suốt những năm tham gia chiến đấu trên sân bóng rổ cũng xuất hiện. Ngoài ra, Tinker Hatfield cũng thêm vào con số 2 và 17, đại diện cho ngày tháng sinh của Jordan, điều này đã mang lại một bản phát hành đầy ý nghĩa trong suốt thời gian dài qua.
Air Jordan 16
Bắt đầu từ năm 2001, cộng đồng sneaker nhận thấy sự sự thay đổi rõ rệt trong các thiết kế Air Jordan vì người đảm nhiệm vị trí sáng tạo không còn là Tinker Hatfield nữa. Đây cũng là năm chuyển mình trong sự nghiệp của Michael Jordan, ông bắt đầu với vai trò là chủ sở hữu một phần và chủ tịch của các hoạt động bóng rổ với Washington Wizards.
Trong lần ra mắt Air Jordan 16, Wilson Smith đã cố gắng làm tốt vai trò độc lập của mình khi quyết định thiết kế dựa trên cảm hứng từ những đôi giày diễu hành, siêu xe và kiến trúc đô thị. Được biết, mẫu giày mang hơi hướng của tương lai, những miếng da được sắp xếp để che đi phần dây giày thay vì để lộ như trước đây. Ngoài ra, chúng còn có thể tháo rời để người dùng có thể thuận tiện sử dụng từ sàn đấu bóng rổ cho đến những nơi sang trọng.
Air Jordan 17
Michael Jordan luôn muốn thử sức mình ở lĩnh vực mới nhưng dường như cơ duyên của ông với bóng rổ chưa thực sự hết, sau một năm đảm nhiệm chức Chủ tịch đội bóng rổ Washington Wizards, MJ đã quay trở lại sàn đấu. Wilson Smith trong khoảng thời gian này cũng bắt đầu tham gia vào đường đua sản xuất sneaker với tư cách là nhà thiết kế của Air Jordan 17.
Được biết trong khoảng thời gian Smith phác thảo Air Jordan 17, Jordan Brand đã ký hợp đồng với nhạc sỹ nhạc jazz Mchael Phillips và nhà sáng tạo Air Jordan 17 cũng nhanh chóng đưa ra ý tưởng. Ông tạo nên đôi sneaker khiến công chúng liên tưởng đến dòng nhạc độc tấu, không kém phần mượt mà. Kết hợp với đó là các chi tiết trên chiếc ô tô sang trọng của Aston Martin và trò chơi giải trí yêu thích của MJ là golf.
Air Jordan 17 khiến công chúng nhớ đến dù đã trải qua nhiều năm do chúng có bộ áo giáp làm bằng nhựa nhiệt nhẻo (TPU) ở gót chân, cổ giày vừa vặn cùng với hệ thống dây buộc nhanh chóng và gọn gàng. Ngoài ra, đệm Air dài dọc bàn chân cũng là một chi tiết đáng chú ý, mang lại cảm giác êm ái sau những cú bật người lên cao.
Air Jordan 18
Cuộc gắn bó giữa Air Jordan và Wilson Smith không kéo dài được lâu, Air Jordan 18 đã đánh dấu bước chuyển mình khác trong sự nghiệp bóng rổ của Michael Jordan cũng như nhóm thiết kế của Jordan Brand. Năm 2003, cộng đồng fan hâm mộ một lần nữa chứng kiến MJ rời khỏi sàn đấu NBA và Tate Kuerbis.
Đội ngũ thiết kế mà người chịu trách nhiệm chính là Tate Kuerbis đã lấy cảm hứng từ những chiếc ô tô cao cấp như đường đua bóng bẩy, xe đua F1,… Những đường khâu bên ngoài của những đôi giày Ý cũng được vay mượn đưa vào, áp dụng lên trên Air Jordan 18.
Thiết kế thứ 18 của Air Jordan nổi bật với phần trên được làm từ một miếng da cỡ lớn, nối liền trực tiếp vào đế giữa để mang đến một cái nhìn mới lạ hơn. Sản phẩm cuối cùng trước khi MJ rời sàn đấu được đặt trong một hộp kéo có chữ “18” trên nắp, bên trong không chỉ bao gồm một đôi sneaker mà còn có bàn chải, khăn để làm sạch và sách hướng dẫn. Được biết vào khoảng thời gian này, Jordan Brand đã thực hiện một chiến dịch mang tên “Tình yêu” nhằm đẩy mạnh quảng bá Air Jordan 18, đồng thời kỷ niệm sự nghiệp bóng rổ của Michael.
Air Jordan 19
Trong lần phát hành Air Jordan 19, nhà thiết kế cấp cao Tate Kuerbis đã trở lại để dẫn dắt đội ngũ thiết kế bao gồm Jason Mayden, Wilson Smith III, Josh Heard và Suzette Henri trên hành trình tạo ra hình bóng mới. Sự kết hợp giữa 5 nhà sáng tạo đã mang đến cho công chúng một Air Jordan 19 chất lượng cả về thiết kế lẫn trải nghiệp, vật liệu Tech Flex được sử dụng cho upper đã tạo ra đôi Air Jordan nhẹ nhất và thoáng khí tuyệt vời cho đến nay.
Không những thế, Air Jordan 19 còn nổi bật với tấm vỏ bằng sợi carbon, đế giữa bằng Foam nhẹ, da bóng Patent ở mũi giày và dây đeo gót Velcro. Đệm Zoom Air được đặt dọc bàn chân, mang đến trải nghiệm tuyệt vời, nhanh chóng hỗ trợ lực sau những cú tiêu hao năng lượng.
Air Jordan 20
Trong năm 2005, Tinker Hatfield đã trở lại cùng với Air Jordan 20. Nhà thiết kế một lần nữa bị thu hút bởi tình yêu dành cho siêu xe thể thao của MJ, ông đã tạo nên mẫu giày có lớp lót hình cây thông thoáng, dây đeo ở giữa bàn chân được cung cấp khóa để đảm bảo độ chắc chắn cho người sử dụng.
Khi nhìn về thiết kế Air Jordan 20 năm 2005, phần gót chân được đánh số 85 và 05, nhằm biểu thị cho năm mà Air Jordan ra đời và năm được phát hành. Phần đế ngoài được làm nổi bật với 20 vân xương cá, đại diện cho di sản 20 nhượng quyền thương mại của AJ. Cũng trong năm đó, ghi nhận Air Jordan 20 là mẫu giày cuối cùng không sử dụng, để lộ dây giày như những đôi sneaker thông thường khác.
Air Jordan 21
Dường như Jordan Brand sẽ chỉ giao nhiệm vụ thiết kế Air Jordan cho Tinker Hatfield vào những dịp đặc biệt sau từng ấy năm cống hiến, khi trở lại đường đua vào năm 2006, công chúng nhận được hình bóng mới của AJ từ nhà thiết kế chính D’Wayne Edwards. Tuy tiếp tục chủ đề siêu xe thể thao, mạnh mẽ mà không kém phần sang trọng trên những đôi Jordan nhưng Edwards vẫn cho thấy điểm mới, anh lựa chọn cảm hứng từ một chiếc xe coupe Bentley Continental GT và mang dây giày truyền thống trở lại.
Trong năm 2006, Air Jordan 21 được phát hành với hai phối màu nguyên bản là Trắng/Đỏ và Đỏ/Đen. Chúng đều được làm từ da nguyên miếng và da lộn siêu mượt, đảm bảo hệ thống Zoom Air hoặc đệm Air luôn được vận hành ở mức tốt nhất. Jordan Brand trong năm này cũng đã chạy chiến dịch quảng cáo với sự xuất hiện của các vận động viên trẻ, tái hiện lại những khoảnh khắc nổi tiếng trong sự nghiệp bóng rổ của Michael Jordan như Slam Dunk, The Last Shot,… Slogan của chiến dịch đó có tên là “Let your game speak”.
Air Jordan 22
D’Wayne Edwards tiếp tục đồng hành với Jordan Brand trong thiết kế thứ 22, trong lần trở lại này anh ấy đã lấy cảm hứng từ chiếc máy bay chiến đấu F-22 Raptor để minh họa cho tốc độ cũng như sự nhanh nhẹn trên sàn đấu của Michael Jordan, một trong những cầu thủ vĩ đại và tuyệt vời nhất trong lịch sử bóng rổ thế giới.
Air Jordan 22 đã được phát hành vào cuối tuần All-Star 2007, trùng với sinh nhật lần thứ 44 của Michael Jordan. Bộ sưu tập phát hành khi đó gồm có 15 màu gốc, bao gồm cả phiên bản đặc biệt được làm từ da bóng rổ. Được biết, trong mùa giải 2007-2008, các cầu thủ như Joe Johnson, Josh Howard, Carmelo Anthony, Richard Hamilton và Ray Allen đã lựa chọn AJ22 để đồng hành trong các trận đấu.
Air Jordan 23
23 luôn đặc biệt với Michael Jordan và cộng đồng người hâm mộ bóng rổ, vậy nên không tránh khỏi việc con số này trở nên nổi tiếng trong thế giới thể thao. Chính vì có ý nghĩa quan trọng nên Tinker Hatfield một lần nữa xuất hiện, nhà thiết kế đã trở lại để lãnh đạo đội ngũ sản xuất để tạo nên một đôi giày đặc biệt khi áp dụng cả yếu tố truyền thống lẫn công nghệ, mang đến cho công chúng sản phẩm tuyệt vời vượt thời gian.
Air Jordan 23 là đôi giày bóng rổ đầu tiên được sử dụng Nike Considered, hệ thống được phát triển để giảm thiểu chất thải và sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của giày. Có thể nói Tinker, Nike hay Jordan Brand đã mở ra kỷ nguyên sản xuất sneaker theo hướng mới cho thế giới.
Để tăng độ nhận diện và tiếng vang cho Air Jordan 23, nhà sản xuất đã cho phát hành trước 23 đôi sneaker mẫu bằng Titanium vào ngày 25 tháng 1 năm 2008 tại 23 địa điểm mua hàng nổi bật nhất ở Hoa Kỳ, giá bán lẻ khi đó là 230 USD. Các phối màu khác lần lượt được ra mắt vào những tháng sau đó, tạo ra sự trông chờ và đón đợi trong cộng đồng sneakerhead.
Air Jordan 2009
Trong năm 2009, Jordan Brand tiếp tục mang Air Jordan trở lại đường đua sneaker nhưng thay vì đánh số giống 23 đôi trước, nhà sản xuất đã thay thế tên gọi bằng năm phát hành. Trọng trách sáng tạo lần này được đặt lên vai nhà thiết kế cấp cao Jason Mayden, trước đó anh đã từng làm việc trong đội ngũ thiết kế ra đôi Air Jordan 19.
Air Jordan 2009 tập trung khai thác lối chơi phòng thủ của Michael Jordan và bộ môn đấu kiếm, tiếp tục tập trung và kỹ năng, chiến lược và thể lực để tạo nên sản phẩm thực sự mạnh mẽ. Không chỉ chịu ảnh hưởng từ hai yếu tố kể trên, Mayden còn cho công chúng thấy hình dáng của Air Jordan 1 và Air Jordan 11.
Đây cũng là năm thứ hai mà những đôi Air Jordan được sản xuất trên quy trình giảm thiểu tối đa chất thải, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường mà vẫn đảm bảo được độ nhạy bén trong từng chuyển động. Từ đó tạo ra đôi Air Jordan 2009 bóng bẩy có độ bền cao, thoáng khí mà vẫn cố định chân của người chơi trong những lần chuyển độ nhanh.
Air Jordan 2010
Air Jordan đã bước sang tuổi thứ 25, một chặng đường dài đã đi qua cùng những biến chuyển và thay đổi về người thiết kế. Tinker Hatfield và Mark Smith một lần nữa cùng nhau trở lại, cùng nhau tạo ra một thiết kế dựa trên tầm nhìn mà Air Jordan 2009 mở ra.
Với những phần quan trọng trên thiết kế thứ 25 của Air Jordan, nhà sản xuất sẽ sử dụng chất liệu được làm từ TPU (polyurethane nhiệt dẻo) để đảm bảo độ bền vững cũng như thoải mái cho đôi giày. Đế giữa khá nhẹ do được làm bằng Phylon, thêm vào đó là Zoom Air dài dọc bàn chân giúp phân tán đều hiệu suất.
Chính vì thế, Air Jordan 2010 được mệnh danh là đôi giày đột phá ngay từ lần đi đầu tiên do cảm giác thoải mái, vừa vặn mà chúng mang lại. Đặc biệt hơn khi chúng phục vụ cho các cầu thủ trẻ thi đấu trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, họ phải thực hiện các động tác nhanh hơn và gọn gàng hơn. Đây cũng là sản phẩm thứ ba được áp dụng công nghệ giảm thiểu chất thải, độc hại nhằm hướng đến sự thân thiện với môi trường.
Air Jordan 2011
Trong năm 2011, cộng đồng người hâm mộ sneaker mang hình bóng của Michael Jordan một lần nữa gặp lại nhà thiết kế đáng kính Tinker Hatfield và Tom Luedecke. Bộ đôi này đã tạo ra những yếu tố độc đáo khiến các sneakerhead phải thích thú, khéo léo nâng tầm chất lượng của sản phẩm lên tầm cao mới như hạn chế sự phai màu của da, tạo những phần thoáng khí từ những hoa văn đục lỗ trên upper.
Được biết, Air Jordan 2011 sẽ cho người dùng lựa chọn giữa đệm Foam Cushion hoặc Phylon nhẹ kết hợp với Zoom Air. Mỗi đôi sẽ được đặt trong một hộp giày riêng, bên ngoài sẽ in chữ “Explosive” dành cho đệm Foam và “Quick” với hai công nghệ đệm. Sneakerhead nhờ đó có thể lựa chọn cho mình thiết kế phù hợp, dựa trên yêu thích hoặc thói quen sử dụng.
Air Jordan 2012
Đây là năm thứ hai mà Tinker Hatfield và Tom Luedecke cùng nhau tạo nên một thiết kế mới cho Air Jordan, lần này cả hai đã lấy cảm hứng từ những đôi giày nhảy của thập niên 1920 và 1930 để mang đến cảm giác mới lạ mà không kém phần quen thuộc, khoảng thời gian trên chứng kiến sự lên ngôi của nhạc jazz, một trong những ý tưởng sáng tạo trước đó trên Air Jordan.
Dường như việc cho người dùng tùy chọn để đạt được phản hồi tích cực, nhờ đó khi Air Jordan 2012 được phát hành, nhà sản xuất cũng đưa ra ba tuỳ chọn đệm để khách hàng của mình mua theo ý thích hoặc nhu cầu.
– Hộp “Fly Around” sẽ dành cho dân chơi Perimeter thích trải nghiệm tốc độ và sự nhanh nhẹ để tiếp cận gần hơn với rổ. Phần đệm sẽ được kết hợp giữa Foam ở bàn chân trước và Zoom Air ở gót chân.
– “Fly Over” có đế giữa dành cho những người chơi ở vị trí cao và độ nổ ngoài mặt đất để tác động đến cuộc chơi, lần này cả hai nhà thiết kế đã sử dụng Zoom Air cho phần chân trước và Air Sole cho gót chân nhằm mang lại cảm giác tiếp đất mềm mại.
– Còn bộ đế “Fly Through” sẽ dành cho những người chơi quyền lực và muốn kiểm soát trận đấu, để phục vụ cho điều đó Jordan Brand chỉ sử dụng duy nhất bộ Air Sole trải dài bàn chân để bảo vật các động tác của cầu thủ.
Tất nhiên, đệm hay đế giữa hoàn hảo tới đâu mà không có sự bảo vệ của đế ngoài thì đều trở nên vô ích, nhanh chóng bị phá huỷ bởi những tác động mạnh bên trong và bên ngoài. Tinker và Luedecke đã mang đến những cải tiến về hiệu suất, mang đến lớp vỏ bên ngoài chắc chắn và bền bỉ hơn.
Air Jordan 28
Sau 4 đôi Air Jordan được đánh mã số phát hành theo năm thì trong lần trở lại vào năm 2013, Jordan Brand và Tinker Hatfield đã quyết định quay lại với kiểu đánh số cũ. Air Jordan 28 bao gồm tất cả các công nghệ đệm và sự ổn định mà sneakerhead cũng như dân chơi bóng rổ chuyên nghiệp hay nghiệp dư yêu thích, mong đợi từ lâu.
Theo đó, Air Jordan 28 được trang bị những công nghệ như Zoom Air cho đệm ở vị trí thấp, tấm bay Jordan mới để tăng bộ cứng xoắn, dây đeo Dynamic Fit hỗ trợ sự linh hoạt, bộ đếm gót bằng sợi carbon hỗ trợ và cuối cùng là phần vải lưới giúp thông thoáng khí cho bàn chân của người chơi.
Air Jordan 29
Sau một thời gian nghỉ ngơi, Tinker Hatfield xuất hiện trở lại bên cạnh những đôi Air Jordan thường xuyên hơn, không còn chỉ bắt gặp vào những dịp đặc biệt như một vài năm trước đây nữa. Thiết kế thứ 29 mang hình bóng Michael Jordan được phát hành vào tháng 9 năm 2014 nhằm tôn vinh Year of the Goat.
Theo thông số được đưa ra, Air Jordan 29 là mẫu sneaker nhẹ nhất trong dòng Air Jordan. Đồng thời đảm bảo tốt việc cân bằng giữa hai yếu tố quan trọng trong thời buổi hiện nay là thẩm mỹ và công nghệ. Tiêu biểu là upper, Tinker Hatfield đã mở ra cách mới mới khi chỉ sử dụng công nghệ dệt để tạo nên một mảnh duy nhất mà không chắp ghép như các phiên bản trước.
Air Jordan 30
Năm 2016, Mark Smith đã quay trở lại kết hợp với Tinker Hatfield để cho ra mắt phiên bản thứ 30 của của Air Jordan. Tinker đã rút ra hướng đi từ quá khứ đó là hình ảnh Michael Jordan bay vút lên trong cuộc thi năm 1988, cảm hứng đó đã truyền động lực cũng như ý tưởng cho bộ đôi này tiến thêm một bước tiến mới.
Hai nhà thiết kế đã chia Air Jordan 30 ra thành năm chi tiết cụ thể như sau:
– Cổ giày: Tinker và Mark đã lựa chọn cách thiết kế không đối xứng như Air Jordan 12 nhằm kết hợp giữa việc hỗ trợ mắt cá chân với tính linh hoạt và nhạy bén.
– Mũi giày: Chất liệu được sử dụng để hoàn thiện phần bảo vệ ngón chân là da Paten, chúng được lấy cảm hứng từ Air Jordan 11.
– Lực: Cả hai nhà thiết kế đã cố gắng duy trì hoạt động tốt cho đôi Air Jordan 30 khi thừa kế từ đàn anh Air Jordan 29. Để đảm bảo được điều đó, họ đã nhờ đến vận động viên hàng đầu là Russell Westbrook thử nghiệm.
– Chất liệu: Thiết kế này, nhà sản xuất đã pha trộn sự mềm mại và độ thoáng khí giữa các chất liệu dệt và đan, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Tiêu biểu là “Lofted Knit”, chúng mang lại phần đệm cổ giày êm ái, bảo vệ cũng như hỗ trợ mắt cá chân.
– Độ vừa vặn: Tấm FlightSpeed được thu nhỏ nhằm mục đích mang theo công nghệ vào đôi giày, cho phép người dùng có thể đi giày nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Air Jordan 31
Thiết kế thứ 31 mang hình bóng của Michael Jordan được đảm nhiệm bởi nhà thiết kế Tate Kuerbis, anh không đi tìm cảm hứng từ những thứ xung quanh như những tiền bối đi trước mà trực tiếp khai thác các bản phát hành từ Air Jordan 1 cho đến Air Jordan 30. Lợi ích của việc này đó là dễ dàng bổ sung những yếu điểm chưa được hoàn thiện trước đó như cổ giày, đế giữa. Nhờ đó người dùng có thể phản ứng nhanh hơn trên sàn đấu, thay đổi hướng chuyền bóng nhanh chóng.
Air Jordan 31 được sản xuất ra nhằm hướng đến tương lại khi kết hợp giữa da kiểu cũ với công nghệ mới là Flyweave, một sản phẩm sinh ra từ công nghệ hàng không vũ trụ. Kết hợp với đó là hệ thống FlightSpeed ở đế giữa, việc pha trộn giữa các yếu tố giúp cho các cầu thủ dần dần bùng nổ cũng như tăng sức mạnh hơn nữa cho những cú nhảy về sau.
Air Jordan 32
Tate Kuerbis đã lấy cảm hứng từ Air Jordan 2 để phác lên ý tưởng cho Air Jordan 32, điều đó có nghĩa là đưa công chúng quay trở lại thời kỳ Air Jordan được sản xuất tại Ý. Thiết kế năm 2017 đã mô phỏng lại đường dốc và vây ngang của Achilles được tìm thấy trên AJ2, mang đến cảm giác hoài niệm và cổ điển.
Air Jordan 32 là một trong những hình bóng điển hình của Air Jordan, chúng được pha trộn giữa thẩm mỹ sang trọng với hiệu suất cao. Người dùng có thể gật đầu hài lòng với những cấu tạo sợi mang đến sự đàn hồi, khoá chặt, uốn lượn mềm mại hơn nhờ công nghệ Flight Speed, đệm Zoom Air tầm thấp.
Air Jordan 33
Dù thay đổi nhiều nhà thiết kế nhưng Jordan Brand và Nike luôn cho thấy sự hoàn hảo, tuyệt vời khi pha trộn giữa hình thức và chức năng, phong cách và chất lượng. Air Jordan 33 là mẫu giày đầu tiên được sử dụng công nghệ FastFit của Nike, thay thế thế dây buộc truyền thống bằng hệ thống kéo để điều chỉnh độ vừa vặn mà người dùng mong muốn.
Bên cạnh việc được trang bị công nghệ mới, nhà thiết kế Tate Kuerbis vẫn tiếp tục sử dụng FlightSpeed – một phần không thể thiếu từ những đôi Air Jordan 30 trở đi. Các tấm sợi carbon có độ phục hồi như lò xo được ghép nối với Zoom Air đã tạo nên khả năng vượt trội, tái tạo năng lượng cho mỗi trận đấu.
Air Jordan 34
Tate Kuerbis đã tiếp tục đồng hành với Air Jordan trong năm thứ tư, đây cũng là năm thứ 34 của dòng sneaker này. Nhà thiết kế đã trực tiếp tìm đến các cầu thủ để tìm những lời nhận xét, mong muốn cải thiện về lực kéo, trọng lượng hay bất kỳ điều gì khác mà họ chưa tìm thấy, không hài lòng với những đôi giày bóng rổ trong thời gian qua.
Từ nền tảng đó, ông đã cùng với Jordan Brand giới thiệu đến đông đảo công chúng tấm Jordan Eclipse bao gồm hai tấm polyurethane Pebax và Foam. Air Jordan 34 loại bỏ vật liệu không cần thiết để giảm bớt trọng lượng, tạo ra những đôi sneaker nhẹ nhất trong mức 13,1 oz (size 9) khoảng 337g.
Air Jordan 35
Air Jordan 35 chính thức được giới thiệu vào năm 2020, vẫn duy trì khả năng kết hợp giữa yếu tố ngoại hình đẹp với thể lực thể hiện trên sàn đấu. Tuy nhiên, một điểm nhấn đặc biệt đã được tìm thấy, đó là bộ đĩa đệm Eclipse Plate 2.0 được làm từ nhựa tổng hợp đã được đưa vào, tạo ra phản lực cũng như đàn hồi tốt. Kết hợp với đó là bộ hai túi Zoom Air kích thước lớn được đặt ở bàn chân trước và gót chân, mang lại sự êm ái đặc biệt cho người sử dụng.
Ngoài hai công nghệ kể trên, Tate Kuerbis còn đặc biệt chú ý đến phần đế ngoài khi sử dụng kiểu xương cá cổ điển có thể đáp ứng mọi chuyển động của chân, cho phép cầu thủ bóng rổ ổn định ngay từ những nhịp bóng đầu tiên, thậm chí nhanh chóng đạt được đột phá trong trận đấu.
Trước đó, Tate Kuerbis cũng từng có lần chia sẻ trước công chúng như sau: “Mọi thứ Jordan Brand làm đều tập trung vào việc tạo ra những đôi giày bóng rổ có hiệu suất mạnh nhất, chúng tôi đã cam kết việc sử dụng tiên tiến để nâng cao kết cấu tổng thể. Khi người chơi nhìn thấy hoặc cấm sản phẩm lên, họ sẽ cảm nhận được sức mạnh của Jumpman.”
Trên đây là tất cả lịch sử phát hành của Air Jordan mà chúng mình đã tìm hiểu và tổng hợp lại được, mong rằng bài viết sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về từng thiết kế AJ nói riêng và tổng thể Jordan Brand nói chung. Nếu bài viết gặp bất kỳ sai sót hoặc thiếu thông tin thì bạn có thể để lại góp ý phía bên dưới bình luận, Sneaker Daily sẽ nhanh chóng phản hồi và bổ sung.
Fanpage: Sneaker Daily
Instagram: sneakerdaily.vn
Số điện thoại: 089.887.5522
Địa chỉ: 48 Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội
Xem thêm:
-
Những hình ảnh và hình nền Air Jordan 1 đẹp nhất
-
6 thiết kế Air Jordan 1 Vàng Đen đáng mua nhất năm 2021
-
Hướng dẫn phân biệt Off-White x Air Jordan 1 “White” thật và giả
Từ khóa » Jordan Tách Khỏi Nike
-
Nhìn Lại 10 điều đỉnh Nhất Michael Jordan đã Làm Hậu “The Last ...
-
23 điều Bạn Nên Biết Về Air Jordan | #HNBMG
-
Câu Chuyện Chưa Kể Về đôi Giày Bị Cấm Của Michael Jordan Tại NBA
-
Những điều Thú Vị Xoay Quanh Air Jordan I
-
Lịch Sử Các Dòng Nike Air Jordan Chi Tiết | Ruby Luxury
-
Toàn Bộ Dòng Giày Air Jordan Từ 1 Tới 34 Và Những Thứ Bạn Chưa Biết
-
Những Lời Khuyên Cho Bạn Trước Khi Mua Jordan 6 Rings
-
Toàn Bộ Các Dòng Giày Air Jordan Từ 1 Tới 34 Và Những Chuyện Bạn ...
-
Jordan Việt Nam - Tháng 7/2022 - IPrice
-
Lịch Sử Air Jordan, đôi Giày Khai Sinh Văn Hóa Sneakerhead
-
Khám Phá Dòng Giày Sneaker Nam Nike Jordan đâu Chỉ Dành Cho ...
-
Nike đã Hợp Tác Với Những Thương Hiệu Nào?
-
Cẩm Nang Phân Biệt Giày Air Jordan 1 Thật Và Giả Mới Nhất 2022