Tất Tần Tật Về Quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Quận 9 nằm ở phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 13 km theo xa lộ Hà Nội, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai
- Phía tây giáp quận Thủ Đức với ranh giới là Xa lộ Hà Nội
- Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 2
- Phía bắc giáp thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Quận có diện tích 113,97 km², dân số năm 2019 là 310.107 người, mật độ dân số đạt 2.721 người/km².
GIAO THÔNG QUẬN 9
Quận 9 (thuộc TP Thủ Đức) có tổng diện tích là 11.389,62 ha. Phía đông quận 9 giáp tỉnh Đồng Nai; phía tây giáp với quận 2 qua sông Rạch Chiếc, rạch Bà Cua và đường Tân Lập; phía nam giáp tỉnh Đồng Nai qua sông Đồng Nai; phía bắc giáp quận Thủ Đức qua Xa lộ Hà Nội.
Về quy hoạch giao thông, ngày 12/11/2012, UBND TP HCM đã ban hành Quyết định số 5758/QĐ-UBND về duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 9 đến năm 2020, tỷ lệ 1/10.000. Quy hoạch này vẫn có hiệu lực cho đến khi quy hoạch mới được lập, công bố. Quy hoạch giao thông quận 9 cũng được thể hiện trên bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2025 của TP HCM.
Theo quyết định 5758 nói trên, quy hoạch giao thông quận 9 cụ thể như sau:
– Mở rộng và hoàn thiện các tuyến đường hiện hữu còn lại theo lộ giới.
– Quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ có chức năng đối ngoại, nối kết các vùng, khu vực đô thị kế cận gồm đường Xa lộ Hà Nội (Quốc lộ 52), Quốc lộ 1A, đường cao tốc thành phố Hồ chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đường Vành đai 2, Vành đai 3, đường nối Vành đai 3.
– Quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ đối nội trên cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu dự kiến nâng cấp, mở rộng (đường Long Phước, đường Nguyễn Xiển, đường Nguyễn Duy Trinh, đường Đỗ Xuân Hợp, đường Lê Văn Việt, đường Lã Xuân Oai, đường Hoàng Hữu Nam, đường Nguyễn Văn Tăng, đường Bưng Ông Thoàn, đường Long Thuận, đường Tam Đa, đường Dương Đình Hội…) kết hợp với việc xây dựng mới các tuyến đường chính, đường liên khu vực như đường Long Phước nối dài, đường D1, D2 khu Công nghệ cao, đường Lã Xuân Oai nối dài, đường Bưng Ông Thoàn nối dài, đường Long Thuận nối dài, đường Tam Đa nối dài, đường Dương Đình Hội nối dài, đường Long Phước 1, 2, 3, 4, 5, đường dọc sông, đường liên phường nối dài và một số tuyến khác.
– Về giao thông đường sắt quốc gia: Tuyến đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang đi theo hành lang đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây vượt qua sông Đồng Nai đi qua quận 9 nối ga Thủ Thiêm; dự kiến quy hoạch Depot (quy mô 40ha) cho tuyến đường sắt cao tốc tại vị trí gần bến xe sông Tắc, phường Long Trường.
– Về giao thông đường sắt đô thị: Cập nhật quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đi theo hành lang Xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Suối Tiên thuộc phường Long Bình, quy mô diện tích 27 ha.
– Về giao thông thủy: Quy hoạch các tuyến sông kênh rạch trên địa bàn quận 9 có chức năng giao thông thủy theo quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố.
– Quy hoạch xây dựng hệ thống bến bãi trên địa bàn quận với tổng quy mô là 168,21ha; bao gồm: Bến chuyên dụng xe buýt (6 ha), đầu mối trung chuyển hành khách (0,6 ha), bến xe liên tỉnh (31,01 ha), bãi đậu xe ô tô (35,9 ha), bãi đâu xe taxi (4,7 ha), trung tâm tiếp chuyển hàng hóa (40 ha), kho thông quan nội địa (50 ha).
– Xây dựng kho thông quan và trung tâm tiếp chuyển hàng hóa…
Nhận báo giá & khuyến mãi chi tiết từ chủ đầu tưBẢN ĐỒ QUẬN 9 – QUẬN 9 CÓ BAO NHIÊU PHƯỜNG?
Quận 9 vốn là vùng đất hoang rừng rậm, thú rừng sống thành từng đàn, dân cư thưa thớt, hầu hết sống trên vùng cao chuyên các nghề nương rẫy, chăn nuôi và săn bắt, không quen làm lúa nước.
Đến thế kỷ 15, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà hậu Trần thất bại, tàn quân rút vào Thuận Hóa là tuyệt lộ, một số bỏ chạy sang Lào, một số qua Chiêm Thành, số còn lại xuống phía Nam, đến vùng này. Tới thế kỷ 17, hơn 200 năm sau, cũng có một tàn quân nữa giống vậy, của nhà Minh chạy trốn nhà Thanh, xuống vùng này từ Long Môn (Khâm Châu, Quảng Tây). Nhóm này đã bắt tay vào việc khai phá rừng rậm, cuốc xới sình lầy, gieo trồng lúa nước là ngành nông nghiệp và sống chung hoà hợp với dân bản địa, tạo thành một cộng đồng dân cư ngày càng đông đảo.
Từ năm 1623, để mở rộng giang sơn các chúa Nguyễn đã tạo mối thiện cảm đối với triều đại Chân Lạp, để đưa dân cư từ vùng Thuận Quảng vào lập nghiệp. Đến năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu sai Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào đây kinh lý, lấy đất Đồng Nai lập ra phủ Gia Định, lấy đất Đông Phố lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, đặt quan chức cai trị hành chánh, quân lính trong coi về quốc phòng.
Năm 1808, năm Gia Long thứ 7 huyện Phước Long được nâng lên phủ Phước Long, bốn tổng được nâng lên thành 4 huyện. Mỗi huyện được chia làm 2 tổng Long Vĩnh và Thành Tuy, lấy hai chữ tên huyện đặt lên đầu tên hai tổng, quận 9 lúc đó thuộc tổng Long Vĩnh.
Năm 1821, triều Minh Mạng, năm thứ 2, địa bàn hai tổng được chia làm bốn tổng. Nhưng mãi đến Minh Mạng năm thứ 17 (1836), đất này mới được đo đạc, cùng với toàn thể ruộng đất trên cả sáu tỉnh Nam Kỳ. Công cuộc này được thực hiện bởi Trương Đăng Quế và Trương Minh Giảng. Từ đó các thôn phường mới có địa bộ chính thức.
Đến Minh Mạng năm thứ 18 (1837), khi ranh giới hành chánh của tỉnh Biên Hòa có sự thay đổi, hai huyện Long Thành và Phước An được tách ra khỏi phủ Phước Long để thành lập phủ mới, tên là Phước Tuy.
Đến khi người Pháp đánh chiếm tỉnh Biên Hòa, thành lập chính quyền thực dân, theo hòa ước Nhâm Tuất (1862), họ làm chủ 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Thực thi chính sách trực trị, họ bỏ hết cấp tỉnh, phủ, huyện, và chia địa bàn tỉnh thành 13 địa hạt (Arrondisements), bao gồm tỉnh Biên Hòa cũ (được chia làm 5 địa hạt).
Từ đó 5 năm sau, người Pháp chiếm trọn luôn 6 tỉnh Nam Kỳ. Năm 1867, họ chia toàn địa bàn ra làm 24 đơn vị hành chính, trước gọi là hạt thanh tra (Inspections), sau đổi thành tham biện (Administrateurs). Nơi trụ sở gọi là tòa tham biện, người Việt quen gọi là tòa Bố. Ngày 05 tháng 6 năm 1871, thống đốc Nam kỳ ra nghị định giải thể tòa tham biện Long Thành, sáp nhập vào các toà tham biện lân cận, do đó các làng thuộc tổng Long Vĩnh Hạ được sáp nhập vào hạt tham biện Sài Gòn.
Năm 1920, tỉnh Gia Định được chia làm 4 quận: Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp và Nhà Bè. Ngày 10 tháng 10 năm 1965, tổng Long Vĩnh Hạ lại được tách khỏi quận Dĩ An, nhập trở lại quận Thủ Đức. Năm 1967 xã An Khánh được cắt khỏi quận Thủ Đức, nhập vào quận 1 của Đô thành Sài Gòn và được chia thành hai phường là An Khánh và Thủ Thiêm. Sau, 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm lại được tách ra để thành lập quận 9 của Đô thành Sài Gòn. Qua năm 1972 trên địa bàn Thủ Đức lại được lập thêm một xã mới là xã Phước Bình.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền cách mạng sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong thành phố, quận Thủ Đức được gọi là huyện ngoại thành. Đồng thời giải thể quận 9 của Đô thành Sài Gòn, 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm chuyển thành 2 xã có tên tương ứng và thuộc huyện Thủ Đức (nay là các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông của quận 2).
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 03-CP thành lập quận 9 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, 484 ha diện tích tự nhiên và 15.794 nhân khẩu của xã Phước Long, 891 ha diện tích tự nhiên và 13.493 nhân khẩu của xã Hiệp Phú của huyện Thủ Đức. Đồng thời, thành lập các phường thuộc quận 9 như sau:
Giải thể xã Phước Long để thành lập 2 phường Phước Long A và Phước Long B.
Giải thể xã Tăng Nhơn Phú để thành lập 2 phường Tăng Nhơn Phú A và Tăng Nhơn Phú B. Giải thể xã Long Trường để thành lập 2 phường Long Trường và Trường Thạnh.
Chuyển 7 xã: Phước Bình, Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Long Bình, Long Phước, Phú Hữu thành 7 phường có tên tương ứng.
Từ đó, quận 9 có 13 phường như hiện nay.
CHI TIẾT BẢN ĐỒ QUY HOẠCH QUẬN 9
Nhận báo giá & khuyến mãi chi tiết từ chủ đầu tư
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN 9
Diện tích tự nhiên: Phường Tăng Nhơn Phú A với tổng diện tích 416 ha, chia làm 7 khu phố với 82 tổ dân phố, gồm 12.442 hộ dân với 46.743 nhân khẩu trong đó thường trú 5.206 hộ với 20.943 nhân khẩu, tạm trú 6237 hộ với 24.891 nhân khẩu, lưu trú 1009 hộ với 1009 nhân khẩu.
Đặc điểm khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Tăng Nhơn Phú A có nhiệt độ cao đều trong năm và chia làm hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt, chi phối sâu sắc môi trường và cảnh quan của địa phương.
Nhận báo giá & khuyến mãi chi tiết từ chủ đầu tư
UBND QUẬN 9 – ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 9
Làm sao để đến UBND Quận 9
Hãy vào xem Google Map theo hướng dẫn nhé !
Từ khóa » Dân Số Q9
-
Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quận 9 TPHCM Có Bao Nhiêu Phường? - Top10tphcm
-
Danh Sách Các Phường ở Quận 9 Mới Nhất (kèm Diện Tích, Dân Số)
-
Dân Số, Diện Tích Quận Huyện Hành Chính Của TPHCM 2022
-
Thông Tin Diện Tích Và Dân Số Các Quận, Huyện Tại TP.HCM Ra Sao?
-
Diện Tích Và Dân Số Các Quận, Huyện Tại TP.HCM Khác Nhau Ra Sao?
-
Chính Thức Thành Lập Thành Phố Thủ Đức Thuộc TPHCM
-
Quận 9 Gần Quận Nào? Quận 9 Có Bao Nhiêu Phường?
-
Quy Mô Diện Tích Dân Số Thành Phố Thủ Đức 2020 - Investment Land
-
Dân Số, Diện Tích Các Quận Tại TPHCM Cập Nhật 2021
-
Giới Thiệu Khái Quát Quận 9 - Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Dân Số Thành Phố Hồ Chí Minh: TPHCM 2022 Có Bao Nhiêu Triệu ...
-
Bản đồ Hành Chính Quận 9 TPHCM & Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất