Tất Tần Tật Về Quy Trình Niềng Răng Bạn Cần Biết - YouMed

Nội dung bài viết

  • Tổng quan về phương pháp niềng răng
  • Các loại mắc cài trong niềng răng
  • Quy trình niềng răng như thế nào?

Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang cân nhắc thực hiện phương pháp này và lo lắng không biết quy trình niềng răng ra sao. Đừng lo lắng, bạn viết sau đây của bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Tổng quan về phương pháp niềng răng

Trước khi tìm hiểu quy trình niềng răng, chúng ta cần tìm hiểu tổng quan về phương pháp này. Niềng răng (hay còn gọi là niềng, mắc cài chỉnh nha) là một công cụ được sử dụng trong chỉnh nha để làm thẳng các răng mọc lệch. Đồng thời có thể cải thiện sức khỏe răng miệng.

Thông thường, khách hàng hay đến chỉnh nha vì răng hô. Nhưng niềng răng cũng có tác dụng đối với trường hợp răng móm, răng thưa. Thời gian niềng răng của một người thường kéo dài từ 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần thời gian lâu hơn. Thời gian tùy cơ địa, tình trạng răng và kế hoạch chỉnh nha mà bạn và bác sĩ đã lựa chọn.

Xem thêm: Cải thiện răng thưa: Các phương pháp thông dụng nhất

Các loại mắc cài trong niềng răng

Việc chọn mắc cài ảnh hưởng tới thẩm mỹ và hiệu quả của quy trình niềng răng. Bạn có thể lựa chọn một số loại mắc cài sau:

Niềng răng mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại là loại khung được dùng trong niềng răng từ rất lâu đời. Mắc cài loại này được làm từ vàng, bạc hay thép không gỉ cùng với dây cao su đàn hồi giúp giữ khung và định hình cấu trúc hàm.

Quy trình niềng răng
Mắc cài kim loại là loại mắc cài phổ biến nhất hiện nay

Niềng răng mắc cài sứ

Mắc cài sứ là hợp kim sứ và các loại vật liệu vô cơ khác. Tuy mắc cài sứ đã thẩm mỹ hơn nhưng lại tốn thời gian hơn mắc cài kim loại.

Xem thêm: Niềng răng mắc cài sứ: Những lợi ích, lưu ý và chi phí

Quy trình niềng răng
Niềng răng mắc cài sứ có tính thẩm mỹ hơn kỹ thuật niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài có khóa

Niềng răng mắc cài có khóa hay còn gọi là niềng răng mắc cài tự buộc là lựa chọn khá hiện đại. Đây là loại có nắp trượt tự động giữ dây cung vào khe mắc cài. Do đó, bạn không cần tái khám thường xuyên để điều chỉnh dây cung.

Xem thêm: Những điều bạn nên biết về niềng răng mắc cài sứ tự buộc

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi

Niềng răng mặt lưỡi là sử dụng loại khung gần giống mắc cài kim loại nhưng được gắn vào mặt trong răng. Loại mắc cài này có tính thẩm mỹ cao nhưng thời gian lâu hơn và chỉ dùng cho các trường hợp mức độ lệch không quá nghiêm trọng.

Quy trình niềng răng
Niềng răng mặt lưỡi có các mắc cài được lắp đặt vào mặt trong của răng

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài hay còn gọi là phương pháp Invisalign. Đây là cách chỉnh nha bằng một loại khung trong suốt. Đây cũng là cách niềng răng thẩm mỹ nhất và người đeo có thể tháo niềng bất cứ khi nào mình muốn.

Quy trình niềng răng
Niềng răng trong suốt là phương pháp thẩm mỹ nhất hiện nay

Quy trình niềng răng như thế nào?

Tùy theo từng cơ sở chữa trị và tình trạng của bệnh nhân mà quy trình niềng răng của mỗi người sẽ không giống nhau hoàn toàn. Bạn có thể tham khảo quy trình niềng răng cơ bản nhất dưới đây.

Thăm khám, chụp X-quang và lấy dấu răng

Bước đầu tiên trong quy trình niềng răng là bạn sẽ được thăm khám và tư vấn lâm sàn. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định chụp X-quang răng và lấy dấu răng. Sau khi có hình ảnh X-quang và dấu răng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng của bạn và lên kế hoạch niềng răng phù hợp.

Quy trình niềng răng
Chụp X quang răng là một trong những bước đầu tiên trong quy trình niềng răng

Lên phác đồ điều trị và thống nhất kế hoạch điều trị

Dựa vào tình trạng của răng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn, trao đổi và thống nhất kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Mỗi người sẽ có tình trạng răng khác nhau. Do đó, việc điều trị phải cụ thể cho từng cá nhân để mang lại hiệu quả.

Điều trị tổng quát

Sau khi bạn đã đồng ý với kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các vấn đề răng khác của bạn (nếu có) như sâu răng, viêm nha chu,…

Bắt đầu niềng răng

Sau khi bạn đã được điều trị tổng quát, bác sĩ sẽ thực hiện niềng răng cho bạn theo trình tự sau:

  • Gắn khí cụ, mắc cài.
  • Tái khám định kỳ.
  • Tháo niềng, đeo hàm duy trì.
  • Tái khám định kỳ sau khi niềng.

Xem thêm: Người niềng răng ăn gì và không nên ăn gì?

Mỗi người có thể sẽ có các phương pháp điều trị và sử dụng các loại mắc cài khác nhau. Nhưng nhìn chung quy trình niềng răng và chăm sóc sau khi lắp mắc cài là giống nhau. Trong quá trình điều trị, điều quan trọng là bạn phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và nha sĩ. Đồng thời, bạn cũng phải biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách trong khi đeo niềng. Nếu có ý định niềng răng, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để thực hiện.

Từ khóa » Niềng Răng Quy Trình