Tất Tần Tật Về Thể Sai Khiến Bị động Trong Tiếng Nhật - Shizen
Có thể bạn quan tâm
Một trong những thể khó nhớ và dễ nhầm lẫn đối với người học tiếng Nhật là “Thể sai khiến bị động”. Chính vì vậy, hôm nay Shizen muốn tổng hợp “Tất tần tật về thể sai khiến bị động trong tiếng Nhật”. Để hỗ trợ các bạn ôn tập lại dạng thể “khó nuốt” này. Cùng ghi chú lại thật cẩn thận nhé!
Mục lục
- Giới thiệu về thể sai khiến bị động trong tiếng Nhật
- Cách chia thể từ thể lịch sự
- Cấu trúc và ý nghĩa của thể sai khiến bị động
- Phân biệt các thể Bị động/ Sai khiến/ Sai khiến bị động
- Tổng kết
- Bonus trong mỗi khóa học
- #image_734630699 { width: 100%; }tư vấn Miễn phíĐăng ký tư vấn ngay#section_1478401064 { padding-top: 30px; padding-bottom: 30px; } #section_1478401064 .section-bg.bg-loaded { background-image: url(https://shizen.edu.vn/wp-content/uploads/2020/09/Group-7.png); }
Giới thiệu về thể sai khiến bị động trong tiếng Nhật
Thể sai khiến bị động chính là dạng bị động của thể sai khiến. Chúng được dùng để thể hiện thái độ khó chịu hoặc không hài lòng của người nói, khi bị ép làm một việc gì đó.
Cách chia thể từ thể lịch sự
Động từ nhóm 1
- Chuyển từ hàng います → hàng あ+せられます
- Ví dụ:
- いいます → いわせられます
- かきます → かかせられます
- いきます → いかせられます
- はなします→ はなさせられます
- よみます → よませられます
- あそびます→ あそばせられます
- もちます → もたせられます
- かえります→ かえらせられます
Lưu ý: Đối với động từ nhóm 1 thì 〜せられます có thể rút gọn thành 〜されます. Trừ trường hợp nếu phía trước 〜せられます là 「さ」thì vẫn giữ nguyên là 〜させられます.
- Ví dụ:
- いかせられます → いかされます
- いわせられます → いわされます
- かかせられます → かかされます
- はなさせられます hay おさせられます thì vẫn giữ nguyên không được rút gọn.
Động từ nhóm 2
- Bỏ ます+させられます
- Ví dụ:
- たべます → たべさせられます
- みます → みさせられます
- ねます → ねさせられます
- おきます → おきさせられます
- あびます → あびさせられます
- かります → かりさせられます
- ならべます→ ならべさせられます
Động từ nhóm 3
- します → させられます
- べんきょうします → べんきょうさせられます
- しゅっちょうします→ しゅっちょうさせられます
- けっこんします → けっこんさせられます
- ざんぎょうします → ざんぎょうさせられます
- きます → こさせられます
- もってきます → もってこさせられます
Cấu trúc và ý nghĩa của thể sai khiến bị động
S1 は S2 に N を V: S1 bị S2 bắt làm V (Trường hợp có N)
- 毎日(まいにち)、私(わたし)は 母(はは)に 野菜(やさい)をたべさせられます。(Tôi bị mẹ bắt ăn rau mỗi ngày)
- 昨日(きのう)の晩(ばん)、妹(いもうと)は 父(ちち)に 日本語(にほんご)の宿題(しゅくだい)をさせられました。(Tối qua, em gái tôi đã bị bố bắt làm bài tập tiếng Nhật)
Phân biệt các thể Bị động/ Sai khiến/ Sai khiến bị động
Về mặt ý nghĩa của thể Bị động/ Sai khiến/ Sai khiến bị động
- Thể bị động: Thể bị động trong tiếng Nhật hay được sử dụng để thể hiện tình trạng không thoải mái, hoặc cảm thấy phiền toái (nghĩa tốt có sử dụng nhưng không nhiều). Nghĩa tốt thường được dùng với mẫu câu 「てもらいます」 hay 「てくれます」 nhiều hơn.
- Thể sai khiến: được sử dụng dùng để mô tả hành động bắt/cho phép/yêu cầu một người (hoặc động vật) làm điều gì đó.
- Thể sai khiến bị động: chính là dạng bị động của thể sai khiến. Chúng được dùng để thể hiện thái độ khó chịu hoặc không hài lòng của người nói, khi bị ép làm một việc gì đó.
Về cách chia động từ
của thể Bị động/ Sai khiến/ Sai khiến bị động
Nhóm động từ | Thể bị động | Thể sai khiến | Thể sai khiến bị động |
Nhóm 1 | はなされます | はなさせます | はなさせられます |
Nhóm 2 | たべられます | たべさせます | たべさせられます |
Nhóm 3 | されます | させます | させられます |
Về mặt cấu trúc câu
- Thể bị động:
- S1 (Người bị tác động) は S2 (Người tác động)に Nを V(Bị động).
- Ví dụ: 私(わたし)は 先生(せんせい)に 漢字(かんじ)を ほめられました。(Chữ Hán của tôi được cô giáo khen)
- Thể sai khiến:
- S1 (Người tác động) は S2 (Người bị tác động)に Nを V(Sai khiến).
- Ví dụ: 先生(せんせい)は 私(わたし)に 宿題(しゅくだい)を させました。(Giáo viên đã bắt tôi làm bài tập)
- Thể sai khiến bị động:
- S1 (Người bị tác động) は S2 (Người tác động)に Nを V(Sai khiến bị động).
- Ví dụ: 私(わたし)は 先生(せんせい)に 宿題(しゅくだい)を させられました。(Tôi đã bị giáo viên bắt làm bài tập)
Các vấn đề cần lưu ý
Theo như những phân tích trên, khi chúng ta muốn đặt những câu có liên quan đến thể Bị động, Sk và Sk bd, chúng ta phải lưu ý các điều sau:
- Chủ ngữ sẽ là người thực hiện hành động. Nên phải chú ý sử dụng chủ ngữ phù hợp với động từ phía sau.
- Cách chia động từ giữa các thể này rất dễ nhầm lẫn. Khi học chúng ta nên kẻ bảng so sánh (như trên) để có thể dễ hình dung hơn.
Tổng kết
Các dạng động từ trong tiếng Nhật rất đa dạng. Chính vì thế, khi học chúng ta phải lưu ý đến những đặc trưng riêng của từng thể. Như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng phân biệt và ghi nhớ chúng.
Các bạn đã ghi chú cẩn thận chưa nào, cùng Shizen học thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!
[Tham khảo thêm] Học kanji hiệu quả cho những bạn mới bắt đầu – Tại sao không?
Bonus trong mỗi khóa học
À! Ngoài ra, Nhật Ngữ Shizen tự hào là một trong những #Trung_tâm_tiếng_Nhật_uy_tín_nhất tại khu vực Thủ Đức. Đã chấp cánh cho hơn 3000+ bạn sinh viên thực hiện giấc mơ Nhật Ngữ của mình, còn bạn thì sao?HÃY ĐẾN SHIZEN ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ KHÔNG BỎ LỠ CƠ HỘI ƯU ĐÃI 25% HỌC PHÍ DUY NHẤT TRONG NĂM NHÉ! tư vấn Miễn phí
Đăng ký tư vấn ngay
- Giáo viên xịn sò, kiến thức level cao thủ, siêu hài hước.
- Bài giảng đa dạng phong phú, nhiều màu sắc, ấn tượng mạnh.
- Phương pháp giảng dạy theo chuẩn Shadowing hiệu quả bậc nhất
- Hỗ trợ giải đáp thắc mắc về kiến thức, tâm tư tình cảm 24/7.
- Luyện thi Chuẩn tiếng Nhật quốc tế như JLPT – NATTEST – TOPJ – JLAN.
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa được trung tâm tổ chức liên tục với nhiều quà tặng và giải thưởng hấp dẫn.
________________________________________________________
NHẬT NGỮ SHIZEN – KẾT SỨC MẠNH NỐI THÀNH CÔNG Địa chỉ: 1S Dân Chủ, phường Bình Thọ, Thủ Đức, TPHCM Hotline: 028-7109-9979 FaceBook: Nhật Ngữ Shizen
4 (1)Từ khóa » Vì Vậy Tiếng Nhật Là Gì
-
Tổng Hợp Từ Nối Trong Tiếng Nhật
-
Cách Dùng Từ Nối Trong Tiếng Nhật Cơ Bản
-
Vì Vậy Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Từ điển Việt-Nhật
-
Liên Từ Trong Tiếng Nhật THƯỜNG GẶP Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
[Vì, Chính Vì] Tiếng Nhật Là Gì? →から,ので Diễn Tả Cho Lý Do/nguyên ...
-
Liên Từ Nối Câu Trong Tiếng Nhật - Hikari Academy
-
Toàn Bộ Liên Từ Thường Sử Dụng Trong Tiếng Nhật
-
Liên Từ Trong Tiếng Nhật Là Gì? 5 Cách Sử Dụng Liên Từ Hiệu Quả
-
Cùng Nhau Học Một Số Từ Nối Trong Tiếng Nhật
-
60 Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Nhật N5 Bạn Nên Biết - Visa Tokutei
-
Naruhodo/sōdesu Ka… Các Biểu Thức được Sử Dụng Trong Tiếng ...
-
Cùng Nhau Học Tiếng Nhật – Thưa Cô, Em Hỏi | NHK WORLD RADIO ...
-
Ngữ Pháp Tiếng Nhật N2: Mẫu Câu "không Chỉ Vậy, Hơn Nữa" - LinkedIn