Tất Tần Tật Về Thủ Tục Dọn Về Nhà Mới Lấy Ngày Từ A-Z
Có thể bạn quan tâm
Lễ nhập trạch được hiểu là nghi thức cúng nhà mới, nhằm báo cáo với thần linh và tổ tiên về việc thay đổi địa chỉ nhà của gia đình, bên cạnh đó là mong muốn cuộc sống tương lai được bình yên, may mắn. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, các gia đình chưa thể chuyển tới nhà mới để sinh sống ngay được, vì vậy thủ tục về nhà mới lấy ngày ra đời, để không bỏ lỡ ngày đẹp, giờ đẹp cúng nhập trạch. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin tất tần tật về thủ tục dọn về nhà mới lấy ngày từ A-Z. Cùng theo dõi nhé!
Lễ nhập trạch - lấy ngày về nhà mới có ý nghĩa gì ?
Dù chỉ là lấy ngày để làm lễ cúng nhà mới nhưng nghi thức của lễ nhập trạch lấy ngày cũng cần được nghiêm trang và chuẩn chỉ như một lễ nhập trạch thông thường. Việc này có ý nghĩa không bỏ lỡ ngày đẹp để báo cáo thần linh, tổ công và tổ tiên và nơi ở mới của gia đình mình.
Bên cạnh đó, gia chủ còn thể hiện mong muốn cầu bình an, may mắn và xua đuổi vận khí xấu, cũng như yên tâm hơn nếu như chưa thể dọn tới nhà mới ngay.
Về nhà mới lấy ngày cần chuẩn bị những gì ?
Đây cũng là câu hỏi nhiều gia đình quan tâm. Để một lễ cúng nhập trạch diễn ra suôn sẻ và như ý, khâu chuẩn bị được cho là cần thiết và cực kì quan trọng. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị những điều sau:
Chọn ngày tốt để làm lễ nhập trạch lấy ngày
Ngày chuyển nhà căn cứ vào các yếu tố như ngày âm/dương, năm sinh của gia chủ, hướng nhà,… sao cho đảm bảo ngày đẹp này đem lại lợi ích cho chủ nhà, cũng như tránh được điểm xấu và hợp phong thủy với ngôi nhà nhất.
Chuẩn bị mâm đồ cúng nhập trạch
Mâm cúng gồm 3 phần là hương hoa, ngũ quả và mâm cơm. Có thể bày chung trên mâm lớn hoặc để riêng thành từng mâm nhỏ. Không cần quá cầu kì với nhiều thức quả đắt tiền, quan trọng nhất là lòng thành và sự tin tưởng của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Chuyển bàn thờ gia tiên
Gia chủ cần đích thân mang bài vị của tổ tiên và thần tài vào nhà mới, đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc: “Về nhà mới mang gì vào trước”.
Sắp xếp bài văn khấn về nhà mới
Văn khấn nhập trạch thường có 2 phần là văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên. Bài văn khấn thể hiện mong muốn của gia chủ cũng như xin phép được chuyển tới nơi ở mới, bắt đầu cuộc sống tại đây.
Các dụng cụ, vật phẩm khác
Các món đồ mà bạn cần chuẩn bị thêm đó là: bếp than để ở giữa của chính; chiếu đang sử dụng tại nhà cũ của mình; chổi mới; gạo – muối;… Các thành viên trong nhà đình cần cầm them các món đồ có ý nghĩa là sung túc, may mắn vào nhà: bếp lửa, tiền vàng, túi màu đỏ,…
Thủ tục tiến hành làm lễ nhập trạch về nhà mới
Thủ tục vào nhà mới chung cư, nhà mặt đất,… về cơ bản thì không có nhiều sự khác biệt. Bạn cần thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị làm lễ
Nên đem bếp than củi vào nhà và đặt chúng tại lối ra vào cửa chính. Sau đó hãy mở hết cửa ra, bật đèn sáng cho không gian nhà mới. Gia chủ bưng bát hương thổ công, bước qua bấp than củi bằng chân trái trước và các thành viên khác đi sau theo cách tương tự. Tiếp đó là đem chiếu, bếp ga và chổi vào nhà.
Bước 2: Sắm sửa mâm cúng
Bạn chuẩn bị mâm cúng đầy đủ và sắp xếp, bày biện trang trọng, đẹp mắt. Cần đặt ở hướng hợp với tuổi chủ nhà, cũng như bày trước tổ công, gia tiên và thắp hương.
Bước 3: Khấn thần linh, tổ tiên
Gia chủ đọc văn khấn cho Thần Linh và Tổ Tiên. Cần đọc văn khấn thần linh trước rồi tới khấn gia tiên, với sự thành tâm và rõ ràng, mạch lạc. Các thành viên còn lại đừng sau chắp tay thành tâm.
Bước 4: Hóa vàng
Sau cùng, bạn hóa hàng, lấy cháy gần hết thì rưới rượu lên tàn tro. Lưu ý nên giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để lên bàn thờ Táo quân, Tổ tiên thể hiện cho ý nghĩa sung túc, no đủ.
Lưu ý cần nhớ:
Nhập trạch được tính từ khi chủ nhà bắt đầu làm lễ cúng nhà mới nên nếu muốn sửa chữa, chuyển đồ vào nhà mới trước khi nhập trạch cũng có thể chấp nhận được.
Nhà mới cần đảm bảo hoàn thiện bếp, bàn thờ trước khi làm lễ nhập trạch. Trên bàn thờ cần có bát hương đã bốc ít nhất trước giờ làm lễ khoảng 1-2 tiếng và đặt ở nơi sơn tinh vượng, không quay ra cửa, nhà kho hay nhà vệ sinh.
Nên ngủ lại nhà mới một đêm vì đây được coi là ngày đầu tiên vào nhà mới.
Cần chuẩn bị gì trong mâm cúng lễ nhập trạch - lấy ngày về nhà ?
Mâm cúng lễ nhập trạch lấy ngày cũng thể hiện một phần sự thành tâm và mong muốn được Thần linh, Tổ tiên chứng giám cho gia đình mình một cuộc sống bình an, may mắn. Bạn cần chuẩn bị cẩn thận nhé.
Trên mâm hương hoa cần có đèn nhang, hương, hoa tươi, trầu cau. Cụ thể: 1 bó hương, 1 cặp đèn cầy đỏ, 1 bình hoa tươi, 3 miếng trầu cau đã têm, vàng mã, 1 đĩa gồm muối và gạo, 3 hũ nước. Hoa tươi chọn số bông lẻ.
Mâm ngũ quả gồm ít nhất 5 loại, màu sắc đa dạng và cần to đẹp, đều, không dập nát.
Mâm cơm có thể dạng chay hoặc mặn. Mâm cơm mặn có xôi, gà luộc nguyên con, 1 bộ tam sinh (thịt luộc, tôm luộc, trứng vịt luộc), 3 chén rượu, 3 chén trà, 3 điếu thuốc,… Mâm cơm chay có 4-5 món: nem, rau củ, canh nấm, xôi,…
Văn khấn về nhà mới lấy ngày
Dưới đây là mẫu bài văn khấn về nhà mới tương đối phổ biến và đơn giản, bạn có thể tham khảo nhé!
Kính Lạy:
Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Các Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng Các Thần Linh Cai Quản nơi này.
Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày……tháng……năm……
Tín chủ chúng con là………
Hiện ngụ tại thôn/xóm…xã….huyện.....tỉnh....
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật cúng để dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình đến các ngài: Nay gia đình chúng con nhà cửa viên mãn, nhờ chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, bởi vậy nên chúng con kính lễ khánh hạ. Xin cúi đầu trước các chư vị Linh thần cho phép chúng con được rước vong linh Tiên Tổ về đây, trước là thờ phụng sau là để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu.
Chúng con nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khang, việc nhà an nhiên, kiếm tiền thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.
Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.
Những việc nên làm khi chuyển về nhà mới
Để cuộc sống sau này tại tổ ấm mới được suôn sẻ và như ý hơn, đừng quen 8 việc quan trọng nhất định phải làm trước khi dọn về nhà mới cũng như trong những ngày đầu tại nhà mới nhé:
- Đốt nến ở góc hướng Đông Nam của nhà mới
- Xông nhà bằng bồ kết, hương nhang, dầu thơm,… để ấm nhà và đuổi đi khí xấu
- Treo chuông gió tại cửa chính, loại chuông kim loại giúp giải vận hạn xấu
- Luôn giữ tâm trạng vui vẻ trong ngày chuyển nhà
- Không chuyển nhà vào buổi tối, bắt đầu từ sau 15h chiều
- Bật đèn sáng trong 3 đêm đầu tiên
- Mở thật nhỏ vòi nước và bật quạt với ý nghĩa “phong sinh thủy khởi”
- Tránh người tuổi dần vào nhà ngày nhập trạch vì “dẫn hổ cửa trước, dẫn beo của sau”
Hi vọng với các thông tin về thủ tục dọn về nhà mới lấy ngày trên, bạn đã hiểu được các bước thực hiện từ A-Z cũng như các lưu ý cần thiết. Nghi lễ cúng nhập trạch là vô cùng quan trọng, với quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, mang hi vọng về một cuộc sống mới bình an và may mắn.
Từ khóa » Nghi Lễ Về Nhà Mới Lấy Ngày
-
Thủ Tục Về Nhà Mới Lấy Ngày - Nhập Trạch Lấy Ngày đầy đủ Nhất
-
Thủ Tục Nhập Trạch Lấy Ngày – Cúng Lấy Ngày Về Nhà Mới
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Nhập Trạch Lấy Ngày Về Nhà Mới T04/2022
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Nhập Trạch Lấy Ngày Về Nhà Mới - Imuabanbds
-
Về Nhà Mới Lấy Ngày Cần Chuẩn Bị Những Gì Mới đúng Lễ Nghi
-
Thủ Tục Vào Nhà Mới Lấy Ngày Đầy Đủ Nhất - Đồ Cúng Tâm Linh
-
[CHÚ Ý] Chuyển đến Nhà Mới Cần Làm Gì? ĐỂ KHÔNG LÀM MẤT ...
-
Dọn Chuyển Về Nhà Mới Kiêng Gì? Cách Xem Ngày, Sắm Lễ, Văn Khấn
-
Thủ Tục Chuyển Nhà Nhập Trạch Lấy Ngày - Taxi Tải Sài Gòn
-
Thủ Tục Chuyển Nhà Lấy Ngày Nhập Trạch
-
Thủ Tục Chuyển Nhà Lấy Ngày - Nhập Trạch, Cúng Lấy Ngày Về Nhà Mới
-
Dọn Về Nhà Mới Tuyệt Đối Không Được Quên 8 Việc Cần Làm Ngay
-
Nhập Trạch Có Cần Xem Tuổi Và Thủ Tục Nhập Trạch Lấy Ngày Gồm ...
-
Ý Nghĩa Và Thủ Tục Về Nhà Mới (nhập Trạch) - Bách Hóa XANH