Tất Tần Tật Về Viêm Gan Siêu Vi B Mạn Tính Có HBeAg| TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Những triệu chứng ban đầu của viêm gan B thường thầm lặng nên người bệnh rất khó phát hiện. Khi bệnh chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính thì người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn về bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg.
Menu xem nhanh:
- 1. Phân biệt viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính
- 1.1 Viêm gan B cấp tính
- 1.2 Viêm gan B mạn tính
- 2. Viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg là gì?
- 2.1 Viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg dương tính
- 2.2 Viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg âm tính
- 3. Cách điều trị viêm gan B mạn tính
- 4. Cách phòng tránh viêm gan B mạn tính có HBeAg
1. Phân biệt viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính
Trước khi tìm hiểu về bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg, bạn cần biết thế nào là viêm gan B cấp tính và mạn tính.
1.1 Viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính dùng để chỉ giai đoạn đầu của bệnh. Virus phát sinh trong 6 tháng đầu tiên kể từ thời điểm nhiễm bệnh. Viêm gan B cấp tính không có triệu chứng rõ nét. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo dài và phát triển triển thành viêm gan B mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân mắc viêm gan B cấp tính sẽ tự động khỏi hoàn toàn. 10% còn lại sẽ biến chứng thành mạn tính hoặc nguy hiểm hơn.
1.2 Viêm gan B mạn tính
Viêm gan B mạn tính là giai đoạn nghiêm trọng hơn. Bệnh xuất hiện khi các virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể vượt quá 6 tháng. Trong nhiều trường hợp, virus tiềm ẩn trong cơ thể nhưng không hoạt động, khiến người bệnh khó phát hiện. Nhưng khi virus hoạt động, các triệu chứng cũng không thực sẽ rõ ràng. Do đó, nhiều người bệnh khi phát hiện ra đã ở giai đoạn muộn, bỏ lỡ mất cơ hội điều trị.
2. Viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg là gì?
Viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg là thuật ngữ dùng để chỉ sự xuất hiện của HBeAg. HBeAg là tên viết tắt của từ Hepatitis B envelope Antigen. Ký hiệu này chỉ kháng nguyên e của virus HBV. Sự xuất hiện HBeAg chứng tỏ virus đang hoạt động và có khả năng lây lan mạnh. Bệnh nhân cần phân biệt viêm gan siêu vi B mạn tính âm tính và dương tính với HBeAg. HBeAg âm tính có 2 khả năng: Virus ở thể ngủ hoặc virus có hoạt động nhưng đột biến vùng gen mã hóa tổng hợp HbeAg. Để xác định chính xác là HBeAg loại nào, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm.
2.1 Viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg dương tính
Khi xét nghiệm và phát hiện viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg dương tính cũng đồng nghĩa với việc virus đang trong trạng thái hoạt động và gây một số tổn thương cho gan. Biện pháp điều trị cần áp dụng lúc này là khiến virus quay về trạng thái ngủ. Đồng thời giúp gan ổn định lại các chức năng hoạt động. Hạn chế tối đa sự lây lan và ngăn chặn các biến chứng tiếp theo.
HBeAg dương tính là dấu hiệu ban đầu để xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Lý do là bởi lúc này, virus đang nhân lên trong máu và sẽ tấn công trực tiếp tế bào gan. Ngoài ra, viêm gan B mạn tính có HBeAg dương tính có tỷ lệ rất cao lây nhiễm cho người khác. Do đó, người bệnh cần đặc biệt lưu ý các biện pháp phòng tránh để không lây nhiễm.
Với HBeAg dương tính, có 2 khả năng xảy ra gồm:
– HbeAg dương tính nhưng chưa tổn hại đến chức năng hoạt động của gan. Với trường hợp này, việc đưa virus về trạng thái ngủ khá đơn giản.
– HbeAg dương tính đã phá hoại tế bào gan, tác động đến chức năng hoạt động của gan. Đây là tình huống khá nguy hiểm, cần phải có biện pháp ngăn chặn tình trạng này.
Có một điều cần đặc biệt lưu ý đó là những thai phụ có chỉ số xét nghiệm HBeAg dương tính thì khả năng lây virus sang con là rất cao. Do đó, người mẹ cần khám sức khỏe định kỳ để có thể kiểm soát và nắm bắt khả năng lây lan của bệnh.
2.2 Viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg âm tính
Viêm gan siêu vi B mạn tính có chỉ số HbeAg âm tính nghĩa là virus đang trong trạng thái ngủ và chưa tác động quá sâu đến gan. Trong một vài trường hợp, virus có thể hoạt động nhưng đột biến vùng gen mã hóa tổng hợp HBeAg cũng cho kết quả HBeAg âm tính. Với HBeAg âm tính, bệnh nhân chưa cần sử dụng các loại thuốc kháng virus. Tuy nhiên, HBeAg âm tính có thể chuyển sang dương tính tại bất kỳ thời điểm nào. Do đó, điều quan trọng là không được chủ quan. Lời khuyên là bạn nên đi khám định kỳ mỗi 6 tháng/lần để có thể kiểm soát tốt tình trạng và mức độ hoạt động của virus.
Ngoài ra, HbeAg âm tính còn phụ thuộc vào nhiều chỉ tiêu khác. Cụ thể, nếu HBeAg âm tính nhưng HBV AND cho tải lượng 10^4 copies/ml thì việc điều trị vẫn phải được duy trì. Nếu HBeAg âm tính nhưng HbsAg dương tính và men gan tăng từ 2 lần trở lên thì người bệnh vẫn phải điều trị bằng thuốc.
3. Cách điều trị viêm gan B mạn tính
Với người bệnh mắc viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg thì điều cần thiết là phải đi khám bác sĩ. Tại đây, bạn sẽ được làm một số xét nghiệm chuyên sâu để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg.
– Sử dụng thuốc kháng virus (khi được chỉ định). Phương pháp này là quá trình điều trị trong thời gian lâu dài. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng để tránh bị nhờn thuốc. Các loại thuốc được sử dụng như: Tenofovir (TDF), Lamivudin (LAM), Adefovir (ADV) được dùng phối hợp với lamivudine khi có tình trạng kháng thuốc.
– Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc Interferon qua đường tiêm. Thuốc có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt virus. Bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 2 loại: Interferon alpha
hoặc Peg-interferon alpha. Liệu trình điều trị thường kẻo dài từ 6 tháng tới 1 năm. Người bệnh cần theo dõi sự thay đổi bất thường đề phòng tác dụng phụ của thuốc.
Bên cạnh dùng thuốc người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống:
– Chia nhỏ các bữa ăn. Nên ưu tiên thức ăn dễ tiêu. Một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng với bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính.
– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều sắt như lòng đỏ trứng gà, thịt bò, rau có màu xanh đậm…
4. Cách phòng tránh viêm gan B mạn tính có HBeAg
– Cách phòng bệnh hiệu quả nhất chính là tiêm vaccin. Trẻ em được khuyến cáo nên tiêm vaccin phòng viêm gan B ngay trong vòng 24h sau sinh và tiêm nhắc lại vào các tháng tiếp theo.
– Không dùng chung bơm kim tiêm hay các dụng cụ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể
– Luôn tự bảo vệ bản thân bằng cách quan hệ tình dục an toàn
– Tránh tiếp xúc với vết thương hở của người bị bệnh
– Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc
– Ăn các thực phẩm dinh dưỡng, trái cây chứa vitamin
– Tuyệt đối không dùng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích
– Tập thể dục thường xuyên, luôn giữ tinh thần thoải mái
Tóm lại, với những bệnh nhân nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính, việc thăm khám thường xuyên là vô cùng quan trọng. Xét nghiệm HBeAg là chỉ số quan trọng để đánh giá xem quá trình điều trị viêm gan B có đạt hiệu quả hay không. Nếu HBeAg chuyển từ dương tính về âm tính cùng một số chỉ số khác như men gan, định lượng HBV ADN,… thì người bệnh có thể tạm thời yên tâm. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, khi virus đã tồn tại trong cơ thể, việc loại bỏ nó là cực kỳ khó.
Hy vọng với bài viết này, bạn đã có được những kiến thức hữu ích trong việc điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg.
Từ khóa » Chỉ Số Hbeag âm Tính Là Gì
-
Xét Nghiệm HBeAg Trong Chẩn đoán Viêm Gan B | Vinmec
-
HBeAg Là Gì? Chẩn đoán Kết Quả Xét Nghiệm Dương Tính Và âm Tính
-
HBeAg âm Tính - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Xét Nghiệm HbeAg Là Gì? Ý Nghĩa HbeAg âm Tính, Dương Tính
-
Xét Nghiệm HBeAg Và Những điều Cần Biết
-
Xét Nghiệm HBeAg Là Gì? Ý Nghĩa Xét Nghiệm HBeAg - Diag
-
Xét Nghiệm HBeAg Là Gì? Hướng Dẫn đọc Kết Quả Xét Nghiệm HBeAg
-
Xét Nghiệm HBeAg Và Những Thông Tin Cần Biết | TCI Hospital
-
VIÊM GAN B MẠN TÍNH HBeAg ÂM TÍNH VỚI MEN GAN BẤT ...
-
Các Xét Nghiệm Chẩn đoán Viêm Gan B Và ý Nghĩa Của Các Chỉ Số
-
8 Xét Nghiệm Chẩn đoán Viêm Gan B Phổ Biến Nhất
-
ĐỊNH LƯỢNG HBsAg - Ý NGHĨA TRONG BỆNH LÝ VIÊM GAN B
-
Dấu ấn Huyết Thanh Virus Gây Viêm Gan B - Hội Y Học TP.HCM
-
Những điều Cần Biết Khi Xét Nghiệm Chỉ Số HbsAg - ISofHcare