Những lợi ích của ngao rất nhiều. Cho dù hấp, chiên hay nướng, ngao là một loại hải sản ngon và bổ dưỡng. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo và có nhiều chất sắt, protein.
1.1. Tốt cho khả năng sinh sản của nam giới
Kẽm và selen rất quan trọng đối với nam giới trong việc sản xuất tinh trùng và dịch tinh. Chúng được tìm thấy rất nhiều trong trai.
Ngao giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp testosterone, và chúng cũng giúp khả năng vận động của tinh trùng. Số lượng tinh trùng cũng được cải thiện và khả năng tạo ra tinh trùng bị biến dạng cũng giảm xuống.
1.2. Giúp tổng hợp Collagen
Collagen là một loại protein được tìm thấy trong cơ thể con người. Nó rất quan trọng trong việc duy trì làn da, màng nhầy, khớp và các tế bào khác trong cơ thể. Nhiều người không có khả năng hấp thu đủ lượng collagen cho cơ thể.
Một cách để cải thiện sản xuất collagen là đảm bảo bạn cung cấp đủ Vitamin C. Ngao giúp cơ thể nhận được chất dinh dưỡng quan trọng đó.
Vitamin C cũng rất quan trọng trong việc giúp cơ thể có đủ chất sắt. Và chúng ta đều biết rằng Vitamin C rất quan trọng để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn.
1.3. Chứa nhiều vitamin B12
Con ngao là một nguồn cung cấp vitamin B12 tuyệt vời. Trong 100 gam ngao cung cấp 824% lượng tiêu thụ hàng ngày. Vitamin B12 rất tốt cho con người vì nó giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu, tổng hợp protein, tạo ra và duy trì DNA.
Vitamin B12 cũng giúp giảm trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện tâm trạng và năng lượng của người sử dụng.
1.4. Tốt cho sức khỏe tuyến giáp
Hải sản là nguồn cung cấp i ốt chính. Ngao chứa nhiều khoáng chất này trong cơ thể nên những người ăn nó có thể hấp thu được lượng i ốt cao nhất.
I ốt cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Theo các chuyên gia cho biết, cơ thể chúng ta không tạo ra chất dinh dưỡng này, vì vậy bạn phải cung cấp đủ trong chế độ ăn uống của mình.
Không bổ sung đủ i-ốt dẫn đến thiếu hụt, có thể dẫn đến suy giáp và có thể bị thiểu năng trí tuệ ở trẻ em và trẻ sơ sinh có mẹ không tiêu thụ đủ i-ốt trong thời kỳ mang thai.
Ngao cũng chứa một lượng đồng cao, có tác dụng với i-ốt để đảm bảo cơ thể sản xuất đủ hormon tuyến giáp.
1.5. Tốt cho sức khỏe của tim
Ngao chứa một lượng acid béo Omega-3 lành mạnh. Trong 85 mg ngao sẽ cung cấp cho bạn 140mg omega-3. Nhiều người không thích mùi vị của cá béo và mùi của viên nang Omega-3 có thể khiến bạn khó chịu. Vì vậy, ngao là một cách tuyệt vời để có được những gì bạn cần một cách ngon lành.
Omega-3 có lợi vì chúng hỗ trợ sự linh hoạt của mạch máu, giảm mức độ tăng cao của chất béo trung tính và thậm chí có thể giúp giảm trầm cảm.
Chúng giúp giảm nguy cơ các mảng có hại phát triển ở bên trong thành mạch máu, có thể cản trở dòng chảy của máu và do đó làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
1.6. Nguồn choline tuyệt vời
Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng không phải là vitamin. Nó rất quan trọng đối với sức khỏe của gan và giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh gan nhiễm mỡ.
Một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng việc cung cấp đủ lượng choline có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer và sa sút trí tuệ.
Choline có tác dụng giúp sản xuất acetylcholine, có lợi cho trí nhớ và chức năng não nói chung. Các chuyên gia khuyến cáo rằng người lớn nên tiêu thụ ít nhất 425 - 550 mg choline mỗi ngày.
1.7. Giàu riboflavin
Riboflavin còn được gọi là vitamin B12 và ngao là một nguồn cung cấp vitamin B2 tuyệt vời. Riboflavin là tuyệt vời vì nó giúp não khỏe mạnh. Nếu bạn bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, cơ thể có thể đang phải đối mặt với sự thiếu hụt riboflavin.
Các flavoprotein cần thiết để chuyển hóa axit béo trong não và điều chỉnh hormone được tìm thấy trong riboflavins. Ngoài ra, nó rất tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn, hỗ trợ sức khỏe của đôi mắt của bạn và có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Bài nên xem
Tác dụng của cao gắm đối với bệnh Gout, xương khớp - Bạn có biết?
2. Những điều bạn nên biết về con ngao
Con ngao là một thực phẩm quen thuộc của nhiều người nhưng bạn đã hiểu rõ về nó chưa, cùng tìm hiểu nhé!
2.1. Con ngao là gì?
Con ngao (con nghêu) thuộc động vật không xương sống hay còn gọi là nhuyễn thể. Chúng là động vật hai mảnh vỏ sống ở cả nước mặn và nước ngọt. Chúng kiếm ăn bằng cách lọc nước và chiết xuất chất dinh dưỡng, vi sinh vật làm thức ăn tương tự như vẹm, hàu và sò điệp.
Ngao có vị gì?
Ngao sống thường được ăn nguyên con, nghĩa là bạn ăn cả phần thịt lẫn phần bên trong. Chân nghêu có độ dai hơi dai và hương vị hải sản tinh tế với vị tanh, ngọt, bùi rất dễ chịu. Phần còn lại của ngao có kết cấu nhão, có mùi tanh nhẹ. Ngao lớn hơn có kết cấu dai hơn, trong khi những con nhỏ hơn, mềm hơn.
Tìm hiểu thêm:
Tất tật những điều bạn nên biết khi ăn con tôm
9 tác dụng có lợi và 5 tác động bất lợi của con hàu mà bạn nên biết
2.2. Thành phần dinh dưỡng của con ngao
Thịt ngao là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Cụ thể giá trị dinh dưỡng của con ngao trong 85 gam bao gồm:
Lượng calo: 63
Chất đạm: 11g (22% DV)
Chất béo: 1g (1% DV)
Axit béo omega-3: 168mg
Carbohydrate: 2g (1% DV)
Sắt: 12mg (66% DV)
Vitamin B12: 42 mcg (700% DV)
Selen: 20,7mcg (30% DV)
Mangan: 0,4mg (21% DV)
Vitamin C: 11,1mg (18% DV)
(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết của một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể trong 1 ngày)
3. Tác dụng không mong muốn khi ăn con ngao
Mặc dù nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và các tác dụng có lợi đối với cơ thể nhưng bạn nên thận trọng khi sử dụng thực phẩm này:
Dị ứng và sốc phản vệ
Nếu bạn bị dị ứng với ngao hoặc các động vật có vỏ khác thì không nên sử dụng thực phẩm này. Triệu chứng dị ứng bao gồm ngứa ran ở lưỡi, phát ban trên da, ngứa ngáy, buồn nôn, nôn mửa, giảm huyết áp đột ngột, chóng mặt, ngất xỉu.
Ngộ độc thực phẩm
Ngao bị hỏng hoặc bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nó gây triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Tất cả động vật có vỏ đều có thể mang vi khuẩn E coli , Salmonella và ký sinh đường ruột gây nguy hiểm nhất đối với trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch bị tổn thương.
Nhiễm chất gây ô nhiễm
Mặc dù ngao được cho là có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp nhất so với các loài động vật có vỏ khác. Tuy nhiên, chúng vẫn là loài ăn lọc và do đó có thể tích tụ methylmercury, nhôm và các chất độc từ nước và tảo biển gây hại cho hệ thần kinh.
4. Một số chú ý khi dùng con ngao mà bạn nên biết
Để hạn chế những tác dụng bất lợi có thể xảy ra cho người sử dụng, bạn cần chứ ý những điều dưới đây:
4.1. Ai không nên ăn ngao?
Một số đối tượng không nên hoặc hạn chế ăn ngao như:
Người bệnh gout: Ngao là thực phẩm có chứa nhiều purin và chất đạm, do đó khi tiêu thụ quá nhiều các chất này chuyển hóa thành acid uric, nguyên nhân chính khiến bệnh gout tái phát và tăng nguy cơ bệnh gout. Từ đó gây ra các dấu hiệu bị gout đau nhức.
Tìm hiểu thêm về chế độ ăn cho người bệnh gout
Người bệnh có tiền sử đau dạ dày, bệnh thận và khó tiêu: Do ngao có tính hàn nên không tốt cho những đối tượng này.
Người bị cảm lạnh: Cùng bởi tính lạnh của ngao nên người cảm lạnh không nên sử dụng thực phẩm này để giúp cơ thể tránh tăng tính lạnh của cơ thể.
Người bệnh gan: Đối tượng này khi ăn ngao có thể dẫn đến tổn thương não do người bệnh bị thiếu men oxy hóa đồng huyết thanh nên các cơ quan nội tác không thể thải đồng dư thừa ra khỏi cơ thể được. Từ đó não bị tổn thương và để lại nhiều di chứng như chân tay run rẩy, vàng da, chướng bụng.
Người dị ứng ngao: Khi gặp các triệu chứng dị ứng kể trên, ban nên ngưng sử dụng thực phẩm này và đến khám tại các cơ sở y tế sớm nhất.
Phụ nữ mang thai: Trong thức ăn của ngao có chứa một số chất độc và không bị phân hủy khi nấu chín ở nhiệt độ cao nên bà bầu tránh ăn để ngăn ngừa tổn thương thần kinh và khuyết tật ở thai nhi.
4.2. Ăn ngao đúng cách
Những sai lầm khi ăn ngao khiến thực phẩm này mất đi tác dụng của nó, do đó bạn cần biết để phòng tránh:
Không ăn ngao chết: Theo các chuyên gia, ngao chết có chứa nhiều vi khuẩn độc hại cho cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ. Nó có thể gây ra triệu chứng như tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm.
Không ăn ngao kết hợp với hoa quả: Sự kết hợp này sẽ gây tiêu chảy, lạnh bụng, thậm chí gây rối loạn tiêu hóa.
Không vừa ăn ngao vừa uống bia: Cách ăn như thế này khiến gia tăng sự hình thành acid uric tại các khớp .
Không cho trẻ ăn ngao vào mùa động: Ngao có tính lạnh kết hợp với thời tiết lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị tiêu chảy.
Không ăn kết hợp cùng thực phẩm giàu vitamin C: Ngao có chứa lượng lớn asen pentavenlent khi ăn cùng với thực phẩm chứa vitamin C, chất này sẽ chuyển hóa thành asen trioxide gây ngộ độc cấp tính, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cách bảo quản ngao tốt nhất là cho chúng vào nước muối hòa tan có độ mặn vừa phải khoảng hai đến ba tiếng ở nơi mát mẻ, hơi ẩm một chút.
Chỉ nên nấu ngao khi chúng bắt đầu mở ra và vớt chúng ra trước khi mở hoàn toàn để ngao không bị chín quá.
5. Món ngon từ con ngao
Con ngao được dùng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn như bún ngao chua canh, cháo ngao, ngao luộc hay những món khoái khẩu như ngap hấp sả, ngao sốt chua ngọt. Sau đây là hai công thức món ăn ngon từ ngao mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Ngao hấp dứa
Nguyên liệu gồm có: 1,5 kg ngao; nửa quả dứa và 6 cây sả.
Cách chế biến như sau:
Bước 1: Ngao mua về rửa sạch, ngâm với nước muối trong 2 - 3 tiếng để ngao nhả hết cát. Dứa gọt vỏ cắt miếng vừa ăn. Sả bóc lá già và thái chéo khoảng 3 - 4 cm.
Bước 2: Xếp sả vào nồi hấp, thêm tiếp ngao và dứa vào hấp đến khi ngao bắt đầu mở miệng thì tắt bếp.
Bước 3: Vớt ngao ra và thưởng thức cùng bột canh, ớt, hạt tiêu và chanh sẽ càng ngon hơn.
5.2. Cháo ngao
Nguyên liệu gồm có:
Ngao: 2 kg
Gạo nếp 30 gam, gạo tẻ 200 gam
Hành khô 1 củ, gừng 1 đốt, rau răm, mùi tàu
Nước mắm, hạt tiêu, bột canh và bột ngọt
Cách chế biến như sau:
Bước 1: Ngao rửa sạch và ngâm với nước muối để sạch cát. Hành khô băm nhỏ. Gừng thái lát mỏng. Rau răm thái nhỏ.
Bước 2: Cho ngao vào luộc cùng 500mL nước. Sau khi ngao chín thì gạn lấy phần nước và tách lấy phần thịt ngao. Thịt ngao dùng tay loại bỏ hết phần ruột đen bên trong và rửa sạch.
Bước 3: Vo sạch gạo nếp và gạo tẻ rồi cho vào nồi nấu đến khi gạo chín nhừ.
Bước 4: Ngao sau khi rửa sạch, đem cắt nhỏ và xào cùng với dầu ăn, hành tím băm nhỏ đến khi dậy mùi.
Bước 5: Khi cháo ninh trong 30 đến 45 phút thì cho thịt ngao lên trên và khuấy đến khi cháo trở nên dẻo.
Bước 6: Cho cháo ra bát, rắc thêm rau răm thái nhỏ và hạt tiêu để thưởng thức.
Bài nên xem
TPBVSK VIÊN CAO GẮM
Trên đây là những thông tin về con ngao mà bạn có thể tham khảo. Chắc hẳn qua bài viết bạn đã trả lời được câu hỏi "Bệnh gút có ăn được ngao không?".
Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có câu hỏi liên quan đến tình trạng bệnh, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
0768 299 399
Tin liên quan
Cẩm nang kiến thức về con mực - Bạn có biết?
Cẩm nang kiến thức về bạch tuộc mà bạn nên nằm lòng
Tất tật những điều bạn nên biết khi ăn tôm
Tất tật thông tin về sò điệp - Thực phẩm nhỏ bé của đại dương
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
Hỗ trợ bổ can thận.
Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
Người bị gout, viêm khớp
Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!