Tàu Container 54.000 DWT Cập Cảng SPCT Thành Công Qua Luồng ...

Việc đưa luồng Soài Rạp vào vận hành đã rút ngắn thời gian hành trình chạy tàu 2 giờ, rút ngắn cự ly 20km từ biển vào các cảng khu vực TP.HCM, giảm một nửa chi phí hoa tiêu cũng như chi phí nhiên liệu so với đi theo sông Lòng Tàu. Ước tính chi phí tiết kiệm hơn 500.000 USD trong một năm cho tàu 50.000 tấn. Để đảm bảo an toàn hàng hải cho hành trình tàu biển có tải trọng trên 50.000 DWT qua luồng Soài Rạp, Cảng vụ hàng hải TP.HCM đã thông báo hướng dẫn phương tiện thủy nội địa hành trình trên tuyến Soài Rạp. Theo đó, bắt đầu từ ngày 17/5, các phương tiện hành trình từ khu vực phà Bình Khánh về phía hạ lưu phải bám sát bờ Hiệp Phước-Long An, để phao báo hiệu màu “đỏ” bên trái của phương tiện. Trường hợp các phương tiện hành trình từ hạ lưu về phà Bình Khánh phải bám sát bờ Cần Giờ, để phao báo hiệu màu “xanh.” Cảng vụ Hàng hải Thành phố cũng nghiêm cấm các phương tiện có hành trình cắt mũi tàu biển, hạn chế tối đa việc hành trình cắt mom; khi cần cắt qua luồng tàu biển thì cắt càng vuông góc với luồng càng tốt.Được biết, dự án Nạo vét luồng Soài Rạp giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 2.797 tỷ đồng đã hoàn thành. Độ sâu sau nạo vét đạt 9,5m; chiều rộng luồng đạt 120m cho đoạn luồng sông, 160m cho đoạn ngoài biển.Khởi công vào cuối tháng 11/2012, dự án nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 2) có tổng chiều lên đến 54km được thực hiện trên diện tích 1.308 ha mặt nước sông Soài Rạp ở TP.HCM, Long An và Tiền Giang. Khối lượng bùn đất nạo vét đợt 1 hơn 11,5 triệu m3. Dự án thực hiện trong 14 tháng.Theo tính toán, sản lượng hàng hóa thông qua luồng Soài Rạp đến năm 2025 khoảng 120-150 triệu tấn. Vì vậy, nguồn thu do luồng Soài Rạp đem lại trong 10 năm đầu (2015-2025) ước chừng 580.000-720.400 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí để nạo vét, bảo dưỡng luồng và trả nợ vay của Chính phủ Bỉ trong 10 năm chỉ khoảng 4.810 tỷ đồng, chiếm chưa đến 1% tổng khoản thu.

Đây là con tàu có trọng tải lớn nhất từ trước đến nay đi trên luồng sông Soài Rạp về TP HCM, mở ra cơ hội phát triển về mặt cảng biển của thành phố. Sau khi đón được tàu hơn 54.000 tấn, TP HCM cũng lên kế hoạch nạo vét luồng sông này đến độ sâu 12m để đón tàu 70.000 tấn. dich vu lai dat tau bien Tại buổi lễ đón tàu, ông Tất Thành Cang - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM - cho biết việc sớm thông luồng Soài Rạp để đón tàu mới nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các hãng tàu vào các cảng tại TP HCM. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng biển trên sông Soài Rạp, nhất là cảng Tân Cảng - Hiệp Phước (dự kiến khai thác tháng 11/2014), cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (dự kiến khai thác vào đầu năm 2016).

Ông Nguyễn Lê Chơn Tâm, Phó tổng giám đốc cảng SPCT, cho biết, qua tính toán của tàu NORTHERN GENIUS, khi các tàu đi luồng Soài Rạp để đến cảng SPCT giảm được 2 giờ chạy, giảm một nửa chi phí nhiên liệu so với đi theo sông Lòng Tàu. Ước tính chi phí tiết kiệm hơn 500.000 đôla Mỹ trong một năm cho tàu 50.000 tấn

Bên cạnh đó, luồng Soài Rạp không giới hạn về chiều dài tàu và hạn chế hàng hải vào ban đêm nên chủ tàu có thể giải phóng và xếp hàng nhanh hơn, qua đó tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian. Theo dự báo, công suất của cảng SPCT sẽ tăng trên 50% khi tàu đi qua luồng Soài Rạp.

Anh luong song soai rap tp HCM

Sơ đồ luồng Soài Rạp để dẫn vào các cảng thuộc khu công nghiệp Hiệp Phước.

Luồng Soài Rạp đưa vào sử dụng cũng tác động rất lớn đến khối lượng hàng xuất nhập khẩu qua cụm cảng TP HCM, tăng thu ngân sách thuế xuất nhập khẩu rất lớn cho đất nước và kéo cả vùng đô thị Hiệp Phước phát triển theo. Cùng với luồng tàu biển Cái Mép - Thị Vải của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, luồng tàu biển trên sông Soài Rạp giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành một trong những vùng phát triển quan trọng bậc nhất đất nước và là một trong những thương cảng quan trọng trong khu vực.

Khởi công vào cuối tháng 11/2012, dự án nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 2) có tổng chiều dài lên đến 54 km được thực hiện trên diện tích 1.308 ha mặt nước sông Soài Rạp ở TP HCM, Long An và Tiền Giang. Khối lượng bùn đất nạo vét đợt 1 hơn 11,5 triệu m3. Dự án thực hiện trong 14 tháng với tổng vốn đầu tư gần 2.800 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Bỉ (2.200 tỷ đồng) và UBND TP HCM đối ứng 624 tỷ đồng.

Theo tính toán, sản lượng hàng hóa thông qua luồng Soài Rạp đến năm 2025 khoảng 120-150 triệu tấn. Vì vậy, nguồn thu do luồng Soài Rạp đem lại trong 10 năm đầu (2015-2025) ước chừng 580.000-720.400 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí để nạo vét, bảo dưỡng luồng và trả nợ vay của Chính phủ Bỉ trong 10 năm chỉ khoảng 4.810 tỷ đồng, chiếm chưa đến 1% tổng khoản thu. Công ty CP Dịch vụ Vận Tải Biển Hải Vân với đội tàu lai dắt chuyên dụng và hiện đại: - SEA TIGER (z-Peller): 3600 HP - HAIVANSHIP 07 : 3540 HP - HAIVANSHIP 08: 3014 HP cùng phối hợp với cảng SPCT đón tàu NORTHERN GENIUS ngày 17/05/2014 Xem chi tiết tại album ảnh HAIVANSHIP tham gia đón tàu container 54.000 DWT đầu tiên vào cảng tại tp Hồ Chí Minh tau dai dat vao tp ho chi minh tau lai dat chuyen dung azimuth tau lai dat chuyen dung azimuth tau lai dat chuyen dung azimuth tau lai dat chuyen dung azimuth tau lai dat chuyen dung azimuth tau lai dat chuyen dung azimuth tau lai dat chuyen dung azimuth

Từ khóa » Cảng Spct