Tàu điện Ngầm đô Thị ở Seoul, Hàn Quốc - Bộ Giao Thông Vận Tải
Có thể bạn quan tâm
Tàu điện ngầm đô thị ở Seoul Hàn Quốc là hệ thống vận tải đường sắt nhanh và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Với mười tuyến đường, 291 ga, hệ thống này phục vụ gần mười triệu cư dân của thủ đô Seoul, và các tỉnh Gyeonggi, Incheon và miền bắc Chungnam. Tổng chiều dài đường tàu điện ngầm khoảng 287km (179,4 dặm) trong đó 70% là dưới lòng đất.
Tàu điện ngầm đô thị ở Seoul Hàn Quốc là hệ thống vận tải đường sắt nhanh và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Với mười tuyến đường, 291 ga, hệ thống này phục vụ gần mười triệu cư dân của thủ đô Seoul, và các tỉnh Gyeonggi, Incheon và miền bắc Chungnam. Tổng chiều dài đường tàu điện ngầm khoảng 287km (179,4 dặm) trong đó 70% là dưới lòng đất.
Tàu điện ngầm đô thị ở Seoul Hàn Quốc là hệ thống vận tải đường sắt nhanh và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới
Hệ thống điều hành bởi bốn công ty – Công ty tàu điện ngầm đô thị Seoul (Seoul Metro), Seoul Metropolitan Rapid Transit (SMRT), Công ty Đường sắt quốc gia Hàn Quốc - Korail và Metro 9. Tuyến 1 được vận hành bởi Korail năm 1974. sau đó các công ty mở rộng khai thác sang các tuyến 2, 3 và 4. SMRT được thành lập vào năm 1994 và khai thác tuyến 5, 6, 7 và 8.
Một phần mới của tuyến tàu điện ngầm dài 25.5km chạy 25 ga, đường 9, được khai trương vào năm 2009 để kết nối với sân bay Gimpo Sinnonhyeon ở phía đông nam Seoul.
Dự án đường tàu điện ngầm Seoul số 9
Tuyến tàu điện ngầm Seoulsố 9, chạy dọc bờ phía đông nam của sông Hàn, được quy hoạch để khai trương làm ba giai đoạn, kết nối với sân bay Gimpo, tuyến số 5 và với tuyến đường sắt tư nhân. AREX.
Dự án này có 3 đường tàu đi qua 9 ga và vận chuyển theo cả hai chiều. và qua 6 ga trung chuyển với các tuyến 1, 2, 3, 4, 5 và 7. Với 4 toa xeHyundai—Rotem, tàu sẽ chạy với tốc độ 33km/h cho các tàu “chợ” và 47km/h với các đoàn tàu nhanh, cho phép hành khách đi từ Gangnam tới Gimpo dưới 30 phút.
Một phần của tuyến tàu điện ngầm số 9 sẽ kết nối với ga Sân vận động Olympic Sinnonhyeon, và dự kiến hoàn thành trong năm 2013. Một phần kết nối sân vận động Bangi-dong được hoàn thành vào năm 2015.
Các tuyến tàu điện ngầm tại Seoul đều có màu sắc khác nhau để dễ dàng nhận dạng. Hệ thống mã màu sắc cùng với các dấu hiệu, được thể hiện bằng cả tiếng Hàn và tiếng Anh, giúp hành khách để xác định đường và hướng dẫn cho họ những tuyến theo hướng phù hợp.
Các điểm chuyển giao và ga sắp tới đều được thông báo trước trên loa bằng cả tiếng Hàn và tiếng Anh.
Hoạt động và tài trợ
Dự án đã được trao cho liên doanh nhà cung cấp hệ thống đường sắt Hyundai Rotem và công ty vận tải Veolia Hàn Quốc, thông qua công ty Seoul Metro 9 thực hiện vận hành và bảo trì tuyến số 9 trong mười năm. Công ty vận tải Veolia Hàn Quốc đóng 80% cổ phần Hyundai Rotem đóng 20% cho Seoul Metro 9.
Hệ thống tàu điện ngầm cũng được tài trợ của Quỹ cơ sở hạ tầng Macquarie Hàn Quốc (MKIF). Nó là hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên được tư nhân đầu tư. Công ty đã thực hiện đầu tư theo hình thức vốn vay thế chấp và vốn vay bảo lãnh. MKIF đã dạt được thỏa thuận khai thác trong 30 năm, bắt đầu từ tháng 7 năm 2009, với khoản đầu tư 74.4tỷ won vào tuyến số 9.
Đoàn tàu trong hệ thống tàu điện ngầm ở Seoul
Các tuyến tàu điện ngầm đô thị ở Seoul
Tuyến đường tàu điện ngầm đô thị số 1 ở Seoul được xây dựng trong thời gian 1971-1974 và khai trương vào ngày 15 Tháng Tám 1974. Đường số 1 kết nối phần lớn Vùng thủ đô Seoul. Nó chạy qua khu vực trung tâm của thành phố Seoul, phía tây qua ga Incheon, ga Soyosan ở phía đông bắc và ga Sinchang ở phia nam thành phố. Các chuyến tàu chạy liên tục giữa Guro, Yongsan, Seoul, Cheongnyangni, Uijeongbu, Dongducheon và Soyosan. Các chuyến tàu chuyển hướng tại ga Byeongjeom và Cheonan ở phía nam và Incheon ở phía tây.
Bên trong một toa tàu ở tuyến số 1
Tuyến số 2 được xây dựng giữa năm 1978 và 1984. Đây là tuyến tàu điện ngầm vòng kín dài nhất trên thế giới 60,2km. Đây cũng là tuyến tàu điện ngầm đông nhất tại Seoul. Tuyến số 2 kết nối những phần trung tâm của thành phố Seoul. Ga Yongdu khai trương ngày 20 tháng 10 năm 2005, là nhà ga đầu tiên của hệ thống tàu điện ngầm Seoul có hệ thống màn hình cửa hướng dẫn tuyến (PSD).
Tuyến số 3 được xây dựng từ năm 1980 và 1993 , là tuyến kết nối phía đông nam Seoul, Gangnam và tây bắc Seoul qua trung tâm thành phố. Tuyến này hoạt động kết hợpvới tuyến Ilsan.
Tuyến số 4 được hoàn thành vào năm 1994. Đây là tuyến kết nối phía đông sang phía tâySeoul, qua các khu vực trung tâm thành phố cổ và Vùng thủ đô. Nó năm giữa tuyến Ansan và Gwacheon.
Tuyến số 5 là đường xe điện ngầm quan trọng liên kết đông-tây ở Seoul , vượt qua sông Hàn. Nó kết nối với sân bay quốc tế Gimpo, khu kinh doanh Youido, khu vực trung tâm thành phố Seoul và quận Gangdong. Nó được xây dựng từ năm 1990 tới 1996 và là tuyến đường ngầm toàn bộ, dài nhất 52.4km.
Bảng chỉ đường ở nhà ga tàu điện ngầm
.
Tuyến số 6 là tuyến có hình chữ U chạy qua phía bắc Seoul. Một phần 4km của tuyến số 6 đã được khai trương vào ngày 7 Tháng 8 năm 2000. Phần dài 27km được thông tuyến vào ngày 15 Tháng 12 năm 2000. Toàn tuyến dài 35.1km và đây là tuyến một chiều.
Tuyến số 7 dài 46,9 km kết nối trực tiếp Gangnam với phần phía bắc của Seoul mà không qua trung tâm thành phố. Tuyến này được xây dựng từ năm 1990 đến năm 1996 và bắt đầu hoạt động vào năm 2000.
Tuyến số 8 nối phần phía đông nam của Seoul với thành phố vệ tinh của Songnam, dài 17.7km được hoàn thành vào năm 1999.
Tuyến Bundang chạy từ đông nam Seoul qua phía bắc Seongnam và kéo dài đến phía bắc của Yongin. Nó được điều hành bởi Korail và được khai trương vào tháng 9 năm 1994.
Một tuyến khác cũng được điều hành bởi Korail là tuyến Jungang. Nó kết nối Cheongnyangni với Gyeongju ở phía đông Seoul. Tuyến thứ 3 được vận hành bởi Korail là tuyến Gyeongui được khai trương vào năm 2006. Tuyến này trở thành một phần của hệ thống tàu điện ngầm Seoul vào ngày 1 tháng 7 năm 2009.
Màn hình thông tin trên tàu.
Bán vé
Tàu điện ngầm Seoul triển khai công nghệ bán vé đơn tuyến sử dụng nhiều lần RFID từ ngày 08 tháng 7 năm 2009. Vé giấy đang được thay thế bằng thẻ thông minh RFID được gọi là vé đơn tuyến. Các thẻ RFID có chứa chip bộ nhớ SRT512 ST dùng công nghệ không tiếp xúc có thể được sử dụng được nhiều lần. Loại vé này tiết kiệm chi phí và thân thiện môi trường.
Tương lai
Tuyến số 8 giữa Suseo và chợ Garak sẽ được kéo dài thêm 3km để kết nối với Ogeum của tuyến số Line 5 năm 2010.
Tuyến số 6 sẽ được mở rộng về phía đông để kết nối với tuyến Gyeongchun cho phép chuyển tiếp, trong khi tuyến số 7 sẽ được mở rộng để kết nối tới ga Incheon và tuyến số 1 vào năm 2010. Tuyến số 8 sẽ mở rộng về phía bắc của sông Hàn đển ga Guri.
Theo Rail Magazine
Từ khóa » Tốc độ Tàu điện Ngầm Hàn Quốc
-
Tàu điện Ngầm Seoul – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thống Tàu điện Ngầm "hiện đại Như Phim" Của Seoul - Kenh14
-
Tàu điện Ngầm - Du Lịch Hàn Quốc
-
Đi Trên Tàu KTX Tốc độ 300km/giờ Nhanh Nhất Hàn Quốc Từ Seoul ...
-
Nét Văn Hóa Lâu đời Giới Thiệu Hệ Thống Tàu điện Ngầm Hàn Quốc
-
[ Chia Sẻ ] Những Thông Tin Quan Trọng Về Tàu điện Ngầm ở Hàn Quốc
-
8 Con Tàu Cao Tốc Nhanh Nhất Trên Thế Giới - Báo Lao Động
-
Phần 42: Tàu Cao Tốc KTX Của Hàn Quốc Và Cuộc Cách Mạng Về Tốc độ
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Tàu điện Ngầm ở Hàn Quốc
-
Tàu Metro Của Pháp Chạy Thử Tốc độ 'sửng Sốt', Có đỉnh ... - CafeBiz
-
Top 8 Tàu Nhanh Nhất Thế Giới: Top 1 Quen Thuộc, Nhưng Sự áp đảo ...
-
Hướng Dẫn DHS MUA VÉ THÁNG đi Tàu điện Ngầm Tại Hàn Quốc
-
7 ứng Dụng Tốt Nhất để đi Tàu điện Tại Hàn Quốc
-
Tàu Tốc Hành Chạy Thẳng Sân Bay Hàn Quốc Phục Vụ Trở Lại Du Khách ...
-
Tàu điện Nhật Bản – Những Thông Tin Hữu ích Cho Chuyến Du Lịch ...
-
Tàu Tốc Hành Của Hàn Quốc Hoạt động Trở Lại Phục Vụ Người Dân Và ...
-
Bản đồ Tàu điện Ngầm Hàn Quốc - .vn
-
3 Bước Chi Tiết Cách đi Tàu điện Ngầm ở Hàn Quốc Hiện Nay
-
Du Lịch Hàn Quốc - Phương Tiện Công Cộng Tiết Kiệm Và Nhanh Chóng