Tẩu Tán Tài Sản Nhằm Trốn Nghĩa Vụ Trả Nợ - Luật Minh Gia

Tẩu tán tài sản nhằm trốn nghĩa vụ trả nợ Hành vi tẩu tán tài sản chính là việc xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Nếu chứng minh được là hành vi tẩu tán tài sản thì hành vi đó sẽ bị vô hiệu theo quy định pháp luật.

1. Luật sư tư vấn về dân sự

Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến hành vi tẩu tán tài sản và phát sinh tranh chấp, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về luật dân sự hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể như sau:

+ Quy định pháp luật về giao dịch dân sự bị vô hiệu;

+ Hậu quả pháp lý giao dịch dân sự bị vô hiệu;

+ Thế nào là hành vi tẩu tán tài sản;

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến hợp đồng dân sự, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ

Nội dung tư vấn như sau: Xin chào anh/chị luật sư!Hiện tại em có thắc mắc như này mong anh chị giải đáp giúp em ạ!- Ngày 30 tháng 6 năm 2014, ông A (Quốc tịch Hàn Quốc) vay của ông B (Hàn Quốc) số tiền là 200 triệu won và giao hẹn trả nợ nhưng đến 27 tháng 5 năm 2015 vẫn chưa trả nên ông B đã trình báo cảnh sát bên Hàn Quốc. Sau đấy vào tháng 10 năm 2016, ông A bị bắt điều tra kết án và bị phạt 20 tháng tù vào tháng 7 năm 2017.- Cùng dịp tháng 10 năm 2016 khi ông A đang bị bắt giữ thì đã cố tình chuyển 1 khách sạn X của mình tại Hà Nội, Việt Nam sang chủ sở hữu mới là em trai, hiện tại khách sạn này vẫn đang hoạt động bình thường.Do đấy, cần phải tịch thu lại khách sạn để trả tiền cho nạn nhân là ông B số tiền gốc 200 triệu won, tiền lãi tính đến thời điểm hiện tại và các chi phí tố tụng luật sư.- Vậy anh/ chị luật sư cho em hỏi: Dù hiện tại khách sạn X này đã được chuyển nhượng sang chủ sở hữu khác nhưng rõ ràng là hành vi không chấp hành cáo buộc cưỡng chế. Vậy thì có cách nào để có thể cáo buộc hình sự đối với ông A để đòi ông A bán khách sạn trả tiền cho ông B được không ạ?(Tất cả tài sản của ông A tại Hàn Quốc hiện đã bán và chuyển nhượng trả nợ nhiều chỗ khác nên ông A hiện không còn tài sản ở Hàn Quốc ạ)Đây là trường hợp thực tế và bên em muốn tìm hiểu các anh chị luật sư có thể giải quyết trường hợp này như thế nào và bên mình có làm không ạ?Em xin cảm ơn và rất mong sớm nhận được giải đáp từ anh chị!Chúc anh chị 1 ngày làm việc vui vẻ ạ!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì ông A đã vay tiền của ông B.Khi ông A đang bị bắt giữ thì đã cố tình chuyển 1 khách sạn X của mình sang cho em trai. Có thể thấy rằng hành vi của ông A là hành vi tẩu tán tài sản.

Pháp luật quy định :”Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu”.

Điều 121 BLDS 2015 quy định:” Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.

Hành vi tẩu tán tài sản chính là việc xác lập các giao dịch các giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Nếu chứng minh được là hành vi tẩu tán tài sản thì hành vi đó sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế để chứng minh một hành vi có phải là hành vi tẩu tán tài sản hay không là rất khó.

Trong trường hợp này, nếu bên bạn chứng minh được việc xác lập hợp đồng chuyển nhượng khách sạn giữa ông A và em trai ông A là nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ là hành vi tẩu tán tài sản thì ông B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch này là vô hiệu. Bên cạnh đó, ông B vẫn có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến việc cấm chuyển dịch tài sản để ngăn chặn những hành vi chuyển dịch tài sản này từ phía chủ sở hữu nếu thấy có yếu tố tẩu tán tài sản.

Nếu như muốn cáo buộc hình sự đối với ông A thì phải có bằng chứng chứng minh giao dịch chuyển nhượng khách sạn giữa ông A và em trai là giao dịch giả tạo nhằm tẩu tán tài sản hoặc đây là hợp đồng có nội dung trái pháp luật, nhằm mục đích tẩu tán tài sản, né tránh trách nhiệm thi hành án. Cụ thể là nội dung của hợp đồng vi phạm vào điều cấm là “làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức khác” bên bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch này vô hiệu.–Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông A thì có thể truy cứu về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc không thi hành bản án theo quy định của BLHS. Tuy nhiên , xét về mặt pháp lý, do việc chuyển giao này thông qua hình thức là “hợp đồng dân sự” nên rất khó để ông B tố cáo ông A theo dạng có dấu hiệu phạm tội hình sự như “lừa đảo” hay “lạm dụng tín nhiệm” …để chiếm đoạt tài sản. Còn nếu tố cáo bạn phạm tội “không thi hành án” – theo qui định tại Bộ luật hình sự thì cũng chưa được. Vì theo điều luật, để khởi tố vụ án thì phải có yếu tố “đã cưỡng chế mà vẫn cố tình không thi hành án”. Trong khi ở đây cơ quan Thi hành án chưa có căn cứ để thi hành án.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Từ khóa » Vi Dụ Về Tẩu Tán Tài Sản