TÂY BAN NHA - Châu Âu - Sở Ngoại Vụ Tỉnh Bà Rịa
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Quá trình hình thành và phát triển
- Tiểu sử tóm tắt, nhiệm vụ của Lãnh đạo
- Chức năng - Nhiệm vụ- Quyền hạn
- Sơ đồ, cơ cấu tổ chức
- Thông tin liên hệ
- Tin tức - Sự kiện
- Cải cách hành chính
- Chuyển đổi số
- Dữ liệu mở Sở Ngoại vụ
- Dịch vụ công trực tuyến
- Công tác lễ tân
- Công khai ngân sách
- Chi bộ - Công đoàn
- Hoạt động của Sở Ngoại Vụ
- Lịch công tác
- Thanh toán không dùng tiền mặt
- Công tác lãnh sự
- Hoạt động Đối ngoại
- Sự kiện quốc tế
- Hợp tác quốc tế
- Hội nghị - Hội thảo quốc tế
- Bảo hộ công dân
- Người Việt Nam ở ngước ngoài
- Quản lý biên giới
- Thông tin đối ngoại
- Ngoại giao văn hóa
- Cộng đồng Asean
- Thủ tục hành chính
- Danh mục thủ tục hành chính
- Công khai thủ tục hành chính
- Lĩnh vực Khiếu nại tố cáo
- Hệ thống Văn bản
- Văn bản của Chính phủ
- Văn bản Bộ Ngoại giao
- Văn bản của Tỉnh Ủy
- Văn bản của HĐND tỉnh
- Văn bản của UBND tỉnh
- Văn bản Quy phạm pháp luật
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Góp ý dự thảo VBPL
- Định hướng Đối ngoại
- Biển đảo Việt Nam
VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA
(Kingdom of Spain) -------
I. KHÁI QUÁT CHUNG Tên nước Vương quốc Tây Ban Nha Thể chế Quân chủ lập hiến Diện tích 504.782 km2 Dân số 44 triệu người (2009) Thủ đô Madrid (5,5 triệu dân) Đồng tiền: Euro GDP 1.450 tỷ USD (2009) GDP/người 33.700 USD (2009) Quốc khánh 12/10 Ngôn ngữ Tiếng Tây Ban Nha (ngôn ngữ chính thức – 74%); Catalan–Valenciana (17%); Galician (7%); Basque (2%) Tôn giáo Chủ yếu là Thiên chúa giáo Nguyên thủ Vua Huan Các-lốt (Juan Carlos, từ năm 1975) Thủ tướng Hô-xê Lu-ít Rô-đơ-ri-gét Sa-pa-tê-rô (José Luis Rodriguez Zapatero, 2004-2008 và 2008-2012) Ngoại giao Bà Trinidad Jiménez (từ tháng 10/2010 đến nay) Chủ tịch Hạ Viện Hô-xê Bô-nô (Jose Bono, 04/2008) Chủ tịch Thượng viện Ha-vi-ê Rô-hô (Javier Rojo, 2004 đến nay)
II. LỊCH SỬ
Nằm ở cửa ngõ Địa Trung hải, Bắc Phi và Đại Tây Dương, Tây Ban Nha bị nhiều bộ tộc khác nhau xâm chiếm. Từ thế kỷ 15, sau khi Christopher Colon phát hiện ra Châu Mỹ vào năm 1492 và nhờ sự phát triển của ngành hàng hải, Tây Ban Nha trở thành đế quốc hùng nhất mạnh của Châu Âu, xâm chiếm nhiều thuộc địa và có ảnh hưởng rộng lớn ở khu vực Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á. Đến thế kỷ 19, cùng với sự bùng nổ của phong trào giành độc lập của nhiều nước thuộc địa của Tây Ban Nha tại Tây Bán cầu, cũng như sự tranh giành thuộc địa giữa Mỹ và Tây Ban Nha, vị thế của Tây Ban Nha ngày càng suy yếu. Năm 1873, nền Cộng hoà đầu tiên ở Tây Ban Nha được thành lập. Nền Cộng hòa chuyên chế được duy trì đến năm 1931 với sự thiết lập của nền Cộng hòa thứ hai. Thời kỳ này nền chính trị Tây Ban Nha ngày càng bị phân cực, đỉnh điểm là việc Đảng Nhân dân cánh tả thắng cử năm 1936, dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài ba năm (1936-1939) với kết quả là Tướng Franco thiết lập chế độ độc tài phát xít suốt 40 năm tiếp theo. Năm 1975, Franco chết. Juan Carlos I làm lễ đăng quang Vua Tây Ban Nha, tuyên bố đất nước theo chế độ Quân chủ lập hiến. III. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ Tây Ban Nha là nước theo chế độ quân chủ lập hiến,Vua là Nguyên thủ Quốc gia. 1. Vua : là Nguyên thủ quốc gia kiêm tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Tây Ban Nha. Trên thực tế, quyền lực của Vua chỉ có tính chất tượng trưng.
2. Cơ quan lập pháp: Quốc hội Tây Ban Nha được cấu thành bởi 2 thành viện: Thượng Viện và Hạ Viện - nhiệm kỳ 4 năm.
+ Thượng viện (Upper House): Còn gọi là Viện Nguyên Lão, hiện có 259 nghị sỹ, gồm có 208 ghế được nhân dân bầu và 51 ghế được chỉ định bởi cơ quan lập pháp địa phương. Lần bầu cử Thượng viện gần đây nhất là tháng 4/2008, hiện nay Đảng Nhân Dân (PP) chiếm 101 ghế, Đảng Công nhân Xã hội TBN (PSOE) chiếm 89 ghế, các đảng khác 18 ghế.
+ Hạ viện (Lower House): Là Cơ quan lập pháp chủ yếu gồm 350 nghị sỹ với chức năng chính là thông qua các đạo luật, các chủ trương, chính sách lớn về kinh tế, xã hội, chính trị đối nội và đối ngoại, giám sát hoạt động của chính phủ. Lần bầu cử Hạ viện gần đây nhất là tháng 4/2008, hiện nay Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha (PSOE) chiếm 169 ghế, Đảng Nhân Dân (PP) chiếm 153 ghế, Đảng Liên minh Hội tương đồng Catalonia (CiU) chiếm 11 ghế, đảng chủ nghĩa dân tộc Basque chiếm 6 ghế, Đảng Cánh tả Cộng hoà xứ Catalan (ERC) 3 ghế, các đảng khác 8 ghế. Hạ viện là cơ quan lập pháp chủ yếu của Quốc hội.
3. Cơ quan hành pháp :
+ Thủ tướng : do Hạ viện bầu, chức năng chính là điều hành nội các, có quyền chỉ định và bãi miễn các bộ trưởng.
+ Nội các : khoảng 18 -22 thành viên do Thủ tướng chỉ định và Vua phê duyệt, bao gồm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các Bộ. Chức Quốc Vụ khanh tương đương với chức Thứ trưởng của Việt Nam.
4. Các chính quyền địa phương:
+ Hiến pháp năm 1978 của Tây Ban Nha cho phép thành lập các chính quyền địa phương tự trị. Năm 1979, các cuộc bầu cử tự trị đầu tiên được tiến hành tại xứ Basque và vùng Catalan (đây là hai vùng có truyền thống lịch sử lâu đời và ngôn ngữ riêng). Đến năm 1985, có 17 vùng trên toàn bán đảo Tây Ban Nha. Hiện nay, Chính quyền trung ương tiếp tục giao quyền cho các chính quyền địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và giáo dục.
IV. KINH TẾ Các ngành công nghiệp mũi nhọn: xây dựng, khai thác mỏ, chế tạo máy, công nghiệp đóng tầu (đội tầu Tây Ban Nha có trọng tải 7 triệu tấn), sản xuất dầu ôliu (Tây Ban Nha đứng đầu thế giới). Các ngành trồng nho, làm rượu vang, trồng hoa quả xuất khẩu cũng rất phát triển. Ngành du lịch và dịch vụ đóng vai trò lớn đối với sự phát triển kinh tế Tây Ban Nha chiếm 12% GDP của nước này. Hàng năm Tây Ban Nha thu hút khoảng 55 triệu khách, đứng thứ hai trên thế giới sau Pháp. Tây Ban Nha hiện là một trong các nước EU chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng tài chính và sẽ là một trong những nước EU cuối cùng thoát khỏi suy thoái. Tính đến hết tháng 10/2010, tỷ lệ người thất nghiệp đã tăng lên mức 20%; Quý I/2010, Quý II và Quý III GDP đã tăng khoảng 0,1- 0,2% so với Qúy trước và nhiều khả năng sẽ tăng trưởng dương năm 2010. Nợ công Tây Ban Nha hiện ở mức 66% năm 2010 và dự kiến tăng lên mức 75% năm 2011. Các chỉ số kinh tế - Đồng tiền : Euro - GDP : 1.450 tỷ USD (2009); GDP/người 33.700 USD (2009). - Thế mạnh : Xây dựng, khai thác mỏ, chế tạo máy, công nghiệp đóng tầu (đội tầu Tây Ban Nha có trọng tải 7 triệu tấn), sản xuất dầu ôliu (Tây Ban Nha đứng đầu thế giới), trồng nho, rượu vang. - Cơ cấu kinh tế : dịch vụ: 65,5%, công nghiệp 28,9%, nông nghiệp: 3,6%. - Tăng trưởng : - 3,6% (2009). - Lạm phát : - 0, 6% (2009). - Thất nghiệp : 18,5% (2009).
V. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Trong quan hệ với các đối tác, Tây Ban Nha khẳng định lợi ích hàng đầu là ở châu Âu; chủ trương xây dựng quan hệ tốt với Mỹ trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và bỏ qua những tiêu chí khác biệt. Đối với khu vực Mỹ-Latinh, Tây Ban Nha tiếp tục duy trì quan hệ truyền thống và tác động tích cực tăng cường quan hệ EU - Mỹ-Latinh. Đối với khu vực Trung Đông, Tây Ban Nha chủ động tham gia hoà giải căng thẳng giữa các nước, phối hợp với EU tìm kiếm giải pháp hoà bình bền vững cho khu vực này. Đối với châu Á, TBN đã đề ra Kế hoạch Châu Á-Thái Bình Dương 2008-2012, khẳng định đây là một trung tâm quan trọng của thế giới trong thế kỷ XXI và Tây Ban Nha phải tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng tại khu vực này; đối với châu Phi, TBN chủ trương thông qua EU đẩy mạnh quan hệ với châu lục này, tích cực hỗ trợ các nước châu Phi trong vấn đề xoá đói giảm nghèo, xây dựng dân chủ và nhà nước pháp quyền.
Tháng 12 năm 2010
QUAN HỆ VIỆT NAM – TÂY BAN NHA ---- I. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ Việt Nam và Tây Ban Nha thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/5/1977. Từ năm 1990, Tây Ban Nha tích cực ủng hộ Việt Nam trong việc bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và EU. Hai bên đã trao đổi một số đoàn cấp cao nhằm tăng cường tiếp xúc và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Đặc biệt, trong chuyến thăm Tây Ban Nha của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 12 năm 2009, hai bên đã thiết lập quan hệ « đối tác chiến lược hướng tới tương lai ». Đoàn vào 7/ 1994 Bộ trưởng Ngoại thương và Phát triển 02/1996 Bộ trưởng Ngoại giao Carlos Westendorp. 11/1997 Mở Đại Sứ quán tại HN 9/ 2001 Phó Thủ tướng thứ hai kiêm Bộ trưởng Kinh tế Rodrigo de Rato (dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM-3 tại Hà Nội). 02/2002 Hoàng hậu Sofía. 10/2004 Phó Thủ tướng thứ nhất, Bà Maria Tereza Fernandez De la Vega (dự Hội nghị Cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội). 02/2006 Vua Juan Carlos I và Hoàng hậu Sofía thăm cấp Nhà nước. 02/2008 Quốc vụ khanh Du lịch và Thương mại kiêm Chủ tịch Viện Ngoại thương Pedro Mejia Gomez. 01/2009 Bộ Trưởng Giao thông Vận tải Magdalena Alvarez. 11/2009 Phó Chủ tịch Hiệp hội giới chủ và một số doanh nghiệp. 3/2010 Đoàn 20 doanh nghiệp vào tìm hiểu cơ hội đầu tư. 112010 Đoàn 24 doanh nghiệp vào tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Đoàn ra 10/1994 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm. 10/1997 Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên. 10/2001 Thủ tướng Phan Văn Khải. 6/2002 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên khai trương Đại sứ quán tại Madrid. 12/2003 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu. 5/2008 Bộ trưởng Tài Chính Vũ Văn Ninh. 9/2008 Bộ Trưởng Văn hóa, Thông tin và Truyền thông Hoàng Tuấn Anh. 5/2009 Bí thư Thành uỷ tp HCM Lê Thanh Hải 9/2009 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên. 12/2009 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm cấp Nhà nước. 2/2010 Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh. 4/2010 Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng. 5/2010 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu. 9/2010 Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân. 10/2010 Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú. 11/2010 Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội Vụ. 12/2010 Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông.
II. QUAN HỆ KINH TẾ Về thương mại: Tây Ban Nha là một trong những nước EU có tốc độ tăng trưởng trao đổi thương mại với ta ở mức cao, đạt 30%/năm trong vài năm qua, cụ thể giai đoạn 2001-2008 như sau: 2001: 205,4 triệu USD; 2002: 245,7 triệu USD; 2003: 313,2 triệu USD; 2004: 406,6 triệu USD; 2005: 470 triệu USD; 2006: 650 triệu USD; 2007: 860 triệu USD và năm 2008: 1 tỷ 160 triệu USD; 2009: 1 tỷ 150 triệu USD ; 9 tháng đầu năm 2010: 915 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Tây Ban Nha gồm thủy sản, cafe, dệt may và giày dép. Về đầu tư: Tây Ban Nha có 17 dự án FDI tại Việt Nam với 21 triệu USD vốn FDI đăng ký: lớn nhất là dự án sản xuất men sứ và thuốc màu tại Bà Rịa – Vũng Tàu (3,6 triệu USD); lớn thứ 2 là dự án Sản xuất vật liệu cách nhiệt cao cấp tại Vĩnh Phúc (2,4 triệu USD). III. HỢP TÁC PHÁT TRIỂN Về tổng thể, Việt Nam đã thực hiện được 98 triệu USD trong tổng số 315 triệu USD ODA Tây Ban Nha tại ba Nghị định thư Tài chính. Tháng 2 năm 2008, hai bên đã ký kết Chương trình hợp tác tài chính lần thứ 4 theo đó Tây Ban Nha cam kết cấp cho Việt Nam khoảng 80 triệu Euro vốn ODA giai đoạn 2008-2010 ưu tiên lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, thông tin liên lạc, quản lý nước và 3 triệu viện trợ không hoàn lại để công ty Tây Ban Nha giúp ta làm hồ sơ các loại của dự án mà hai bên thoả thuận IV. HỢP TÁC VĂN HOÁ – DU LỊCH- ĐÀO TẠO Về văn hoá: tháng 6/2006, hai bên ký Hiệp định Hợp tác Văn hóa, Giáo dục và Khoa học. Từ đó đến này hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như: Những ngày Văn hóa Việt Nam tại TBN tại hai thành phố lớn là Madrid và Barcelona (29/9-10/10/2005); Cử đoàn múa Flamenco vào biểu diễn nhân dịp lễ hội tại Việt Nam. Nhân chuyến thăm Tây Ban Nha của Chủ tịch nước tháng 12/2009, Việt Nam đã tổ chức Những Ngày ViệtNam tại Tây Ban Nha với nhiều hoạt động văn hóa, kinh tế đa dạng. Về du lịch: thời gian qua, hợp tác trong lĩnh vực này đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Ngành du lịch Việt Nam đã tham gia và tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến như sư kiện phát động thị trường, hội chợ, hội thảo khu vực và quốc tế được tổ chức tại Tây Ban Nha nhân dịp Triển lãm Toàn cầu Expo Razagoza 2008. Về giáo dục đào tạo: trong thời gian qua, hợp tác trong lĩnh vực này đã có những bước phát triển, tuy vẫn tập trung chủ yếu vào các hoạt động đào tạo về ngôn ngữ. Năm 2005, Khoa Tây Ban Nha đã được thành lập tại Đại học Hà Nội và nhận được sự hỗ trợ của Tây Ban Nha về cơ sở vật chất, hiện tại có 2 giáo viên Tây Ban Nha tham gia giảng dạy; từ năm 1998-2008, bạn đã cấp 140 học bổng cho Việt Nam (năm 2007: 12; năm 2008: 17 học bổng). V. CÁC HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG 10/2001 HĐ khung về Hợp tác (chuyến thăm TBN của Th.tg Phan Văn Khải). 4/2002 HĐ Hợp tác Du lịch giữa Tổng cục Du lịch VN và Bộ Du lịch TBN. 3/2005 Hiệp định tránh đánh thuế trùng. 7/2005 Hiệp định Hợp tác Văn hóa, Giáo dục và Khoa học kỹ thuật. 10/2005 Hiệp định Hợp tác giữa các Phòng Thương mại và Công nghiệp. 02/2006 Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư; Chương trình Hợp tác thể thao; Thỏa thuận về Hợp tác xuất bản từ điển VN-TBN và TBN-VN; Thỏa thuận Hợp tác giữa TTX VN và Hãng Thông tấn TBN (EFE). 12/2007 Hiệp định con nuôi. 12/2009 1. Chương trình hành động chung giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Tây Ban Nha trong đó xác định khuôn khổ quan hệ song phương là « Đối tác chiến lược hướng tới tương lai »; 2. Hiệp định miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu Ngoại giao; 4/2010 Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực Hạ tầng giao thông. Tháng 12 năm 2010
相关资讯- CHLB ĐỨC (16/05)
- VƯƠNG QUỐC ĐAN MẠCH (16/05)
- CỘNG HOÀ ÁO (16/05)
- ÁC-MÊ-NI-A (16/05)
- XLÔ-VEN-NI-A (16/05)
Từ khóa » Giày Ria Tây Ban Nha
-
Giày Ria Tây Ban Nha Chất Lượng, Giá Tại Kho, Đổi Trả Miễn Phí ...
-
Xóm Mê Giày - [Hết ạ] Sandal Ria. Made In Tây Ban Nha.... | Facebook
-
Giày Tây Oxford - Da Tây Ban Nha Nâu Bò - V1801
-
Giày Thể Thao Nam RIA | Shopee Việt Nam
-
Thương Hiệu Giày Thể Thao - Phiên Bản Tải Xuống
-
Nơi Bán Giầy Tây Ban Nha Nâu Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất
-
Thông Tin Cập Nhật Về đi Lại Và Quy định Hạn Chế Trong Dịch COVID ...
-
Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Làm Việc, định Cư Tây Ban Nha
-
Chính Chủ Bán Nhà 100m2 Giấy Tờ Viết Tay
-
Quà Lưu Niệm độc đáo Chỉ Có ở Tây Ban Nha | VIETRAVEL
-
Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Tây Ban Nha Tự Túc - VietNam Booking