Tay Chân Nổi Gân Xanh Là Bệnh Gì? Cách Chữa Hiệu Quả - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người thường lo lắng khi tay chân nổi gân xanh vì sợ rằng bản thân đang gặp vấn đề bệnh lý. Thực tế tình trạng tay chân nổi gân xanh là bệnh gì? có nguy hiểm không? Cách trị nổi gân xanh như thế nào?
Các đường gân xanh dưới da của chúng ta gọi là tĩnh mạch, đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc đưa máu từ các bộ phận trên cơ thể trở lại tim. Ở một số người, những đường gân này nổi lên rõ hơn những người khác. Vậy tại sao tay chân bạn bị nổi gân xanh dưới da? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
5 nguyên nhân khiến bạn bị nổi gân xanh ở tay chân
1. Do làn da nhạt màu
Trong nhiều trường hợp, người có tay nổi gân xanh hoặc bị nổi gân xanh ở chân do làn da nhạt màu. Bên cạnh đó, da dày hay mỏng cũng là một yếu tố tạo nên sự khác biệt. Khi chúng ta già đi, các lớp chất béo dưới da trở nên mỏng hơn. Do đó, người cao tuổi thường có gân xanh nổi rõ trên cánh tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể.
Ngoài ra, một số trường hợp bẩm sinh đã có tĩnh mạch nằm sát với bề mặt của làn da khiến tình trạng gân tay nổi nhiều dễ nhìn thấy hơn.
2. Nổi gân tay chân do quá gầy
Ở những người gầy, lượng chất béo tốt và xấu trong cơ thể thấp, đồng nghĩa với việc lớp mỡ dưới da mỏng, không che phủ được hoàn toàn các đường gân xanh. Vì thế, gân tay nổi nhiều hoặc gân xanh ở chân trở nên nổi bật, dễ nhìn thấy hơn.
3. Vận động mạnh làm tay chân nổi gân xanh
Gân xanh nổi ở tay chân trong quá trình tập luyện, vận động mạnh là điều bình thường. Khi hoạt động liên tục, cơ bắp của bạn sẽ căng lên và đẩy các tĩnh mạch lên bề mặt da, dẫn đến hiện tượng nổi gân xanh. Sau khi kết thúc tập luyện, cơ bắp của bạn sẽ giãn ra. Tĩnh mạch cũng trở về vị trí cũ và gân xanh nổi ở tay và gân xanh ở chân sẽ mờ dần đi.
4. Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai
Tay chân nổi gân xanh hay gân tay nổi nhiều là một vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ mang thai và điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Để nuôi dưỡng thai nhi, thể tích máu của thai phụ thường cao hơn so với phụ nữ bình thường. Vì vậy, hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn. Trong khi mang thai, nếu bạn đột nhiên nhìn thấy những đường gân xanh nổi lên chằng chéo thì cũng đừng quá lo lắng. Chúng thường sẽ biến mất sau khi sinh mà thôi.
5. Bàn tay nổi gân xanh hoặc nổi gân xanh ở chân là biểu hiện của vấn đề sức khỏe
Trong trường hợp đường gân xanh hiện rõ nhưng bạn vẫn bình thường và khỏe mạnh thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tay chân nổi gân kèm theo một số triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, viêm loét gần tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch bị sưng thì bạn nên đi khám để kiểm tra sức khỏe. Những triệu chứng này có thể do các vấn đề nghiêm trọng như giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch… gây ra.
Cách chữa nổi gân xanh ở tay, chân
Trong nhiều trường hợp, nổi gân tay hoặc bị nổi gân xanh ở chân không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Vì vậy, bạn không cần tìm cách điều trị chân nổi gân xanh hoặc tay nổi gân bằng cách can thiệp y tế.
Mặc dù vậy, đối với những trường hợp nổi gân xanh không phải do bệnh lý, mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng cũng rất mất thẩm mỹ. Vậy, gân chân và gân tay nổi nhiều phải làm sao? Hãy lưu ý thực hiện những cách làm giảm gân tay, chân sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, uống đủ nước (tối thiểu (2 lít/ngày). Điều này không chỉ giúp bạn có sức khỏe tốt mà còn giúp giảm nguy cơ độc tố bị ứ đọng trong cơ thể.
- Nếu thường xuyên bị mệt mỏi, căng thẳng, bạn nên thực hành các bài tập yoga, thiền, đi bộ…
- Thực hành các động tác giãn cơ kỹ càng trước và sau khi tập thể dục.
- Massage chân, tay thường xuyên hoặc ngâm chân với nước ấm để tay chân tay được nghỉ ngơi thư giãn, đặc biệt là với các mẹ bầu.
- Với phụ nữ cần hạn chế đi giày cao gót giúp tránh tình trạng tĩnh mạch chân bị chèn ép dẫn đến nổi gân xanh.
- Duy trì việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe.
Nhìn chung, tay chân nổi gân xanh là hiện tượng khá phổ biến. Trong một số trường hợp, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, nếu nhận thấy hiện tượng này đi kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Sưng Mạch Máu ở Tay
-
Sưng Mạch Máu ở Tay Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Dấu Hiệu Suy Giãn Tĩnh Mạch Tay | Vinmec
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Bệnh Lý Mạch Máu Ngoại Biên
-
Những Dấu Hiệu Bất ổn Của Mạch Máu
-
Tĩnh Mạch ở Tay Và Những điều Cần Phải Lưu ý - Vớ Y Khoa Relaxsan
-
Dấu Hiệu Cục Máu đông ở Tay Vấn đề Sức Khỏe Nghiêm Trọng
-
Huyết Khối ở Cánh Tay | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
4 Dấu Hiệu Tắc Nghẽn Mạch Máu ở Bàn Tay - AFamily
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Và Mạch Máu Hình Mạng Nhện
-
Bệnh Động Mạch Cảnh, Đột Qụy & Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIAs)
-
Bệnh Buerger - Tuổi Trẻ Online
-
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
-
Cứu Bàn Chân Hoại Tử Do Tắc Mạch Máu Chi Dưới Hậu Covid-19
-
Chẩn Bệnh Liên Quan đến Tĩnh Mạch Nổi Trên Cơ Thể
-
Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (DVT) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
5 Dấu Hiệu Cảnh Báo Cục Máu đông Nguy Hiểm Có Thể Bạn Chưa Biết