Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không Sợ Chết Vì điều Này - SOHA

Tôn Ngộ Không còn gọi là Thạch Hầu, Mĩ Hầu Vương, Tề Thiên Đại Thánh,… là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Tây du ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Ở thời kỳ đỉnh cao, Tôn Ngộ Không từng đại náo Long cung, sửa sổ sinh tử - đại náo Địa phủ và đỉnh điểm là đại náo Thiên đình. Trong cuộc đại náo Thiên đình Ngộ Không đã liên tiếp đánh lui 10 vạn thiên binh, Tứ đại thiên vương và Na Tra khi đó Tôn Ngộ Không đã ngông cuồng muốn thay thế Ngọc Hoàng làm chủ Tam giới, thách thức cả Phật Tổ Như Lai nên cuối cùng bị giam cầm 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn, chờ ngày Đường Tam Tạng đi ngang giải cứu rồi phò tá ông đến Tây Thiên xem như chuộc lỗi.

Tây du ký: Tôn Ngộ Không sợ chết vì điều này - Ảnh 1.

Tôn Ngộ Không theo Bồ Đề Tổ Sư học được truyền 72 phép Địa sát và Cân đẩu vân nên đã đạt những quyền năng siêu nhiên.

Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không dù pháp lực cao cường không sợ trời không sợ đất, nhưng y cũng đã từng rất sợ chết, chính vì sợ chết nên Tôn Ngộ Không mới đi tầm sư học đạo để rồi có được bản lĩnh thần thông quảng đại.

Trong Tây du ký, Tôn Ngộ Không vốn là con khỉ được sinh ra từ một tảng đá (hay hòn đá) ở Hoa Qủa Sơn, lúc sinh thời khiến trời đất rung chuyển, kinh động đến Thiên Đình. Thạch Hầu ngộ tính rất cao nên nhanh chóng trở thành người đứng đầu của lũ khỉ ở Hoa Quả Sơn, y sống tự do tự tại ở đây cho đến khi chứng kiến một con khỉ già chết.

Tây du ký: Tôn Ngộ Không sợ chết vì điều này - Ảnh 2.

Tôn Ngô Không ban đầu vốn vô ưu vô lo, sống tự do tự tại ở Hoa Qủa Sơn.

Vốn từ một con khi vô ưu vô lo, Thạch Hầu trở nên buồn bã, nghĩ rằng rồi đến một ngày nó cũng sẽ chết đi như vậy, từ đó dục vọng trường sinh bất tử bắt đầu nổi lên. Thạch Hầu quyết tâm ra ngoài tầm sư học đạo.

Lênh đênh vượt biển, lang thang trên bộ mười mấy năm trời, cuối cùng gặp được Bồ Đề Tổ Sư bái làm môn hạ của ông, được đặt tên là Tôn Ngộ Không, học được 72 phép biến hóa và Cân đẩu vân.

Tây du ký: Tôn Ngộ Không sợ chết vì điều này - Ảnh 3.

Tôn Ngộ Không và Bồ Đề Tổ Sư.

Tuy nhiên, ngay sau khi được Bồ Đề Tổ Sư đặt tên, thì số mệnh của Tôn Ngộ Không đã được ghi lên sổ sinh tử ở Địa phủ. Với pháp lực của Bồ Đề Tổ Sư, ông đương nhiên xem được Tôn Ngộ Không thọ được đến năm bao tuổi.

Bồ Đề Tổ Sư cũng hoàn toàn biết được mục đích của Ngộ Không khi tìm đến ông là được trường sinh bất tử. Ông không phải không để ý đến chuyện đó, mà ngay từ đầu ông đã ngầm giúp Ngộ Không đạt được ý nguyện này.

Ở đó, Ngộ Không đã học được các phép thuật để điều khiển Ngũ hành và góp phần giúp cơ thể bất hoại. Tuy nhiên về hình thức, Thiên đình không chấp thuận cách bất tử này.

Tây du ký: Tôn Ngộ Không sợ chết vì điều này - Ảnh 4.

Bồ Đề Tổ Sư vốn đã nhìn rõ về cuộc đời của Tôn Ngô Không.

Vậy muốn trường sinh bất lão thì còn một cách nữa, đó là chỉ cần xóa bỏ số mệnh trong sổ sinh tử của Diêm Vương là được. Khi biết được số mệnh của Ngộ Không sắp kết thúc công với việc Ngộ Không vì quá kiêu ngạo phô trương phép thuật. Bồ Đề Tổ Sư đã lập tức đuổi Ngộ Không đi, cắt đứt mọi quan hệ và không cho phép Ngộ Không được nhắc tới mình.

Quả nhiên, sau khi về Hoa Qủa Sơn không lâu, vào một đêm đang say giấc linh hồn của Ngộ Không bị Hắc Bạch-Vô Thường trói và kéo đến Địa phủ. Hầu Vương được nói rằng cuộc đời của ông ở dương gian đã hết. Trong cơn giận dữ, Ngộ Không quậy phá nơi đây và động đến Diêm Vương, người cai quản Địa ngục. Ngộ Không yêu cầu được xem sổ sinh tử, sau đó gạch tên của mình và viết nguệch ngoạc, do đó những người ở đây không thể kéo hồn ông xuống nữa. Từ đó Ngộ Không bất tử về mặt hồn.

Tây du ký: Tôn Ngộ Không sợ chết vì điều này - Ảnh 5.

Ngộ Không có tên trong sổ sinh tử nên Hắc Bạch-Vô Thường có thể trói và kéo đến Địa phủ.

Có thể nói cái chết của con khi già đã giúp Tôn Ngộ Không giác ngộ lẽ vô thường, quyết chí đi tìm đạo để thoát khỏi luân hồi. Cũng từ đó mà cuộc đời Thạch Hầu đã phải trải qua rất nhiều gian nan, sóng gió đến cuối cùng cũng đắc đạo thành phật.

Từ khóa » Ton Ngo Kh