Tây Du Ký: Vì Sao Chỉ Đường Tăng Mới Gỡ được Bùa Trên Ngũ Hành ...
Có thể bạn quan tâm
Triết lý lãnh đạo thần kỳ của Tây Du Ký
Tôn Ngộ Không không thể thoát ra Ngũ Hành Sơn là do đâu?
Sau khi Tôn Ngộ Không náo loạn thiên cung đã bị Phật Tổ Như Lai giam dưới núi Ngũ Hành Sơn. Sau khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới núi, Phật Tổ rút từ tay áo một lá bùa chú có 6 chữ vàng đưa cho A Nan và dặn mang đi dán lên đỉnh núi. A Nan vâng lời Phật Tổ và quả nhiên sau khi dán 6 chữ vàng trên đỉnh núi thì Tôn Ngộ Không không tài nào thoát ra khỏi dù nắm trong tay 72 phép thần thông.
Vậy lá bùa kia là gì mà uy lực như thế, lại được nhắc đến ba lần trong nguyên tác, mà lần nào cũng gắn liền với một dấu mốc trên con đường giác ngộ của Ngộ Không. Được biết trên lá bùa là sáu chữ bí ẩn: "Lục tự đại minh chân ngôn" hay còn được biết đến với cái tên "Um Ma Ni Bát Mê Hồng", "Om Mani Padme Hum". Đây chính là câu thần chú do Bồ Tát Quan Âm truyền lại, được ghi chép trong quyển 4 Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm của Mật tông Tây Tạng. Om Mani Padme Hum là một thần chú rất được yêu thích trong Phật giáo, và thường được dịch là “Viên ngọc trong hoa sen". Đọc thần chú này mang lại nhiều công đức và thanh lọc. Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó sẽ mang lại nhiều phước lành to lớn. Thần chú được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.
Phát hiện mộ của Tôn Ngộ Không tại Trung Quốc gây tranh cãi
Như vậy, câu chân ngôn mang sáu chữ vàng của Phật Tổ Như Lai cũng giống như một lời nhắc nhở dành cho Tôn Ngộ Không: Dù có nắm trong tay thần thông quảng đại, trải qua tháng năm đằng đẵng, nhưng nhất định phải biết tu hành, giác ngộ, hành thiện, giúp đời!
Vì sao chỉ Đường Tăng mới gỡ được bùa trên Ngũ Hành Sơn?
500 năm trôi qua, trải qua bao nhiêu khổ cực - kiếp nạn này được hiểu là Tôn Ngộ Không đang trả nghiệp cho những hành động mà mình đã gây ra trong quá khứ.
Khi nghiệp chướng trả xong cũng là lúc duyên lành của "Tề Thiên Đại Thánh' đến, lúc này cũng là lúc mà Đường Tăng trên đường đi thỉnh kinh mà ghé qua đây. Nhìn thấy Đường Tăng, Tôn Ngộ Không nói: "Trên đỉnh núi có đạo bùa chữ vàng của Như Lai yểm. Ngài lên đó bóc đạo bùa ấy đi là con được thoát". Nghe thấy vậy, Đường Tăng trèo lên đỉnh núi, vin cây bám cành trèo lên tới đỉnh, quả nhiên thấy một tảng đá vuông hào quang chói lọi, mây lành rực rỡ, trên tảng đá dán một đạo bùa có sáu chữ vàng. Sư phụ Đường Tăng đã lột lá bùa, cứu thoát Tôn Ngộ Không, cho pháp danh là Tôn Hành Giả (hành giả là người thực hiện, người hành động) vì mục đích lớn.
Việc giải thoát cho Tôn Ngộ Không chỉ duy có Sư phụ Đường Tăng giúp được, vậy dụng ý của đạo diễn là gì? Điều này được lí giải bởi những điều sau:
Thứ nhất, Đường Tăng thế danh là Trần Huyền Trang, pháp hiệu là Tam Tạng. Ngài sống đời nhà Đường nên trong kinh sách còn ghi phương danh đầy đủ là Đường Tam Tạng Pháp sư Trần Huyền Trang. Pháp hiệu là Tam Tạng có nghĩa ngài thông suốt tất cả ba kho báu của nhà Phật Con người muốn giải thoát luân hồi sanh tử, phải nương nhờ vào ba kho bảo vật này, gồm có:
– Kinh tạng là các kinh, tức là giáo lý của Đức Phật.
– Luận tạng các lời bình luận để giảng giải kinh Phật.
– Luật tạng giới luật, kỷ luật nhà Phật, phương tiện giúp con người kềm chế thói hư tật xấu để tu sửa thân tâm cho nên thánh thiện.
Trải qua 500 năm, Như Lai muốn truyền bộ kinh Tam Tạng sang Đông Thổ Đại Đường để khuyến hoá chúng sinh.
Thứ hai, mọi chuyện của Tôn Ngộ Không vốn đã được Phật Tổ an bài, sứ mệnh của Tôn Ngộ Không nhất quyết phải là người đưa Kim Thiền Tử (Đường Tăng) trở về cõi Đạo sau 10 kiếp hồng trần.
Tây Du Ký: Lý do Trư Bát Giới không thể thành Phật
Trên con đường tìm về Đạp pháp, Đường Tăng – với ý nguyện giải thoát chúng sinh, tượng trưng cho trái tim và linh hồn yếu đuối chưa đủ khả năng phân biệt chính tà, hư thực, dễ mắc vào cạm bẫy của ác ma nên phải cần đến trí Tuệ và lòng quả cảm của Tôn Ngộ Không hướng dẫn.
Con người, ngoài tim, óc, còn có bản năng tức dục vọng (Trư Bát Giới) cần được chế ngự, hướng về giải thoát, cũng vì vậy mà luôn luôn có hục hặc giữa lý trí và dục vọng tức giữa Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới.
Tâm (Đường Tam Tạng) và Trí (Tôn Ngộ Không) luôn vọng động (tâm viên ý mã) nên có Ngộ Tĩnh và Bạc Long Mã (định) trầm lặng chuyên chú cần mẫn suốt hành trình nhắc nhở.
Tôn Ngộ Không trải qua bao nhiêu gian khổ nguy hiểm, cuối cùng trong tâm của mình đã tìm được “chân Pháp” để tu hành, giác ngộ.
Luật Nhân quả huyền diệu trong Tây Du Ký
Từ khóa » Tôn Ngộ Không Và Phật Tổ
-
Tôn Ngộ Không Thách Đấu Cả Tam Giới Nhưng Gặp Phật Tổ Như ...
-
Dám So Tài Với Phật Tổ Duy Nhất Chỉ Có Tôn Ngộ Không | Tây Du Ký
-
"Tây Du Ký 1986" : Vì Sao Phật Tổ Như Lai Lại Phân Biệt được Tôn ...
-
Phật Tổ Giam Tôn Ngộ Không 500 Năm Là để Cứu Mạng Đại Thánh?
-
Phật Tổ Như Lai Làm Cách Nào để Phân Biệt Tôn Ngộ Không?
-
Không Phải Phật Tổ, đây Mới Là Người Khiến Tôn Ngộ ... - GameK
-
3 Thân Thế đặc Biệt Của Tôn Ngộ Không, Thân Phận Thứ 3 Khiến Phật ...
-
Phật Tổ Phim 'Tây Du Ký' Vẫn đắt Show ở Tuổi 82 - Báo Thanh Niên
-
Tây Du Ký: Hai Yêu Quái Cực Mạnh Khiến Phật Tổ Phải đích Thân Ra Tay
-
Tôn Ngộ Không – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ai Có Quyền Lực Vượt Xa Cả Phật Tổ Như Lai Trong Tây Du Ký?
-
Tây Du Ký: Lai Lịch Bí ẩn Của Bồ Đề Tổ Sư - Người đã Dạy Cho Tôn ...
-
Hồng Hài Nhi 300 Tuổi Và Những Sự Thật ít Biết Về Bộ Phim "Tây Du ...