Tẩy Giun Cho Mèo Bao Nhiêu Tiền? Tẩy Cách Nào Hiệu Quả Nhất
Có thể bạn quan tâm
Tẩy giun cho mèo là việc rất quan trọng giúp vật nuôi loại bỏ triệt để giun sán ký sinh cũng như phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn về các căn bệnh này nhé.
Nội dung bài viết
- I. Tầm quan trọng của việc tẩy giun cho mèo
- II. Các bước chẩn đoán mèo mắc phải giun sán
- 1. Kiểm tra tình trạng phân
- 2. Quan sát dấu hiệu khi nôn
- 3. Liên tục để ý cân nặng
- 4. Kiểm tra nướu
- 5. Tìm hiểu các loại giun sán
- 6. Đưa mèo đi kiểm tra thú y
- III. Hướng dẫn các bước tẩy giun cho mèo tại nhà
- 1. Chuẩn bị thuốc
- 2. Massage, tạo cảm giác bình tĩnh
- 3. Bọc kín cơ thể
- 4. Giữ chắc các bộ phận
- 5. Giữ và ngửa đầu về sau
- 6. Cho uống thuốc tẩy giun
- 7. Hỗ trợ nuốt thuốc
- 8. Khen ngợt
- IV. Thuốc tẩy giun cho mèo bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?
I. Tầm quan trọng của việc tẩy giun cho mèo
Mèo rất dễ bị mắc các loại giun sán như: Giun móc, giun kim, giun chỉ, sán dây,… Những loại giun này sống ký sinh bên trong cơ thể động vật, gây ra các loại bệnh về đường ruột, tiêu hóa.
Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho mèo mà còn có nguy cơ lây nhiễm sang người và các loài thú nuôi khác. Chính vì vậy, cần phải tiến hành kiểm tra và tẩy giun theo định kỳ để thú cưng luôn khỏe mạnh.
II. Các bước chẩn đoán mèo mắc phải giun sán
Để nhận biết được chú mèo mình đang nuôi có mắc phải giun sán hay không thì chúng tôi xin giới thiệu tới bạn 6 bước chẩn đoán cụ thể:
1. Kiểm tra tình trạng phân
Cách đơn giản nhất là quan sát thể trạng phân của mèo. Bạn có thể nhìn thấy các đoạn sán dây bị đứt lìa và thải ra ngoài theo phân, giống như hạt gạo nhỏ, có khả năng di chuyển nhúc nhích.
Dấu hiệu: Xuất hiện hiện tượng mèo bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng hoặc xuất huyết kết tràng,…
2. Quan sát dấu hiệu khi nôn
Khi bị giun đũa, giun chỉ, mèo có thể xuất hiện hiện tượng nôn mửa. Nếu mức độ nghiệm trọng có thể tấy mèo nôn ra giun lớn, dài và đang cựa quậy. Tuy nhiên cần lưu ý, nôn còn có khả năng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác liên quan đến hệ tiêu hóa.
3. Liên tục để ý cân nặng
Khi mèo bị nhiễm giun sán đường ruột sẽ rất kén ăn, cân nặng giảm sút, thay đổi tùy theo kích thước và số lượng giun ký sinh bên trong cơ thể. Trong nhiều trường hợp, mèo có thể bị phình dạ dày, phình bụng.
4. Kiểm tra nướu
Bình thường, khi cơ thể khỏe mạnh thì phần nướu thường có màu hồng. Nếu có giun ký sinh nhiều trong cơ thể thì phần nướu mèo sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu tái nhợt, yếu ớt.
Lúc này, bạn nên dự phòng diễn biến theo theo sẽ là mèo khó thở, đờ đẫn, gọi không trả lời, thính lực suy giảm… Nếu thực sự xuất hiện các dấu hiệu kể trên thì cần nhanh chóng đưa mèo đến trạm thú y để cấp cứu.
??? THAM KHẢO: Rận mèo có lây sang người không
5. Tìm hiểu các loại giun sán
Khi nuôi bất kỳ loài thú cưng nào thì bạn cũng nên tự trang bị kiến thức sơ bộ về các bệnh lý có thể gặp phải. Đối với mèo cũng không phải ngoại lệ, dưới đây là mộ số loại giun sán thường ký sinh trong cơ thể
- Giun đũa: Đây là ký sinh trùng dễ thấy nhất có thể xuất hiện ở cả mèo con vừa sinh cho đến mèo trưởng thành.
- Giun móc: Loài giun này thường ký sinh trong ruột non, thường lây qua tiếp xúc qua da hoặc tiêu hóa.
- Giun phổi: Loại này khá ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu vật nuôi ăn nhầm chim, chuột bị giun ký sinh
- Giun chỉ: Được coi là loài ký sinh trùng nguy hiểm nhất có nguy cơ truyền qua con đường trung gian là muỗi, thông qua việc hút máu. Vì vậy, khả gây năng lây nhiễm của nhóm này là khá cao.
6. Đưa mèo đi kiểm tra thú y
Dù nhiễm bệnh trong bất kỳ trường hợp nào thì bạn cũng nên đưa mèo đến phòng khám thú y để kiểm tra và điều trị.
Bạn cũng nên thu thập các mẫu phân, mẫu cặn nôn và mang đến cho bác sĩ phân tích và chẩn đoán để đưa ra lời khuyên tốt nhất.
III. Hướng dẫn các bước tẩy giun cho mèo tại nhà
Nếu bạn không muốn đưa mèo đến phòng khám thú y hãy thực hiện những bước sau để tẩy giun tại nhà nhé.
1. Chuẩn bị thuốc
Thuốc tẩy giun phải được xác nhận của bác sĩ thú y, bạn nên chuẩn bị thuốc trước vài phút khi bắt đầu cho mèo uống. Lắc lọ thuốc nếu cần thiết hoặc lấy các viên thuốc ra khỏi lọ. Bạn có thể cho thuốc nước vào ống bơm hoặc ống nhỏ giọt.
2. Massage, tạo cảm giác bình tĩnh
Trước khi uống thuốc, bạn cần phải giữ cho mèo vui vẻ, bình tĩnh, không trong tư thế phòng bị. Bạn có thể vuốt lông, chọn không gian thoải mái, yên tĩnh để tạo cảm giác an toàn.
??? ĐỌC THÊM: Các loại thức ăn cho mèo
3. Bọc kín cơ thể
Khi mèo sử dụng thuốc, chúng có thể vùng vẫy, cào xước, cựa quậy và khó chịu. Bạn có thể bọc vật nuôi trong chiếc chăn nhỏ hoặc khăn, chỉ chừa mỗi đầu ra ngoài.
4. Giữ chắc các bộ phận
Bước này giúp mèo tránh hiện tượng cào cấu, quậy, dãy dụa trong quá trình uống thuốc. Bạn nên ngồi một vị trí thoải mái và kẹp vật nuôi giữa 2 chân hoặc đặt trên đùi để giữ chắc chắn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ người giúp đỡ, như vậy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
5. Giữ và ngửa đầu về sau
Đặt ngón cái và ngón trỏ lên miệng, nhấn nhẹ lên 2 bên mép để mèo mở miệng ra. Bạn phải thật bình tĩnh, khéo léo để nhấn hàm dưới giúp miệng mở rộng hơn.
6. Cho uống thuốc tẩy giun
Bạn có thể đặt nguyên viên thuốc vào miệng mèo hoặc nghiền nát cho vào nước rồi đổ thuốc nước vào miệng sau khi bóp. Lưu ý, tránh trường hợp vội vàng hoặc thực hiện nhanh khiến vật nuôi có thể bị mắc nghẹn.
7. Hỗ trợ nuốt thuốc
Để thuốc có thể trôi vào ruột nhanh thì bạn cần giữ miệng mèo khép lại, nâng cằm cao lên, vuốt cổ họng để kích thích phản xạ nuốt. Cần nhẹ nhàng để hoàn thành quá trình này.
Bạn cần chắc chắn rằng thuốc đã hết rồi mới thả mèo để tránh chúng nhả thuốc ra sau khi uống.
8. Khen ngợt
Bạn có thể chuẩn bị các món ăn yêu thích sẵn rồi cho mèo ăn sau khi quá trình uống thuốc hoàn tất. Hãy coi như đó là một phần thưởng vì đã hợp tác.
Nên gây ấn tượng tốt cho mèo để chúng cảm thấy uống thuốc không đáng sợ và sẵn sàng cho lần uống sau.
Với việc tẩy giun nên thực hiện khoảng 6 tháng 1 lần khi mèo được khoảng 1 tháng tuổi để hệ tiêu hóa được khỏe mạnh nhất.
IV. Thuốc tẩy giun cho mèo bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun được sản xuất và đưa vào sử dụng. Tùy thuộc vào chủng loại, nguồn gốc mà thuốc tẩy giun cho mèo có nhiều giá khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là một số loại thuốc như Fugacar, Drontal,… với mức giá vào khoảng 70k cho đến 950k.
Các bạn có thể tìm mua thuốc tại các bệnh viện, phòng khám thú y hoặc đến tại các quầy thuốc, cửa hàng bán thú cưng,...
Trên đây là tổng hợp các thông tin về việc tẩy giun cho mèo, chúc bạn đọc có được cho mình những kiến thức bổ ích để chăm sóc vật nuôi khỏe mạnh.
5/5 - (1 vote)Từ khóa » đưa Mèo đi Tẩy Giun
-
Tẩy Giun Cho Mèo Hết Bao Nhiêu Tiền - PateForPet
-
Những điều Cần Biết Về Tẩy Sổ (xổ) Giun Cho Mèo - Dogily Petshop
-
Mèo Tẩy Giun Xong Bị Tiêu Chảy - Cách Xử Lý Và điều Trị Hiệu Quả
-
Tẩy Giun Cho Mèo Tại Nhà Và Những điều Bạn Cần Biết - Ohmypet
-
Tẩy Giun Cho Mèo Từ A-Z 100% Thành Công
-
Tẩy Giun Cho Mèo Bằng Cách Nào? Ngăn Ngừa Ra Sao?
-
Tẩy Giun Cho Chó Mèo | Phòng Khám Thú Y Procare
-
Cách để Tẩy Giun Cho Mèo - WikiHow
-
Cách Sử Dụng 【 Thuốc Tẩy Giun Cho Mèo 】 An Toàn & Hiệu Quả
-
Mèo Bị Nhiễm Giun Và Tầm Quan Trọng Của Việc Tẩy Giun Cho Mèo - QPet
-
Tẩy Giun Cho Mèo Hiệu Quả Không Phải Ai Cũng Biết! - PetCity
-
Lịch Tẩy Giun Cho Mèo Luôn Khỏe Mạnh - PetCare
-
Thông Tin Kĩ Thuật - DẤU HIỆU CHÓ BỊ SÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
-
Lịch Tẩy Giun Cho Mèo Con Sơ Sinh Đến Trưởng Thành [ KHOA ...