Tây Ninh Bố Trí Hơn 1.500 Tỷ đồng Cho Cao Tốc TP.HCM – Mộc Bài

Dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, đến nay đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Các cơ quan chuyên môn thẩm định và tham mưu Uỷ ban nhân dân TP.HCM ký trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và phê duyệt trong tháng 7/2022.

Tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có tổng chiều dài khoảng 53,5 km, gồm 23,7 km đi qua địa bàn TP.HCM, phần còn lại thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh. Tổng vốn đầu tư xây dựng dự kiến khoảng 15.900 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng 7.433 tỷ đồng do hai địa phương TP.HCM và tỉnh Tây Ninh chi trả (gồm TP.HCM khoảng 5.901 tỷ đồng, tỉnh Tây Ninh 1.532 tỷ đồng).

Nguồn vốn xây dựng dự án vào khoảng 8.467 tỷ đồng được kêu gọi đầu tư bằng phương thức đối tác công tư, hợp đồng BOT. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2027. Dự án có diện tích bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh khoảng 223 ha; trong đó diện tích thu hồi đất phục vụ dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài trong phạm vi tỉnh Tây Ninh khoảng 231 ha, trong đó có 7,22 ha đất công.

Tỉnh Tây Ninh cho biết, dự kiến địa phương sẽ bố trí 1.532 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trong tổng nguồn vốn 7.433 tỷ đồng của dự án, phần còn lại sẽ do TP.HCM bố trí.

Ngày 06/8/2021, Uỷ ban nhân dân TP.HCM và Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ký kết Kế hoạch số 2629/KH-UBND về phối hợp triển khai dự án đầu tư đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Vừa qua, ngày 20/5/2022, Ủy ban nhân dân TP.HCM đã quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định nội bộ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài theo hình thức PPP. Hội đồng gồm 19 thành viên, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP.HCM Phan Văn Mãi làm Chủ tịch Hội đồng, ông Dương Văn Thắng - Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh làm Phó chủ tịch Hội đồng. Thành viên hội đồng là lãnh đạo các Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc,... của hai địa phương.

Trước đó, Hội đồng nhân dân TP.HCM đã thông qua nghị quyết thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, theo phương thức đối tác công tư PPP, hợp đồng BOT, với tổng vốn giai đoạn 1 là 15.900 tỷ đồng.

Tháng 12/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có văn bản đồng ý Uỷ ban nhân dân TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án như đề nghị của Uỷ ban nhân dân TP.HCM, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh và sự thống nhất của Bộ Giao thông vận tải.

Sơ đồ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
Sơ đồ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có quy hoạch điểm đầu giao với đường Vành đai 3 TP.HCM (huyện Củ Chi) và điểm cuối tại khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).

Cho đến thời điểm hiện tại, tuyến đường từ TP.HCM đi Tây Ninh là quốc lộ 22 vốn là tuyến độc đạo và là tuyến Xuyên Á, là tuyến kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế của khẩu, các đô thị của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế và khu vực kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, áp lực lưu thông rất lớn và thường xuyên quá tải, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài được xem là “tuyến Xuyên Á song song”, cùng “chia lửa” với tuyến quốc lộ 22. Dự kiến, sau khi hoàn thành cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh qua các tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 trong quy hoạch hệ thống giao thông khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo ông Nguyễn Thái Bình, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh, dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài giúp phát huy hiệu quả khai thác tuyến đường liên vận quốc tế nối TP.HCM đi cửa khẩu quốc tế Mộc Bài giúp Tây Ninh kết nối hiệu quả hơn với TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.

Dự kiến, sau khi hoàn thành cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh qua các tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 trong quy hoạch hệ thống giao thông khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Từ khóa » Hinh ảnh đường Cao Tốc Tphcm Mộc Bài