TCVN 10304:2014 - Móng Cọc - Tiêu Chuẩn Thiết Kế

CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG VNT VIỆT NAM VB pháp quy Tiêu chuẩn XD Tiêu chuẩn M&E Tiêu chuẩn PCCC T/C khác Tiện ích Tổng hợp các tiêu chuẩn giám sát - thi công - nghiệm thu công trình TCVN 10304:2014 - Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế

Đăng lúc: 18:26, Thứ Tư, 26-07-2017 - Lượt xem: 45906

Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế móng cọc của nhà và công trình (sau đây gọi chung là công trình) xây dựng mới hoặc công trình cải tạo xây dựng lại.

Bí kíp: Mọi kỹ sư xây dựng muốn giỏi nghề cần phải biết điều này... TCVN 10304:2014 - Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế

Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế móng cọc của công trình xây dựng trên đất đóng băng vĩnh cửu, móng máy chịu tải trọng động cũng như trụ của các công trình khai thác dầu trên biển và các công trình khác trên thềm lục địa.

Sau đây chúng tôi xin liệt kê một số điểm mới trong tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCVN 10304:2014, dựa trên so sánh với TCXDVN 205:1998 và TCXD 195:1997.

TCVN 10304:2014 có nhiều điểm cho thấy sự chặt chẽ và thống nhất trong nguyên lý tính toán, rõ ràng trong các quy định, và có nhiều thay đổi phù hợp với các biểu hiện thực tế của móng cọc, nâng cao sức chịu tải của móng cọc so với các tính toán trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai sót đáng tiếc, ví dụ không quy định rõ đơn vị trong một số công thức tính toán.

TCVN 10304:2014 Nhận xét

Mục 7.1.1

- Nền và móng cọc phải được tính toán theo các trạng thái giới hạn.

a) Nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất bao gồm: Theo cường độ vật liệu cọc và đài cọc; Theo sức kháng của đất đối với cọc.

b) Nhóm trạng thái giới hạn thứ hau bao gồm: Theo độ lún nền tựa cọc và móng cọc chịu tải trọng thẳng đứng

Tái khẳng định việc sử dụng tải trọng tính toán khi tính toán kiểm tra sức chịu tải của cọc, cho cả vật liệu và nền đất.

Mục 7.1.7

Tính toán cọc và đài cọc theo cường độ vật liệu cần tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành về kết cấu bê tông, bê tông cốt thép, và thép

Một điểm mới rất rõ ràng và thống nhất. Cọc đài thấp sẽ được tính toán như với cột chịu tải trọng đúng tâm, có chiều cao làm việc được quy định trong mục 7.1.8, một số hệ số điều kiện làm việc được quy định trong mục 7.1.9.

Mục 7.1.9 (sơ lược)

Khi tính toán cọc đóng hoặc ép nhồi, cọc khoan nhồi và barrette theo cường độ vật liệu, cường độ tính toán của bê tông phải nhân với hệ số điều kiện làm việc γcb=0.85 để kể đến việc đổ trong khoảng không gian chật hẹp của hố và ống vách; và nhân với γ'cb=0.7 để kể đến điều kiện thi công đổ bê tông trong dung dịch khoan.

Như vậy, cường độ bê tông có bị giảm đi khi sử dụng hệ số điều kiện làm việc, nhưng không bị hạn chế ở một giá trị cố định giống như TCXD 195:1997. Quy định này giúp nâng cao được giá trị sức chịu tải tính toán theo vật liệu so với các quy định trước đây.

Mục 7.1.11 (sơ lược)

Cọc nằm trong móng hoặc cọc đơn chịu tải trọng dọc trục đều phải tính theo sức chịu tải của đất nền với điều kiện:

Đối với cọc chịu nén: Nc,d ≤ Rc,d*γ0/γn với Rc,d = Rc,k/γk

Trong đó:

γ0, γn, γklần lượt là hệ số điều kiện làm việc, hệ số tầm quan trọng của công trình, và hệ số độ tin cậy theo đất.

Rc,k là trị tiêu chuẩn sức chịu tải của cọc, xác định theo mục 7.1.12.

γk chính là hệ số an toàn đã được sử dụng trong các tiêu chuẩn trước đây. Như vậy, thay vì sử dụng các hệ số an toàn riêng cho các công thức tính toán sức chịu tải theo đất nền với một giá trị lớn và khoảng rộng (2 đến 3) thì tiêu chuẩn đã đưa ra một quy định chung thống nhất. Các công thức tính toán sức chiu tải theo đất nền không có hệ số an toàn riêng, hoặc có nhưng đã được kể đến ngay trong công thức tính toán tùy thuộc phương pháp.

Mục 7.1.11 - Chú thích (1)

Khi tính toán các loại cọc, lực dọc phát sinh trong cọc do tải trọng tính toán N phải tính cả trọng lượng riêng của cọc có kể đến hệ số tin cậy để làm tăng nội lực tính toán. Tuy nhiên, trong các phép tính sơ bộ, trọng lượng riêng của cọc có thể bỏ qua.

Quy định này có vẻ không phù hợp, vì sức chịu tải của cọc được quyết định bằng thí nghiệm nén tĩnh, tức là đã kể đến trọng lượng cọc. Hay nói cách khác, sức chịu tải của cọc có thể gọi là sức chịu tải ở mức đầu trên của cọc. Như vậy, nếu tính toán tải trọng có kể đến cả trọng lượng cọc, thì đã tính dư đi một lần trọng lượng của cọc.

Mục 7.1.11 - Chú thích (2)

Nếu tính toán móng cọc cho tổ hợp tải trọng có kể đến tải trọng gió hoặc cầu trục, cho phép tăng 20% tải trọng tính toán lên cọc (trừ móng trụ đường dây tải điện).

TCXD 205:1998 chỉ cho phép điều này khi tính toán sức chịu tải bằng phụ lục A (SNIP 2.02.03.85) và đối với các cọc biên.

Bằng việc quy định một các rõ ràng trong một điều khoản chính thức, việc áp dụng tăng sức chịu tải lên 20% đối với trường hợp có tải trọng gió đã trở nên có tính pháp lý hơn.

Mục 7.1.12 (sơ lược)

Trị tiêu chuẩn sức chịu tải của cọc Rc,k được lấy bằng giá trị bé nhất trong các sức chịu tải cực hạn nếu số trị riêng bé hơn 6, hoặc bằng giá trị trung bình sức chịu tải cực hạn nếu số trị riêng lớn hơn hoặc bằng 6.

Có thể được hiểu rằng, khi số hố khoan bé hơn 6, thì sức chịu tải tiêu chuẩn được lấy theo giá trị bé nhất trong các giá trị sức chịu tải cực hạn tính toán được từ các hố khoan.

Khi số hố khoan lớn hơn hoặc bằng 6, thì sức chịu tải tiêu chuẩn được lấy bằng giá trị trung bình của các giá trị sức chịu tải cực hạn tính toán được từ các hố khoan.

Toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 không có một từ nào nói về việc thay thế tiêu chuẩn cũ. Tuy nhiên tên tiêu chuẩn mới (TCVN 10304:2014) được đặt giống y nguyên tên tiêu chuẩn cũ (TCXDVN 205:1998) nên có thể khẳng định TCVN 10304:2014 thay thế TCXDVN 205:1998.

Chi tiết nội dung tiêu chuẩn, mời quý vị xem hoặc download tại đây

Phòng Kỹ thuật

Theo dõi:

Từ khóa: tiêu chuẩn, thiết kế, móng cọc,

Các bài liên quan đến thiết kế - thi công cọc

Quy định về việc hàn nối cọc trong quá trình đóng, ép cọc

Với những công trình có chiều sâu ép cọc lớn, cần nối nhiều đoạn cọc mới đảm bảo chiều sâu và lực ép theo thiết kế. Do đó việc nối các đoạn cọc bằng phương pháp hàn là bắt buộc.

TCVN 11893:2017 - Bentonite - Phương pháp thử

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các chỉ tiêu cơ, lý, hóa trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường của dung dịch bentonite sử dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình.

Quy định về sai số cho phép khi đóng và ép cọc trên mặt bằng

Hồ sơ hoàn công cọc phải thể hiện các thông số sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu. Tuy nhiên, chỉ những cọc có sai số trong phạm vi cho phép mới được nghiệm thu, các cọc có sai số vị trí lớn phải được đơn vị thiết kế chấp thuận hoặc điều chỉnh.

Một số quy định về nghiệm thu và giám sát thi công đúc cọc bê tông

Khả năng chịu tải của kết cấu móng cọc bê tông phụ thuộc 50% vào chất lượng cọc và 50% vào chất lượng thi công ép/đóng cọc. Vì vậy công tác giám sát thi công đúc cọc là cực kỳ quan trọng.

TCVN 10667:2014 - Cọc bê tông ly tâm - Khoan hạ cọc - Thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu thi công và nghiệm thu khoan hạ cọc bê tông ly tâm. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình có điều kiện địa chất đặc biệt như mái đá nghiêng, tốc độ dòng chảy tại mũi cọc lớn hơn 0,8 m/min.

Thông tư số 09/2018/TT-BXD - Quy định quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc

Máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

TCVN 7888:2014 - Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cọc bê tông ứng lực trước, được sản xuất theo phương pháp quay ly tâm.

TCXD 190:1996 - Móng cọc tiết diện nhỏ - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kĩ thuật trong công tác sản xuất thi công và nghiệm thu các loại cọc tiết diện nhỏ.

TCXD 189:1996 - Móng cọc tiết diện nhỏ - Tiêu chuẩn thiết kế

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại cọc có chiều rộng tiết diện nhỏ hơn 250mm, được thi công bằng phương pháp đóng hoặc ép.

TCXDVN 195:1997 - Nhà cao tầng - Thiết kế cọc khoan nhồi

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết kế cọc nhồi, thi công bằng phương pháp khoan tạo lỗ và đổ bê tông tại chỗ.

TCVN 9395:2012 - Cọc khoan nhồi - Thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính lớn hơn hoặc bằng 60 cm trừ những công trình có điều kiện địa chất đặc biệt như vùng có hang các-tơ, mái đá nghiêng.

TCVN 9394:2012 - Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình có điều kiện địa chất công trình đặc biệt như vùng có hang các-tơ, mái đá nghiêng, đá cứng...

TCXD 205:1998 - Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế

Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc được áp dụng cho các công trình thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các ngành liên quan khác.

Tin cùng chuyên mục

QCVN 16:2023/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Quy chuẩn này quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

QCVN 04:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật áp dụng khi xây dựng mới, xây dựng lại nhà chung cư có chiều cao đến 150 m hoặc có đến 3 tầng hầm, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.

QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng

Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương trong lĩnh vực quy hoạch đô thị - nông thôn.

TCVN 12869:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu bao che làm từ Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép.

TCVN 12867:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép dùng làm tường, vách ngăn trong các công trình xây dựng.

TCVN 2737:2020 - Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định tải trọng và tác động dùng để thiết kế kết cấu của nhà và công trình xây dựng (từ đây gọi là công trình), bao gồm phần kết cấu (kể cả phần ngầm) và nền móng công trình.

TCVN 12873:2020 - Căn hộ lưu trú - Condotel - Yêu cầu chung về thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo căn hộ lưu trú, bao gồm: Công trình căn hộ lưu trú; Khối căn hộ lưu trú trong nhà chung cư hốn hợp; Khối căn hộ lưu trú trong công trình công cộng đa chức năng.

TCVN 12872:2020 - Nhà thương mại liền kề - Shophouse - Yêu cầu chung về thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà thương mại liên kế (hay còn gọi là Shophouse).

TCVN 12871:2020 - Văn phòng kết hợp lưu trú - Officetel - Yêu cầu chung về thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo văn phòng kết hợp lưu trú, bao gồm: Công trình văn phòng kết hợp lưu trú; Khối văn phòng kết hợp lưu trú trong nhà chung cư hốn hợp; Khối văn phòng kết hợp lưu trú trong công trình công cộng đa chức năng.

TCVN 12870:2020 - Biệt thự nghỉ dưỡng - Yêu cầu chung về thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo biệt thự nghỉ dưỡng trong khuôn viên đất của khách sạn nghỉ dưỡng.

Tìm kiếm

Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau: Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.

Liên hệ

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: - Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội - Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440 - Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

Trang chủ | Giới thiệu | Dịch vụ | Dự án | Thư viện | Tin tức | Liên hệ

giacoketcau.com

Mô tả gia cố kết cấu bằng phương pháp dán tấm sợi carbon fiber

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi Các bon cường độ cao (CFRP - Carbon Fiber) có các ưu điểm sau: - Không đục phá kết cấu hiện có, chỉ bóc bỏ lớp vữa trát (nếu có). - Không ảnh hưởng đến kiến trúc hiện trạng của công trình. - Không làm tăng tải trọng của công trình. - Quá trình thi công nhanh, không ảnh hưởng đến công trình lân cận. - Tấm sợi carbon fiber (CFRP) và keo liên kết không chịu tác động bởi ăn mòn hóa học (axit, kiềm) và ô xi hóa dưới tác động của điều kiện môi trường.

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Mới đăng

Bộ trưởng Bộ xây dựng nói về việc sử dụng tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu đắp nền cao tốc

Vì sao không dùng vật liệu khác thay thế cát tự nhiên để làm đường?

Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD của Bộ Xây dựng - Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

[Quy định] - Những ngành nghề bị cấm tham gia sau khi nghỉ hưu của cán bộ thuộc Bộ Xây dựng

QCVN 16:2023/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

VNT Reviews: Tổng hợp các nhận xét của độc giả về chúng tôi

Xem nhiều nhất

Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng. Cực chuẩn!

Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Quy định về độ võng cho phép của kết cấu thép chịu uốn

Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

TCVN 170:2007 - Kết cấu thép - Gia công, lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kĩ thuật

QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật

Quy định về đánh giá kết quả nén mẫu thí nghiệm bê tông

Tổng hợp các tiêu chuẩn giám sát thi công, nghiệm thu công trình

Tổng hợp các tiêu chuẩn giám sát thi công, nghiệm thu công trình

Kinh nghiệm giám sát thi công

Những điểm mới cần lưu ý khi áp dụng TCVN 7336:2021 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

Quy định về việc tháo dỡ cốp pha đà giáo

Quy định kỹ thuật thang máy đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng

Công trình hết hạn bảo hành, trách nhiệm thuộc về ai?

Quy định về hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Gia cố kết cấu

16 dấu hiệu nguy hiểm của kết cấu bê tông cần được gia cố ngay

[Hi hữu] - Gia cố cầu bằng xe tải nặng để chống lũ

Bê tông cường độ siêu cao UHPC là gì ?

Tổng hợp các tình huống gây nứt dầm bê tông

Hình dáng và nguyên nhân các loại vết nứt cột bê tông cốt thép

Thí nghiệm, kiểm định công trình

Quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong việc kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét

Thí nghiệm đo điện trở tiếp địa Nhà kho - Công ty Vinatex OJ

Thí nghiệm kiểm tra cường độ bê tông đường tập lái xe ô tô

Thí nghiệm đo điện trở tiếp địa chống sét Viện Goethe - Hà Nội

Thí nghiệm kiểm định chất lượng bê tông sàn mái Nhà ở gia đình tại Xã Thái Hà, Huyện Thái Thụy, Thái Bình

#tuvangiamsat, #giamsatthicong, #giamsatxaydung, #giacoketcau, #giacodamnut, #giacodamvong, #giacotrannut, #giacotranvong, #giacosanvong, #giacosannut

Hotline: 098.999.6440

Facebook

Youtube

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Móng Cọc Khoan Nhồi