TCVN 10403:2015 - Công Trình Thủy Lợi - Đập Bê Tông đầm Lăn

Trộn hỗn hợp bê tông đầm lăn

Tốc độ trộn và hiệu quả của trạm trộn hỗn hợp BTĐL có ảnh hưởng đáng kể đến việc thi công đập BTĐL, do vậy công suất của trạm trộn phải lớn hơn công suất yêu cầu được tính toán.

BTĐL là loại bê tông khô nghèo xi măng, vì vậy chất lượng hỗn hợp BTĐL phụ thuộc và tính đồng nhất; ngoài ra tốc độ cấp BTĐL là rất lớn và liên tục đòi hỏi trạm trộn phải được thiết kế và kiểm định thường xuyên.

Bê tông đầm lăn được thiết kế có nhiều thành phần hạt mịn (Phụ gia khoáng nghiền mịn, xi măng, cát mịn) khi tiếp xúc với nước nếu không được trộn đều sẽ gây ra hiện tượng dồn tụ thành bánh và làm giảm công suất của máy trộn và chất lượng hỗn hợp BTĐL.

Thời gian trộn của mỗi mẻ trộn phải được xác định bằng thí nghiệm khi đổ hỗn hợp BTĐL trên bãi đổ trong quá trình thí nghiệm hiện trường với cùng loại cấp phối đã thí nghiệm;

Hỗn hợp BTĐL rất nhạy cảm với lượng dùng nước, vì vậy tại các trạm trộn cần phải trang thiết bị xác định độ ẩm của các vật liệu thành phần và hệ thống cân đong trộn tốc độ cao. Các loại cốt liệu cho hỗn hợp BTĐL phải được cân riêng theo khối lượng, không cân theo phương pháp tích lũy.

Trình tự nạp vật liệu vào máy trộn: Trước hết cho xi măng, cát, phụ gia khoáng trộn đều, sau đó nạp cốt liệu thô, trộn đều và cuối cùng cho nước và phụ gia hóa học (thông qua thí nghiệm để xác định trình tự nạp vật liệu vào máy trộn hợp lý nhất cho từng công trình).

Vận chuyển hỗn hợp BTĐL

Vận chuyển hỗn hợp BTĐL từ trạm trộn đến công trình có thể sử dụng băng chuyền, cẩu tháp, gầu xúc, ô tô tải tự đổ, ống hút chân không hoặc kết hợp các phương tiện này. Đối với các đập lớn có khối lượng và tốc độ thi công BTĐL lớn thì việc sử dụng băng truyền có tốc độ cao là tốt nhất, còn gầu xúc và ô tô tải tự đổ sử dụng phù hợp cho các công trình vừa và nhỏ.

Sử dụng xe ô tô tải tự đổ thường hay gây ra hiện tượng phân ly cỡ hạt, nhất là đối với các công trình thi công BTĐL có Dmax của cốt liệu lớn hơn 50mm.

Sử dụng xe ô tô tự đổ cần có biện pháp khắc phục các hiện tượng này để không ảnh hưởng đến độ đồng nhất của bê tông đầm lăn, đường vận chuyển phải bằng phẳng, trước khi vào khoảnh đổ lốp xe ô tô phải được kiểm tra rửa sạch tránh mang theo bùn đất và nước từ lốp xe ô tô.

Khi ô tô đi vào khoảnh đổ cần lưu ý không được cua gấp, phanh gấp gây ảnh hưởng đến bề mặt bê tông.

Sử dụng băng tải chuyển liên tục hỗn hợp BTĐL phương án tốt nhất trong thi công bê tông đầm lăn, nó làm giảm chi phí xây dựng đường đi lại và giảm thiểu ô nhiễm trong khu vực thi công đập BTĐL. Khi sử dụng băng chuyền để vận chuyển hỗn hợp BTĐL phải có giải pháp chống sự phân cỡ của cốt liệu, giảm lượng rơi vãi và phải được che đậy tránh mưa, nắng, đoạn cuối của băng phải có vòi voi để có thể đưa hỗn hợp vào các xe tự đổ để vận chuyển trên toàn bộ mặt bằng thi công.

Cửa ra đổ bê tông của các phương tiện vận chuyển cách mặt khoảng đổ không được lớn hơn 1,5 m; nếu hỗn hợp BTĐL rơi tự do quá chiều cao 1,5 m thì phải dùng ống dẫn thẳng đứng chuyên dùng hoặc phễu vòi voi.

Khi sử dụng ống hút chân không cần chú ý máng kim loại và nắp đậy cao su phải thật kín khít để không bị lọt khí. Máng phải đủ rộng để đảm bảo tải được cường độ, máng không được dốc quá. Cuối máng phải có phễu hứng trung chuyển.

San rải hỗn hợp BTĐL

San rải hỗn hợp BTĐL có thể thực hiện bằng xe ô tô tự đổ và xe san gạt bánh xích có thiết bị laze điều chỉnh chiều dầy của lớp rải. Nên dùng cách rải khoảnh lớn, có thể rải các lớp lên cao liên tục hoặc theo từng đợt. Cách rải: có thể rải lên đều từng lớp, theo lớp nghiêng hoặc theo bậc.

Diện tích mặt rải phải phù hợp với cường độ rải và thời gian giãn cách giữa hai lớp rải cho phép. Khi dùng phương pháp đổ phẳng lớp nghiêng, thì cần đổ từ phía hạ lưu lên thượng lưu, độ dốc không nên lớn quá 1:10. Ở phía chân dốc tránh hình thành góc nhọn, mỏng.

Mặt khe rãnh thi công trước khi đổ cát cần tiến hành rửa sạch các tạp chất bẩn. Sau khi rải lớp vữa xong cần đổ ngay lớp BTĐL tiếp theo.

Nếu chiều dầy lớp rải sau khi đầm trên dưới 30 cm thì có thể rải một lần, nhưng nếu cần cải thiện việc phân cỡ hoặc chiều dầy sau khi đầm chặt được thiết kế lớn hơn có thể chia làm 2 lớp rải hoặc 3 lớp rải và phải thông qua thí nghiệm hiện trường, chiều dầy lớp rải không nên nhỏ hơn 3 lần đường kính lớn nhất của cốt liệu thô.

Mặt của khoảnh đổ sau khi đã san phải phẳng và chiều dầy lớp rải phải đồng đều. Trong phạm vi từ 3 m đến 6 m ở phía thượng lưu đập, hướng san đổ phải theo chiều song song với hướng tim đập.

Đầm hỗn hợp BTĐL

Số lần đầm và chiều dầy lớp rải đều phải xác định thông qua thí nghiệm hiện trường để đảm bảo đạt được độ chặt của BTĐL theo yêu cầu thiết kế đề ra. Nếu số lần đầm vượt quá giá trị cần thiết sẽ không có tác dụng lèn chặt bổ sung mà ngược lại có thể gây ra hiện tượng ép nước thoát ra ngoài bề mặt BTĐL làm giảm độ đặc chắc và làm xuất hiện các vết nứt trên bề mặt khối đổ.

Ngoài độ đặc chắc cần quan tâm đến độ phẳng nhẵn của bề mặt BTĐL sau khi đã đầm chặt có tác dụng tạo điều kiện cho công việc làm sạch bề mặt được dễ dàng hơn, bề mặt lớp rải nên cấu tạo có độ dốc để dễ dàng thoát nước. Phần thân đập phía thượng lưu trong phạm vi 3 m đến 6 m, thì hướng đầm phải vuông góc với hướng nước chẩy, trước khi đầm có thể đầm một vài lượt mà không sử dụng chế độ rung, khi đầm rung máy đầm phải dịch chuyển tiến lùi theo đúng làn, lần đầm sau nên đè lên lần đầm trước từ 10 cm đến 20 cm, khi chuyển làn phải tiến hành trên phần BTĐL đã được lèn chặt.

Ở những chỗ không thể áp sát được thì dùng đầm nhỏ hơn để đầm, chiều dầy đầm và số lần đầm cần xác định thông qua thí nghiệm hiện trường.

Tốc độ đi của đầm rung, chiều dầy đầm và số lần đầm trong thi công đập BTĐL phải theo kết quả thí nghiệm hiện trường nhưng không vượt quá 1,5 km/h.

Phương pháp đầm là đầm tiến lùi, không quay xe xích trên bãi đầm và rút ra ngoài bãi đầm sau khi đã đầm xong. Cần có thiết bị ghi số lần đầm tự động để tránh việc đầm sót lượt.

Sau khi khi kết thúc mỗi băng đầm lăn, cần kiểm tra dung trọng đầm chặt của BTĐL theo mạng điểm ô vuông. Nếu dung trọng thấp hơn chỉ tiêu quy định, phải đo lại ngay để tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý. Tại mặt lớp BTĐL làm khe thi công nằm ngang hoặc khe lạnh, sau khi đầm đủ số lần đầm và đạt dung trọng quy định, thì cần tiến hành đầm thêm từ 1 đến 2 lần không rung.

Thời gian cho phép lâu nhất kể từ khi bắt đầu trộn hỗn hợp BTĐL đến khi đầm nén xong, cần căn cứ vào điều kiện khí hậu, thời tiết và quy luật thay đổi tiến độ thi công BTĐL tại hiện trường để xác định nhưng không vượt quá 02 giờ.

Thi công khe co giãn

Khe co giãn trong khối BTĐL được tạo thành bằng biện pháp: dùng lưỡi cắt có mô tơ rung hỗ trợ lắp trên cần của máy đào để cắt, phải đảm bảo cắt khe đúng vị trí khe co giãn thiết kế, lớp nào cắt lớp đó, sau khi cắt xong, cho tấm màng nhựa PE vào khe để tạo ngăn cách hoặc có thể đổ cát vào khe.

Các tấm màng PE được đặt vào trong lớp BTĐL trong quá trình san và trước khi đầm. Cạnh dưới của tấm màng mỏng PE được đặt trực tiếp lên bề mặt của lớp BTĐL đã đầm phía dưới, cạnh trên của tấm PE cách mặt trên của lớp BTĐL trước khi đầm một khoảng là 50 mm.

Khe co giãn khu vực khớp nối mặt thượng lưu đập có vật chắn nước PVC hay tấm đồng W theo quy định của thiết kế: vùng này thường là bê tông biến thái hoặc bê tông truyền thống nên thiết kế sẽ bố trí vách ngăn cứng bằng gỗ tẩm dầu, nhựa đường.

Sau tấm chắn nước cuối cùng có bố trí ống tiêu nước thường có D = 100 mm trong lớp BTBT. Các tấm chắn nước được kéo dài liên tục từ nền đập đến đỉnh đập.

...

Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây:

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế đập Bê Tông đầm Lăn