TCVN 4244 : 2005 THIẾT BỊ NÂNG - THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KIỂM ...

THIẾT BỊ NÂNG - THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KIỂM TRA KỸ THUẬT

Litting appliances – Design contruction and survey

1.1. Qui định chung của TCVN 4244 : 2005

1.1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các thiết bị nâng sau:

1. Cần trục kiểu cần: Cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục đường sắt, cần trục chân đế, …;

2. Cầu trục và cổng trục các loại.

3. Máy nâng:

- Xe tời chạy theo ray trên cao;

- Palăng điện, tời điện;

- Palăng tay, tời tay;

- Máy nâng xây dựng;

4. Các loại bộ phận mang tải.

1.1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị nâng được lắp đặt trên tàu biển, phương tiện thủy nội địa và trên các công trình biển.

1.1.3. Việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn này là điều kiện để cấp phát và duy trì hiệu lực các giấy chứng nhận đã cấp.

1.2. Tài liệu viện dẫn TCVN 4244 : 2005

TCVN 5179:90 – Máy nâng hạ - Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn;

ISO 4309:2004 – Cranes – Wire rope: care, maintenance, instrallation, examination and discard;

ISO 2408:2004 – Steel wire ropes for general purposes – Minium requirements;

ISO 148:1983 – Charpy impact test (V – notch);

IEC 144 – A liquid bath under ambient air pressure is used to determine the effectiveness of the seal component parts;

IEC 34 - 5 - Rotating electrical machines parts degree of protection (IP code) classification;

IEC 341 - Electrical Specifications - AC motors;

IEC TC 81 - Lightning protection.

1.3. Các định nghĩa trong TCVN 4244 : 2005

1. Kiểm định

Việc kiểm tra, thử nghiệm, phân tích của cơ quan kiểm định nhằm đánh giá tình trạng an toàn của các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo qui định tại các tiêu chuẩn, qui phạm Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Thiết bị nâng

Thiết bị dùng để nâng, di chuyển và hạ hàng.

3. Tải trọng làm việc an toàn (SWL)

Khối lượng hàng lớn nhất được phép nâng kể cả các bộ phận dùng để nâng hàng như: gầu ngoạm, móc, cáp, xà, khung cẩu, ..v..v. ở mã hàng được nâng.

4. Tải trọng tĩnh

Khối lượng bản thân của các bộ phận cấu thành tác động lên bộ phận đang xét, ngoại trừ tải trọng làm việc.

5. Tải trọng cho phép đối với các chi tiết tháo được, cáp và xích

Lực kéo cho phép được tính toán dựa trên tải trọng thử đối với các chi tiết tháo được và tải trọng làm đứt đối với dây xích và cáp, tải trọng đó tương đương với trị số của lực kéo lớn nhất xác định khi tính toán thiết bị nâng.

6. Kết cấu kim loại

Các kết cấu thuộc thân cần, cột, giá đỡ bệ máy, cầu trục, cổng trục và các kết cấu khác chịu tải trọng tác dụng vào thiết bị nâng.

7. Các cơ cấu

Cơ cấu nâng hàng, cơ cấu nâng cần, cơ cấu quay và cơ cấu di chuyển của cần trục bao gồm cả các tời của chúng.

8. Chi tiết

Những chi tiết của thiết bị nâng dùng để truyền lực và liên kết động với các chi tiết khác hợp thành toàn bộ cơ cấu.

9. Chi tiết không tháo được

Các tai bắt cáp nâng hàng, cáp giằng và cáp nâng cần; chạc đuôi cần; đai đầu cột và cần và các chi tiết khác thường được liên kết cố định vào các kết cấu của thiết bị nâng.

10. Chi tiết tháo được

Puly, móc cẩu, quai móc, mắt xoay, tăng đơ, cáp, xích và các chi tiết khác liên kết tháo được với các kết cấu của thiết bị nâng.

11. Thiết bị cảnh báo và bảo vệ an toàn

1. Thiết bị cảnh báo tự động phát tín hiệu dùng để báo hiệu các trạng thái làm việc giới hạn có nguy cơ phát sinh sự cố.

2. Thiết bị bảo vệ tự động, tạm dừng hoạt động của các máy để tránh khỏi tình trạng nguy cấp.

12. Hệ số an toàn phanh

Tỷ số giữa mô men tĩnh do phanh sinh ra với mô men tĩnh trên trục phanh dưới tác dụng của tải trọng tính toán.

13. Phanh thường mở

Loại phanh chỉ đóng khi được cấp năng lượng.

14. Phanh thường đóng

Loại phanh chỉ mở khi được cấp năng lượng.

15. Phanh điều khiển

Loại phanh khi đóng hoặc mở được thực hiện bởi người điều khiển cần trục tác động lên cơ cấu điều khiển của phanh, không phụ thuộc vào bộ phận truyền động của máy.

16. Phanh tự động

Loại phanh tự động đóng khi ngắt nguồn năng lượng cho động cơ của cơ cấu bố trí phanh đó.

17. Hàng nguy hiểm

Hàng mà khi xếp dỡ có thể gây ra cháy, nổ, nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

1.4. Hồ sơ kỹ thuật

1.4.1. Hồ sơ kỹ thuật đối với các thiết bị nâng chế tạo hoặc trang bị lại dưới sự giám sát kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

1. Bản thuyết minh chung; bản tính chọn thiết bị điện, thủy lực hoặc khí nén; bản tính độ bền và độ ổn định của thiết bị nâng hoặc lý lịch của chúng.

2. Bản vẽ tổng thể thiết bị nâng có ghi các kích thước và thông số chính.

3. Bản vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống truyền động điện, thủy lực hoặc khí nén, thiết bị điều khiển và bố trí các thiết bị an toàn.

4. Bản vẽ các kết cấu kim loại.

5. Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thiết bị nâng, sơ đồ mắc cáp.

6. Quy trình chế tạo các bộ phận đặc biệt;

7. Qui trình kiểm tra và thử tải.

8. Hướng dẫn lắp ráp và vận hành an toàn.

Dành cho Kỹ sư quản lý chất lượng, lập hồ sơ chất lượng công trình

Phương pháp 05 Bước thiết lập và xuất hàng loạt Hồ sơ chất lượng

  • Hướng dẫn sử dụng tổ chức dữ liệu toàn bộ dữ liệu nghiệm thu chỉ cần 01 file Excel
  • Sử dụng tối ưu các hàm Excel, truy xuất đầy đủ thông tin
  • Định dạng căn chỉnh file hồ sơ chuyên nghiệp
  • In hàng loạt Hồ sơ nghiệm thu trên Excel chỉ cần 01 click mà không cần VBA

Bạn sẽ sở hữu kèm theo khóa học:

  • Giáo trình in màu tuyệt đẹp giao tận tay,
  • Tiện ích XDAddins xuất hồ sơ hàng loạt 1 bằng click chuột
  • Cùng rất nhiều tài liệu quan trọng khác đi kèm trong bài học.

Tải về file tiêu chuẩn TCVN 4244 : 2005 đầy đủ tại đây:

TẢI VỀ TCVN 4244 : 2005

Tư vấn hỗ trợ đăng ký chứng thư số công cộng đấu thầu

Từ khóa » Tieu Chuan 4244