TCVN 4319 : 2012 NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ

Public Buildings – Basic rules for design

1. Phạm vi áp dụng TCVN 4319 : 2012

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà và công trình công cộng bao gồm các công trình y tế, thể thao, văn hóa, giáo dục, trụ sở cơ quan hành chính các cấp, các công trình dịch vụ công cộng khác.

CHÚ THÍCH: Phân loại nhà và công trình công cộng được lấy theo qui định về phân loại và phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị [1].

2. Tài liệu viện dẫn TCVN 4319 : 2012

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng theo phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2622, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.

TCVN 2737, Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 3890, Phương tiện phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

TCVN 4474, Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4513, Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4605, Kỹ thuật nhiệt – Kết cấu ngăn che – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 5502:2003, Nước cấp sinh hoạt – Yêu cầu chất lượng.

TCVN 5674, Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công nghiệm thu.

TCVN 5687:2010, Thông gió-điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 5738, Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6160, Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.

TCVN 6161, Phòng cháy chữa cháy – Chợ và Trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế.

TCVN 6772:2000, Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt – Giới hạn ô nhiễm cho phép.

TCVN 7447, Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà.

TCVN 7505:2005, Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng – Lựa chọn và lắp đặt.

TCVN 7958:2008, Bảo vệ công trình xây dựng – Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới.

TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

TCVN 9386-1:20121), Thiết kế công trình chịu động đất – Phần 1: Qui định chung, tác động động đất và quy định đối với kết cấu nhà.

TCXD 16:1986, Chiếu ánh sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.

TCXD 29:19912), Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXD 230:19982), Nền nhà chống nồm - Tiêu chuẩn thiết kế và thi công.

TCXDVN 264:20022) - Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

3. Thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 4319 : 2012

3.1. Chiều cao công trình

Chiều cao tính từ cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình, kể cả mái tum và mái dốc.

CHÚ THÍCH: Các thiết bị kỹ thuật trên mái (gồm: cột ăngten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại…) không tính vào chiều cao công trình.

3.2. Chiều cao tầng

Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp.

3.3. Chiều cao thông thủy

Chiều cao từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu chịu lực hoặc trần đã hoàn thiện của tầng đó.

3.4. Số tầng nhà

Số tầng của ngôi nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.

CHÚ THÍCH: Các tầng hầm không tính vào số tầng nhà.

3.5. Tầng trên mặt đất

Tầng có cốt sàn cao hơn hoặc bằng cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

3.6. Tầng hầm

Tầng có quá một nửa chiều cao nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

3.7. Tầng nửa hầm

Tầng có một nửa chiều cao nằm trên hoặc ngang cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

3.8. Tầng áp mái

Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.

3.9. Tầng kỹ thuật

Tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng thuộc phần giữa của ngôi nhà.

3.10. Diện tích sử dụng

Tổng diện tích làm việc và diện tích phục vụ.

Diện tích các gian phòng, các bộ phận được tính theo kích thước thông thủy tính từ mặt ngoài lớp trát (nhưng không trừ bề dày của lớp vật liệu ốp chân tường) và không tính diện tích các ống rác, ống khói, ống thông hơi, điện, nước… đặt trong phòng hay bộ phận đó.

3.11. Diện tích làm việc

Tổng diện tích các phòng làm việc chính và phòng làm việc phụ trợ.

CHÚ THÍCH: Diện tích làm việc gồm những diện tích sau:

1) Diện tích hành lang kết hợp phòng học trong trường học, chỗ ngồi chơi trong bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ…

2) Diện tích các phòng phát thanh, khối quản lý, phòng bảng điện, tổng đài, phòng phụ của sân khấu, chủ tịch đoàn, phòng kỹ thuật máy chiếu phim…

3.12. Diện tích phục vụ

Tổng diện tích sảnh, hành lang, buồng thang, khu vệ sinh, buồng đệm và các phòng kỹ thuật.

CHÚ THÍCH: Các phòng kỹ thuật là các phòng đặt nồi hơi, phòng đặt máy bơm, máy biến thế, thiết bị thông gió cơ khí, máy điều hòa không khí, phòng để thiết bị máy thang máy chở người, chở hàng hóa.

3.13. Diện tích kết cấu

Tổng diện tích của tường, vách, cột tính trên mặt bằng, bao gồm:

- Tường chịu lực và không chịu lực;

- Tường và vách ngăn;

- Cột;

- Ngưỡng cửa đi, bậu cửa sổ các loại;

- Các ống khói, ống rác, ống thông hơi, ống cấp điện, ống nước đặt ngầm (kể cả phần lỏng ống và bề dày của từng ống);

- Các hốc tường, các khoảng tường trống giữa hai phòng không lắp cửa đi, có chiều rộng nhỏ hơn 1 m và chiều cao nhỏ hơn 1,9m.

CHÚ THÍCH:

1) Diện tích kết cấu của tường, cột đều tính cả lớp trát hoặc ốp tường.

2) Các hốc tường, các khoảng tường trống giữa hai phòng không lắp cửa đi, rộng từ 1,0 m trở lên và cao trên 1,9m (kể từ mặt sàn) thì tính vào diện tích phòng.

3.14. Diện tích sàn của một tầng

Diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng. Phần diện tích hành lang, ban công, logia và các diện tích khác nằm trên sàn cũng được tính trong diện tích sàn.

3.15. Diện tích tầng áp mái

Diện tích đo tại cốt sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng áp mái.

3.16. Tổng diện tích sàn của ngôi nhà (công trình)

Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái.

3.17. Khối tích xây dựng

Tích số của diện tích xây dựng ngôi nhà, diện tích sàn của tầng hoặc phòng nhân với chiều cao của ngôi nhà, tầng nhà và phòng, kể cả tầng kỹ thuật.

3.18. Chỉ giới đường đỏ

Đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.

3.19. Chỉ giới xây dựng

Đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.

Dành cho Kỹ sư quản lý chất lượng, lập hồ sơ chất lượng công trình

Phương pháp 05 Bước thiết lập và xuất hàng loạt Hồ sơ chất lượng

  • Hướng dẫn sử dụng tổ chức dữ liệu toàn bộ dữ liệu nghiệm thu chỉ cần 01 file Excel
  • Sử dụng tối ưu các hàm Excel, truy xuất đầy đủ thông tin
  • Định dạng căn chỉnh file hồ sơ chuyên nghiệp
  • In hàng loạt Hồ sơ nghiệm thu trên Excel chỉ cần 01 click mà không cần VBA

Bạn sẽ sở hữu kèm theo khóa học:

  • Giáo trình in màu tuyệt đẹp giao tận tay,
  • Tiện ích XDAddins xuất hồ sơ hàng loạt 1 bằng click chuột
  • Cùng rất nhiều tài liệu quan trọng khác đi kèm trong bài học.

Tải về file tiêu chuẩn TCVN 4319 : 2012 đầy đủ tại đây:

TẢI VỀ TCVN 4319 : 2012

Tư vấn hỗ trợ đăng ký chứng thư số công cộng đấu thầu

Từ khóa » Tieu Chuan 4319