TCVN 7336:2003 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY-HỆ THỐNG ...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7336:2003

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY-HỆ THỐNG SPRINKLER TỰ ĐỘNG-YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT Fire protection – Automatic sprinkler systems – Design and installation requirements

LỜI NÓI ĐẦU

TCVN 7336:2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC Phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy sprinkler tự động bằng nước, bọt (sau đây gọi là hệ thống sprinkler) trong các tòa nhà và công trình xây dựng mới hoặc cải tạo.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho hệ thống chữa cháy tràn ngập điều khiển bằng sprinkler, đầu bc và điều khiển từ xa hoặc bằng tay.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hệ thống chữa cháy đối với:

– Các tòa nhà có chức năng đặc biệt và các thiết bị công nghệ ngoài các tòa nhà đó;

– Các phòng ngầm dưới mặt đất của công nghiệp khai khoáng;

– Bể xăng dầu.

  1. TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN

TCVN 4756:89, Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. TCVN 5738:2001, Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6305-1:1997 (ISO 6182-1:1993), Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử đối với sprinkler.

TCVN 6305-2:1997 (ISO 6182-2:1993), Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – Phần 2: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động kiểu ướt, buồn hãm và cơ cấu báo động kiểu ướt.

TCVN 6305-3:1997 (ISO 6182-3:1993), Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – Phần 3: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van ống khô.

TCVN 6305-4:1997 (ISO 6182-4:1993), Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – Phần 4: Yêu cầu và phương pháp thử đối với cơ cấu mở van nhanh.

TCVN 6305-5:1997 (ISO 6182-5:1993), Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – Phần 5: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van tràn.

  1. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 6305:1997.

  1. QUY ĐỊNH CHUNG

4.1. Các hệ thống chữa cháy được thiết kế theo tiêu chuẩn này phải có điều khiển bằng tay.

4.2. Các hệ thống sprinkler phải được thiết kế sao cho chúng có thể vừa thực hiện các chức năng chữa cháy đồng thời thực hiện chức năng báo cháy tự động.

4.3. Các hệ thống sprinkler phải được thiết kế trên cơ sở công nghệ dây chuyền sản xuất cần bảo

vệ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

  1. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG SPRINKLER VÀ DỮ LIỆU THIẾT KẾ

5.1. Phân loại hệ thống

Hệ thống sprinkler được phân loại dựa trên mức độ nguy cơ phát sinh đám cháy tại các cơ sở và được gọi một cách tương ứng (xem 5.2), cụ thể như sau:

– Hệ thống cho cơ sở có nguy cơ cháy thấp;

– Hệ thống cho cơ sở có nguy cơ cháy trung bình;

– Hệ thống cho cơ sở có nguy cơ cháy cao.

5.2. Phân loại cơ sở theo mức độ nguy cơ phát sinh đám cháy

Phân loại các cơ sở theo mức độ nguy cơ phát sinh đám cháy quy định trong Phụ lục A. Phục lục A chưa phải đã liệt kê đầy đủ. Khi hệ thống sprinkler bảo vệ cho một cơ sở không có tên trong bảng danh mục này thì cơ sở đó được quy về một cơ sở có trong danh mục mà trong các tình huống cháy thể hiện trạng thái tương tự, song việc này cần được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi tiến hành thiết kế hệ thống sprinkler.

5.3. Các loại hệ thống

Các loại hệ thống sprinkler quy định trong tiêu chuẩn này là hệ thống sprinkler tiêu chuẩn và hệ thống tràn ngập drencher.

5.3.1.Hệ thống sprinkler tiêu chuẩn

Các hệ thống sprinkler tiêu chuẩn gồm các loại sau:

– Đường ống ướt;

– Đường ống luân phiên khô – ướt;

– Đường ống ướt hoặc đường ống luân phiên khô – ướt, kết hợp với phần cuối của hệ  thống đường ống khô;

– Hệ thống tác động trước.

5.3.1.1. Hệ thống đường ống ướt

Hệ thống đường ống ướt là hệ thống sprinkler tiêu chuẩn thường xuyên nạp đầy nước có áp lực ở cả phía trên và phía dưới van báo động đường ống ướt.

Hệ thống đường ống ướt sẽ được lắp đặt ở các cơ sở mà ở đó không có nguy cơ nước đóng băng trên đường ống. Nếu không đảm bảo được điều kiện này cho mọi nơi trong các cơ sở thì ở những vị trí mà hiện tượng đóng băng có thể xảy ra thì có thể kết hợp đường ống ướt với phần cuối của hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt với điều kiện là số lượng sprinkler ở đó không vượt quá giới hạn quy định trong 5.3.1.5, nếu không việc lắp đặt toàn bộ hệ thống sẽ được tiến hành như đối với hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt.

Sprinkler trong hệ thống đường ống ướt có thể được lắp đặt hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới.

Hệ thống đường ống ướt phải được thiết kế sao cho số lượng sprinkler do một bộ van khống chế (kể cả những vòi ở phần cuối nối thêm) không vượt quá số lượng như sau:

  1. a) Đối với cơ sở nguy cơ cháy thấp: 500;
  2. b) Đối với cơ sở có nguy cơ cháy trung bình và nguy cơ cháy cao (kể cả bất kỳ đầu phun sprinkler nào của hệ thống có nguy cơ cháy thấp): 1000.

Khi tính toán số lượng sprinkler trong một hệ thống hỗn hợp bao gồm cả khu vực có nguy cơ cháy thấp và nguy cơ cháy trung bình và/hoặc khu vực co nguy cơ cháy cao, thì số lượng sprinkler thực tế trong khu vực có nguy cơ cháy thấp phải tăng gấp đôi. Số lượng này phải cộng với số đầu phun trong khu vực có nguy cơ cháy trung bình và/hoặc khu vực có nguy cơ cháy cao và tổng số sprinkler không được vượt quá 1000.

Ví dụ, trong một hệ thống với 600 sprinkler cho khu vực có nguy cơ cháy trung bình và 200 sprinkler cho khu vực có nguy cơ cháy thấp, tức là tổng số 800 sprinkler, thì số lượng sprinkler theo yêu cầu trên phải lấy 1000, nghĩa là 600 + (200 × 2)

Chú thích: Số lượng các sprinkler trong các khoảng không gian kín, bên trong máy móc hoặc ở những khu vực tương tự, có thể bỏ qua khi tính toán tổng số lượng các sprinkler của hệ thống đường ống ướt.

5.3.1.2. Hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt

Hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt là hệ thống sprinkler tiêu chuẩn bao gồm một van báo động hỗ hợp hoặc là một tổ hợp van báo động đường ống ướt và một van báo động đường ống khô, trong đó:

– Trong các tháng mùa đông, ở những nơi giá lạnh, nước trong hệ thống đường ống có thể bị đóng băng thì hệ thống đường ống phía trên van báo động hỗn hợp hoặc van báo động đường ống khô được nạp khí nén và phần còn lại của hệ thống phía dưới van được nạp nước dưới áp lực.

– Trong các khoảng thời gian còn lại của năm, hệ thống hoạt động như một hệ thống đường ống đã mô tả ở 5.3.1.1.

Các sprinkler phải được lắp đặt hướng lên trên, nằm trên tuyến thẳng của các đường ống trong hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt. Quy định này được phép có ngoại lệ khi lắp đặt các sprinkler đường ống khô kiểu hướng xuống với luồng nước phun định hướng hoặc khi lắp các sprinkler tiêu chuẩn hướng xuống dưới có kèm bộ phận chống đóng băng đã được chấp nhận.

Hệ thống đường ống phải được bố trí với độ nghiêng thích hợp để thoát nước (xem 8.13).

Hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt phải được thiết kế sao cho số lượng sprinkler tối đa do một bộ van khống chế, kể cả các sprinkler ở phần cuối nối thêm (xem 5.4.1.4) tuân theo quy định trong bảng 1.

Bảng 1: Số lượng sprinkler tối đa cho hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt.

Điều kiện Hệ thống có nguy cơ cháy thấp * Hệ thống có nguy cơ cháy trung bình và/hoặc nguy cơ cháy cao **
Có bộ tăng tốc hoặc quạt hút 250 500
Không có bộ tăng tốc hoặc quạt hút 125 250

* Ví dụ, trong một hệ thống với 300 sprinkler cho khu vực có nguy cơ cháy trung bình và 100 cho khu vực có nguy cơ cháy thấp, thì số lượng sprinkler theo quy định này thay vì 400 phải lấy 500, tức là 300 + (100 × 2)

** Khi tính toán số lượng sprinkler trong một hệ thống hỗn hợp, thì số lượng sprinkler thực tế trong khu vực có nguy cơ cháy thấp cần phải tăng gấp đôi. Số lượng này phải cộng với số sprinkler trong khu vực có nguy cơ cháy trung bình và/hoặc có nguy cơ cháy cao và tổng số sprinkler không được vượt quá số lượng ở cột 3.

5.3.1.3. Hệ thống đường ống khô

Một hệ thống đường ống khô là hệ thống sprinkler tiêu chuẩn trong đó hệ thống đường ống thường xuyên được nạp khí nén ở phía trên van báo động đường ống khô và được nạp nước có áp lực ở phía dưới van này.

Thông thường, hệ thống đường ống khô chỉ cho phép lắp đặt trong các tòa nhà nơi điều kiện nhiệt độ được duy trì gần hoặc thấp hơn nhiệt độ đóng băng của nước như trong kho lạnh, kho lông thu, hoặc ở những nơi nhiệt độ được duy trì trên 70C như trong các lò sấy. Khi lắp đặt hệ thống đường ống khô trong những hoàn cảnh đặc biệt khác thì phải có giấy phép riêng.

Số lượng sprinkler do một bộ van khống chế trong hệ thống đường ống khô không được vượt quá số lượng nêu trong bảng 1 đối với hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt.

Các sprinkler phải được lắp hướng lên, nằm bên trên tuyến đường ống của hệ thống đường ống khô, ngoại trừ khi các sprinkler kiểu hướng xuống dưới với luồng nước phun định hình (xem 6.7) được chỉ định lắp đặt hoặc khi các sprinkler tiêu chuẩn hướng xuống dưới được lắp kèm theo bộ phận chống đóng băng đã được chấp nhận.

Hệ thống đường ống phải được bố trí với độ nghiên thích hợp để thoát nước (xem 8.13)

5.3.1.4. Phần cuối của hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt hoặc phần cuối của hệ thống đường ống khô

Các hệ thống này nói chung tương tự các hệ thống đã mô tả ở các 5.3.1.1; 5.3.1.2 và

5.3.1.3, ngoại trừ chúng có quy mô tương đối nhỏ và tạo thành phần nối thêm cho hệ thống sprinkler tiêu chuẩn.

Các hệ thống này được cho phép như sau:

(a) Như là phần nối thêm cho hệ thống đường ống ướt trong:

– Các khu vực tương đối nhỏ, nơi có thể xảy ra hiện tượng đóng băng trong các tòa nhà được sưởi nóng thích hợp, trong trường hợp đó, hệ thống nối thêm sẽ là hệ thống kiểu đường ống luân phiên khô – ướt;

– Các lò sấy và bếp lò có nhiệt độ cao, trong trường hợp đó, hệ thống nối thêm sẽ là hệ thống đường ống khô.

(b) Như là phần nối thêm cho hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt trong các lò sấy hoặc bếp đun có nhiệt độ cao, khi hệ thống nối thêm hoạt động theo nguyên tắc đường ống khô.

Các sprinkler phải được lắp đặt hướng lên, nằm bên trên tuyến đường ống trong hệ

thống nối thêm, ngoài trừ khi các sprinkler kiểu hướng xuống dưới với luồng nước phun định hình (xem 6.7) được chỉ định lắp đặt hoặc khi các sprinkler tiêu chuẩn hướng xuống dưới được lắp kèm bộ phận chống đóng băng đã được cho phép sử dụng.

Số lượng sprinkler trong một nhóm các hệ thống nối thêm được kiểm soát bởi một bộ van đường ống ướt hoặc bộ van đường ống luân phiên khô – ướt không được vượt quá 250 sprinkler, với số lượng <100 cho bất kỳ một hệ thống nối thêm nào.

Mỗi hệ thống nối them phải được trang bị một van thoát nước loại 50mm và đường ống thoát nước có đồng hồ đường ống lắp ở phía trên vị trí lắp đặt của van nối thêm.

5.3.1.5. Hệ thống nối thêm được nạp dung dịch chống đóng băng

Các hệ thống này sử dụng thích hợp trong các phòng lạnh nhỏ, khoang nước đá và các khu vực khác như cảng bốc dỡ, nhà phụ ở những vùng chịu tác động của băng giá. Các hệ thống này cũng thực hiện các nhiệm vụ tương tự như mô tả ở 5.3.1.4. Các đường ống trong khu vực chịu tác động của băng giá phải được nạp một dung dịch chống đóng băng thích hợp và phải được lắp đặt sao cho nước không thâm nhập vào khu vực đó.

Dung dịch chống đóng băng phải có điểm đóng băng thấp hơn ít nhất 10C so với nhiệt độ thấp nhất có thể có ở khu vực chịu tác động của băng giá. Các đề xuất chi tiết về

dung dịch chống đóng băng phải được trình cơ quan có thầm quyền phê duyệt.

Số lượng sprinkler trong bất kỳ hệ thống nối thêm với dung dịch chống đóng băng không được vượt quá 20.

Các đường ống phải được bố trí sao cho mặt phân cách giữa dung dịch chống đóng băng với nước trong hệ thống đường ống ướt nằm thấp hơn điểm kết nối với hệ thống đường ống ướt.

Van ngắt phụ (xem 5.3.1.4) có thể được lắp đặt trong hệ thống đường ống. Loại van và yêu cầu lắp đặt được quy định như sau:

  1. a) Van thoát nước;
  2. b) Van thử nghiệm phía trên, không thấp hơn 300mm dưới mức nước trong hệ thống đường ống ướt;
  3. c) Van thử nghiệm phía dưới, không thấp hơn 1,5m dưới mức nước trong hệ thống đường ống ướt;
  4. d) Bộ phận kết nối;
  5. e) Van không hồi lưu. Đĩa của van không hồi lưu phải có một lỗ đường kính 1mm nhằm cho phép dung dịch dãn nhở khi nhiệt độ tăng, và do đó ngăng ngừa sự hư hỏng của sprinkler. Tất cả các van trong hệ thống đường ống phải được phủ kim loại.

5.3.1.6. Hệ thống tác động trước

Hệ thống tác động trước là sự kết hợp giữa hệ thống sprinkler tiêu chuẩn và hệ thống báo khói hoặc báo nhiệt độc lập đã được phê chuẩn và được lắp đặt trong cùng khu vực như các sprinkler. Nói chung, các đầu báo khói hoặc báo nhiệt sẽ hoạt động trước so với các sprinkler, và do đó một van tác động trước sẽ mở để cấp nước vào hệ thống đường ống sprinkler trước khi sprinkler đầu tiên hoạt động.

Các đường ống của hệ thống sprinkler theo thường lệ được nạp khí nén và được khống chế sao cho sẽ xuất hiện tién hiệu báo động khi áp suất khí giảm.

Van báo động tác động trước khống chế việc cung cấp nước sẽ hoạt động:

– Hoàn toàn bởi hệ thống đầu báo đã phê chuẩn làm cho các đường ống sprinkler được nạp nước và như vậy trở thành hệ thống đường ống ướt, đối tượng bảo vệ không bị ướt do nước thoát ra từ đường ống hoặc từ đầu phun bị sự cố hỏng hóc cơ khí; hoặc:

– Bởi hệ thống đầu báo đã được phê chuẩn, hoặc một cách độc lập bởi sự hoạt động của một đầu phun thải khí ra từ hệ thống đường ống, đối tượng bảo vệ sẽ thúc đẩy sự phun nước sớm ở các đầu phun trong hệ thống đường ống khô. Sự hoạt động của hệ thống sprinkler sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ hỏng hóc nào trong hệ các đầu báo.

Trong mỗi trường hợp hệ thống đầu báo còn tự động hoạt động như một hệ thống báo cháy.

Hệ thống tác động trước phải được thiết kế sao cho số lượng các sprinkler được khống chế bởi van tác động trước không vượt quá số lượng sau đây:

  1. Đối với hệ thống có nguy cơ cháy thấp: 500;
  2. Đối với hệ thống có nguy cơ cháy trung bình và nguy cơ cháy cao, kể cả các sprinkler trong hệ thống có nguy cơ cháy thấp (xem chú thích trong 5.3.1.1)

Hệ thống sprinkler khi lắp đặt ở nơi có nguy cơ đóng băng thì các sprinkler phải được lắp đặt hướng lên trên và các đường ống phải bố trí có độ dốc thích hợp để thoát nước (xem 8.13).

Toàn bộ thông tin chi tiết đề xuất cho việc lắp đặt hệ thống tác động trước phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi việc thi công lắp đặt được tiến hành.

5.3.1.7. Hệ thống tác động trước tuần hoàn

Hệ thống tác động trước tuần hoàn là hệ thống tác động trước mô tả trong 5.3.1.6 với đầu báo nhiệt kết hợp với một van tác động trước khống chế lưu lượng có khả năng lặp lại chu kỳ đóng/mở tương ứng với bốc cháy trở lại ở khu vực bảo vệ. Sự tác động của đầu báo nhiệt, hoạt động tương tự như một khóa liên động, làm cho van tiền tác động khống chế lưu lượng đóng và mở. Để đảm bảo an toàn, van tác động trước khống chế lưu lượng sẽ được đóng trở lại sau một thời gian trì hoãn xác định (thông thường là 5 phút) bằng một thiết bị hẹn giờ tự động. Song, nếu như đám cháy kích hoạt sự tác động trở lại của đầu báo nhiệt, thì van tác động trước khống chế lưu lượng sẽ lập tức mở trở lại và nước sẽ lại phun ra từ đầu các sprinkler đã mở.

Mục đích của hệ thống tác động trước tuần hoàn là:

– Tránh được những thiệt hại do nước gây ra khi đám cháy đã bị dập tắt;

– Tránh được sự cần thiết phải đóng van chính khi thực hiện những thay đổi đối với hệ thống đường ống hoặc khi thay thế sprinkler; và:

– Tránh được những thiệt hại do nước gây ra khi hệ thống đường ống hoặc các sprinkler có những hỏng hóc cơ khí ngẫu nhiên.

Số lượng sprinkler lớn nhất được khống chế bởi van tác động trước kiểm soát lưu lượng là 1000. Các sprinkler được lắp đặt hướng lên trên, ngoại trừ ở những nơi được cơ quan có thẩm quyền công nhận là hệ thống được lắp đặt trong tòa nhà có sưởi ấm thích hợp. Hệ thống đường ống phải bố trí có độ dốc thích hợp để thoát nước (xem 8.13).

Các thông tin chi tiết đề xuất cho việc lắp đặt hệ thống tác động trước tuần hoàn phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt trước khi việc thi công lắp đặt được tiến hành.

5.3.1.8. Lắp đặt đầu báo cháy

Việc lắp đặt và bố trí khoảng cách giữa các đầu báo cháy nhiệt trong hệ thống tác động trước và tác động trước tuần hoàn phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn TCVN 5738:2001.

5.3.2.Hệ thống tràn ngập (drencher)

Hệ thống tràn ngập là hệ thống gồm các sprinkler hở (drencher) được khống chế bởi một van mở nhanh (van tràn ngập), hoạt động nhờ một hệ thống đầu báo đã được phê chuẩn hoặc nhờ các sprinkler lắp đặt trong cùng khu vực với sprinkler hở.

Các hệ thống này được thiết kế chủ yếu do các cơ sở có nguy cơ cháy đặc biệt như các cơ sở được xem là nguy cơ cháy cao liệt kê trong A.3, nơi một đám cháy bất kỳ có thể bùng phát rất mạnh và lanh truyền với tốc độ nhanh. Trong những tìn huồng như vậy nên phun nước đồng thời trên toàn bộ khu vực nơi có đám cháy có thể phát sinh bằng cách bơm nước vào các đầu sprinkler hoặc vào các đầu phun sương mù có tốc độ trung bình hoặc tốc độ cao.

Các thông tin chi tiết của đề xuất cho việc lắp đặt hệ thống tràn ngập phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt trước khi việc thi công lắp đặt được tiến hành.

5.4. Dữ liệu thiết kế

5.4.1.Hệ thống sprinkler tiêu chuẩn

Mỗi hệ thống sprinkler tiêu chuẩn phải được thiết kế về mặt thủy lực theo các mức độ nguy cơ cháy tương ứng nhằm đảm bảo lưu lượng phun thích hợp trên diện tích hoạt động giả định, nghĩa là số lượng các sprinkler có thể sẽ hoạt động, trong những vùng bất lợi nhất về mặt thủy lực động học của tòa nhà cần bảo vệ.

5.4.2.Hệ thống tràn ngập

Hệ thống đường ống đối với các đầu phun tạo sương mù phải được tính toán về mặt thủy lực như đối với các hệ có nguy cơ cháy cao (xem 5.3.2) nhằm đảm bảo rằng mật độ phun thích hợp là do bốn sprinkler hoặc đầu phun tạo sương mù. Những đầu phun này nằm ở những vị trí bất lợi nhất về mặt thủy lực, như tại các góc của khu vực được bảo vệ bởi hệ thống tràn ngập khi tất cả sprinkler hoặc đầu phun tạo sương mù trong hệ thống hoạt động đồng thời.

Nhóm các tòa nhà và công trình Cường độ phun (Mật độ phun thiết kế), l/m2.s (mm/min), không nhỏ hơn Diện tích được bảo vệ bởi 1 sprinkler hoặc 1 khóa dễ nóng chảy, m2 Diện tích để tính lưu lượng nước dung dịch tạo bọt, m2 Thời gian phun chữa cháy, min Khoảng cách tối Đa giữa các sprinkler hoặc các khóa dễ nóng chảy, m
Nước Dung dịch tạo bọt
Nguy cơ cháy thấp 0,08(4,8) 12 120 30 4
Nguy cơ cháy trung bình

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

Nhóm III đặc biệt

0,12

(7,2)

0,24

(14,4)

0,3

(18)

**

0,08

(4,8)

0,12

(7,2)

0,15

(9)

***

12

12

12

9

240

240

360

360

60

60

60

60

4

4

4

3

Nguy cơ cháy cao

Trong quá trình sản xuất

Bảo      quản     chồng

đống

****

*****

******

9

9

180

180

60

3

3

  1. CÁC SPRINKLER PHUN NƯỚC VÀ BỌT CHỮA CHÁY

6.1. Tùy theo nhiệt độ không khí trong phòng, các sprinkler phun nước và bọt chữa cháy cần phải

được thiết kế phù hợp với các phòng có nhiệt độ không khí thấp nhất trong năm trên 4C.

6.2. Các sprinkler được thiết kế được thiết kế cho một hoặc nhiều cụm chữa cháy. Mỗi cụm phải có trạm điều khiển riêng.

6.3. Một cụm chữa cháy chỉ được bố trí tối đa 800 sprinkler nước hoặc phun bọt, đồng thời tổng dung tích của các đường ống của cụm sprinkler phun bọt không vượt quá 2000 lít. Không hạn chế dung tích đường ống nằm trong hệ thống phun nước.

6.4. Cường độ phun nước và dung dịch tạo bọt, diện tích bảo vệ bởi 1 sprinkler hoặc diện tích kiểm soát của một khóa dễ nóng chảy, khoảng cách giữa các đầu phun hoặc các khóa dễ nóng chảy và thời gian hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước phải lấy theo bảng 2.

Bảng 2

* Danh mục các tòa nhà và công trình được nêu trong phụ lục A.

** Cường độ phun (Mật độ phun thiết kế) l/m2.s (mm/min) khi chiều cao vật liệu xếp trên giá:

Dưới 1m : 0,08 (4,8) Trên 1m đến 2m : 0,16 (9,6) Trên 2m đến 3m : 0,24 (14,4) Trên 3m đến 4m     : 0,32 (19,2)

*** Cường độ phun (Mật độ phun thiết kế) l/m2.s (mm/min) khi chiều cao vật liệu xếp trên giá:

Dưới 1m : 0,04 (2,4) Trên 1m đến 2m : 0,08 (4,8) Trên 2m đến 3m : 0,12 (7,2) Trên 3m đến 4m      : 0,16 (9,6) Trên 4m đến 5,5m     : 0,4 (24)

**** Cường độ phun (Mật độ phun thiết kế) l/m2.s (mm/min) khi chiều cao vật liệu xếp trên giá:

Dưới 1m : 0,16 (9,6) Trên 1m đến 2m : 0,32 (19,2)

Trên 2m đến 3m  : 0,4 (24)

***** Cường độ phun (Mật độ phun thiết kế) l/m2.s (mm/min) khi chiều cao vật liệu xếp trên giá:

Dưới 1m : 0,08 (4,8) Trên 1m đến 2m : 0,2 (12) Trên 2m đến 3m : 0,24 (14,4) Trên 3m đến 4m : 0,32 (19,2) Trên 4m đến 5,5m : 0,4 (24)

****** Cường độ phun (Mật độ phun thiết kế) l/m2.s (mm/min) khi chiều cao vật liệu xếp trên giá:

Chú thích:

Dưới 1m: 0,1 (6) Trên 1m đến 2m : 0,2 (12) Trên 2m đến 3m : 0,3 (18) Trên 3m đến 4m : 0,4 (24) Trên 4m đến 5,5m : 0,4 (24)

  1. Khi trang bị đầu drencher cho các phòng (trừ các phòng có tên trong nhóm III đặc biệt thuộc cơ sở nguy cơ cháy trung bình, cơ sở có nguy cơ cháy cao), diện tích phòng để tính lưu lượng nước, dung dịch tạo bọt và số lượng các cụm chữa cháy hoạt động đồng thời được xác định tùy theo các thông số công nghệ. Khi không có các thông số công nghệ thì tổng diện tích phòng để tính lưu lượng nước phải lấy theo cột 5 của bảng 3.
  2. Khoảng cách gần nhất giữa các sprinkler của hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước lắp đặt dưới trần phẳng là 1,5m.
  3. Số liệu trong các cột 2, 3, 5 của bảng 3 áp dụng cho các phòng có chiều cao đến dưới 10m được trang bị hệ thống sprinkler.

6.5. Trong các tòa nhà có dầm trần (mái) làm bằng vật liệu khó cháy và vật liệu cháy có các phần nhô ra có chiều cao trên 0,2m và trần (mái) làm bằng vật liệu khó cháy có phần nhô ra cao hơn 0,32m thì các sprinkler được bố trí giữa các dầm, vì kèo và các cấu trúc xây dựng khác.

6.6. Khoảng cách giữa các đầu phun nước chữa cháy và mặt phẳng trần (mái) không được lớn hơn 0,4m và không được nhỏ hơn 0,08m. Khoảng cách giữa mặt dưới của đầu phun bọt của hệ thống chữa cháy bằng bọt đến mặt phẳng trần (mái) không được lớn hơn 0,5m.

6.7. Các sprinkler của hệ thống chữa cháy sprinkler bằng nước được phép lắp hướng lên trên hoặc xuống dưới, các sprinkler của hệ thống chữa cháy bằng bọt phảo lắp hướng xuống dưới. Đầu sprinkler của hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước phải lắp đặt vuông góc với mặt phẳng trần (mái), các sprinkler của hệ thống chữa cháy bằng bọt phải lắp đặt vuông góc với mặt phẳng sàn.

6.8. Trong các phòng sẽ lắp đặt sprinkler mà có các sàn thao tác và các hộp thông gió tiết diện tròn hoặc vuông với đường kính hoặc kích thước cạnh lớn hơn 0,75m thì bắt buộc phải lắp thêm các sprinkler ở dưới các sàn và hộp thông gió này.

6.9. Khoảng cách giữa các sprinkler và tường, trần không cháy (khó cháy) không được vượt quá một nửa khoảng cách giữa các sprinkler đã nêu trong cột 7 bảng 3.

Khoảng cách giữa các sprinkler và tường dễ cháy không được vượt quá 1,2m.

6.10. Trong các tòa nhà có một mái dốc hoặc hai mái dốc có độ dốc lớn hơn 1/3, khoảng cách theo chiều ngang tính từ sprinkler đến tường và từ sprinkler đến mép mái không được vượt quá 0,8m đối với mái dễ cháy và khó cháy, và không quá 1,5m đối với mái không cháy.

6.11. Ở những nơi sprinkler có nguy cơ chịu các lực tác động cơ học gây hư hỏng, thì phải có biện pháp bảo vệ thích đáng.

6.12. Nhiệt độ tác động của các sprinkler của hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước được quy định như sau:

– Khi lắp đặt trong các phòng có nhiệt độ không khí cực đại: đến 550C: 680C hoặc 720C;

– Khi lắp đặt trong các phòng có nhiệt độ không khí cực đại: từ 560C đến 700C: 930C;

– Khi lắp đặt trong các phòng có nhiệt độ không khí cực đại: từ 710C đến 1000C: 1410C;

– Khi lắp đặt trong các phòng có nhiệt độ không khí cực đại: từ 1010C đến 1400C: 1820C;

6.13. Trong phạm vi một phòng cần bảo vệ phải lắp đặt các sprinkler có các lỗ xả đường kính như nhau.

6.14. Cho phép áp dụng các hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước đối với các phòng có chiều cao không quá 20m (xem bảng 4).

6.15. Chữa cháy bằng bọt theo thể tích chỉ nên thiết kế đối với các phòng trong đó thể tích do bọt không được vượt quá 3000m3.

  1. HỆ THỐNG DRENCHER

7.1. Hệ thống drencher được thiết kế cho một hoặc nhiều cụm chữa cháy. Mỗi cụm phải có van điều khiển riêng.

Cho phép bố trí một van điều khiển dùng cho một số màn nước.

7.2. Trong các phòng sẽ lắp đặt hệ thống drencher cho các sàn công tác và các hộp thông gió có tiết diện tròn hoặc vuông với đường kính hoặc kích thước cạnh lớn hơn 0,75m thì cần phải bố trí bổ sung các đầu drencher bên dưới các sàn và hộp thông gió này.

7.3. Khoảng cách giữa các đầu drencher của màn nước được xác định trên cơ sở cường độ phun 1l/s cho 1m chiều dàu màn nước.

7.4. Việc mở tự động hệ thống drencher phải được thực hiện: khi trong van điều khiển có các van tác động nhóm và tác động nhanh bằng đường ống kích hoạt trang bị các sprinkler hoặc khóa hãm dễ nóng chảy hoặc tín hiệu báo cháy; khi trong van điều khiển có van chặn và van dẫn động bằng điện thì bằng tín hiệu báo cháy.

7.5. Đường ống kích hoạt chứa nước phải được lắp đặt ở độ cao không vượt quá 1/4 cột áp trong đường ống nằm trước cụm điều khiển với van tác động nhóm hoặc tác động nhanh.

7.6. Hệ thống drencher phải có điều khiển tự động, điều khiển bằng tay hoặc điều khiển từ xa.

7.7. Các đầu drencher và khóa dễ nóng chảy phải được lắp đặt cách trần một khoảng không dưới 0,4m.

  1. ĐƯỜNG ỐNG CỦA HỆ THỐNG SPRINKLER

8.1. Các đường ống cấp nước chữa cháy (đường ống trong và đường ống ngoài) cần phải được thiết kế kiểu mạng vòng khép kín.

Các đường ống cấp nước chữa cháy mạng cụt chỉ được phép thiết kế cho 3 van điều khiển hoặc ít hơn.

8.2. Các đường ống cấp nước mạng vòng khép kín (đường ống trong và đường ống ngoài) phải được phân chia thành từng phân đoạn bởi các van ngăn cách; mỗi một phân đoạn không có quá 3 van điều khiển.

8.3. Thông thường, các đường ống cấp nước chữa cháy (đường ống ngoài) của hệ thống sprinkler và các đường ống dẫn nước chữa cháy của loại hệ thống chữa cháy bằng nước khác có thể chung nhau.

8.4. Đường kính đường ống dẫn đến sprinkler được chọn trên cơ sở tính toán thủy lực nhưng phải không nhỏ hơn 15mm.

8.5. Không cho phép kết nối hệ thống nước phục vụ thiết bị sản xuất và thiết bị vệ sinh với đường ống cấp nước của hệ thống chữa cháy.

8.6. Cho phép lắp đặt họng nước chữa cháy vách tường và lăng phun bọt cầm tay trên đường ống cấp nước cung cấp có đường kính từ 70mm trở lên của hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước và bằng bọt.

8.7. Cụm thiết bị sprinkler với 12 họng nước chữa cháy trở lên và 12 lăng phun bọt trở lên phải có 2 đường ống cấp. Đối với các thiết bị đầu phun có từ 2 cụm trở lên thì cho phép nối đường cấp thứ hai có khóa với cụm bên cạnh, nhưng phải đảm bảo là trên van điều khiển phải bố trí van đóng mở bằng tay.

8.8. Cho phép lắp đặt tối đa 6 sprinkler với đường kính trong lỗ phun 12mm trở xuống hoặc 4 sprinkler với đường kính lỗ phun trên 12mm trên đường ống phân phối của hệ thống sprinkler bằng nước và bằng bọt.

8.9. Không cho phép lắp đặt van chặn và kết nối mặt bích trên các đường ống phân phối chính và đường ống phân phối nhánh. Trong các trường hợp đặc biệt, cho phép lắp đặt van chặn nhưng phải kiểm soát được trạng thái đóng mở của van.

8.10. Các đường ống chính, đường ống nhánh nước chữa cháy và đường ống kích hoạt với các kết nối hàn được thiết kế từ các đường ống thép theo tiêu chuẩn hiện hành. Cho phép sử dụng đường ống thép dẫn khí, nước kết nối với nhau bằng cút nối ống trong các phòng của cơ sở sản xuất vật liệu cháy nổ đang hoạt động.

Các đường ống dẫn nước chữa cháy bên ngoài có thể được thiết kế từ các đường ống phi kim loại, cũng như từ các đường ống gang đúc ly tâm và đúc bán liên tục theo tiêu chuẩn hiện hành.

8.11. Khoảng cách giữa các trụ đỡ hoặc móc treo ống thép phải chọn theo bảng 3

Bảng 3

Đường kính ống thép, mm 18 25 32 40 45 57 76 89 114 140 152 219
Khoảng cách cực đại giữa các trụ đỡ 2,5 3 3,5 4 4,5 5 6 6 6 7 8 9

Khoảng cách từ các kết cấu xây dựng đến đường ống được chọn bằng 20mm.

8.12. Các đường ống cấp và đường ống phân phối nước chữa cháy của hệ thống khô và luân phiên khô – ướt phải được lắp đặt với độ dốc bưangf: 0,01            đối với đường ống có đường kính đến 50mm 0,005 đối với đường ống có đường kính lớn hơn 50mm

  1. VAN ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG SPRINKLER CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG BẰNG NƯỚC VÀ BẰNG BỌT

9.1. Van điều khiển hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước và bằng bọt cần phải bố trí ở gần cửa ra vào phòng với nhiệt độ không khí thấp nhất trong năm 4C.

Cho phép bố trí các van điều khiển của các thiết bị nói trên trong phòng đặt máy bơm hoặc trạm chữa cháy.

9.2. Tường ngăn và trần phòng đặt van điều khiển nằm trong các tòa nhà cần bảo vệ phải được chọn với giới hạn cấp chịu lửa thấp nhất 0,75h. Cấu kiện bao che của phòng đặt van điều khiển đặt bên ngoài các phòng cần bảo vệ phải được làm bằng kính.

9.3. Thông thường, các van điều khiển phải được bố trí ở tầng trệt.

Cho phép bố trí các van điều khiển thiết bị sprinkler chữa cháy “không khí” và “không khí – nước”, các van điều khiển thiết bị sprinkler với đường ống kích hoạt chứa nước ở các tầng trên.

  1. TÍNH TOÁN THỦY LỰC CÁC HỆ THỐNG SPRINKLER

10.1. Việc thiết kế, lắp đặt các đầu sprinkler chữa cháy cho các phòng có độ cao trên 10m khi tính chi phí nước phải chọn cường độ theo bảng 4.

10.2. Đường kính đường ống dẫn của hệ thống sprinkler phải được xác định bằng tính toán thủy lực; khi tính toán phải chọn vận tốc nước và dung dịch tạo bọt trong đường ống không lớn hơn 10m/s.

10.3. Khi chọn đường ống lắp đặt các sprinkler và thiết bị phun kiểu drencher, thì tính toán thủy lực phải dựa trên giả thuyết là nước cấp cho các thiết bị này chỉ được lấy từ nguồn nước chính.

10.4. Khi chọn đường ống lắp đặt các sprinkler có bố trí thiết bị báo cháy với yêu cầu khởi động hệ thống chữa cháy dưới 10 giây kể từ khi phát tín hiệu báo cháy, thì tính toán thủy lực phải dựa trên giả thiết là cấp nước cho các thiết bị này được lấy từ nguồn nước chính.

Chú thích: – Phải chọn nhóm các tòa nhà và phòng ốc theo cơ sở nguy hiểm cháy.

10.5. Chi phí nước tính toán hoặc chi phí dung dịch tạo bọt tính toán Q, l/s, đi qua sprinkler phải được tính theo công thức sau:

Trong đó:

K là hệ số chi phí nước qua sprinkler lấy theo bảng 5;

H là áp suất tự do trước sprinkler, m cột nước.

Bảng 5

Tên sprinkler, thiết bị tạo bọt Hệ số K Áp suất tự do cực

tiểu H min

Áp suất cực đại cho

phép H max

Thiết bị tưới kiểu sprinkler và sprinkler có đường kính trong lỗ, mm:

10

12

17

22

0,3

0,448

0,92

1,454

4

5

8

10

100

100

100

100

Tổn thất trên đoạn đường ống đang tính, h – m cột nước được xác định theo công thức:

Trong đó,

Q là lưu lượng nước hoặc dung dịch tạo bọt trên đoạn đường ống đang tính, l/s

BT là đặc tính của đường ống, m5/s2, được xác định theo công thức:

Trong đó,

KT là giá trị tùy chọn theo đường kính đường ống trong bảng 6;

l là chiều dài đoạn ống đang tính toán, m.

Tổn áp trong van điều khiển hệ sprinkler chữa cháy bằng nước và bằng bọt được xác định theo bảng 7.

Bảng 6

Đường ống Đường kính ngoài, mm Chiều dày thành ống, mm Đường kính trong, mm Đường kính tính toán, mm Dung tích 1m đường ống, lít Hệ số KT
Đường ống thép hàn điện 18 2 14 13 0,133 0,0755
25 2 21 20 0,134 0,751
32 2,2 27,6 26,6 0,555 3,437
40 2,2 35,6 34,6 0,94 13,97
45 2,2 40,6 39,6 1,23 28,7
57 2,5 52 51 2,04 110
76 2,8 70,4 69,4 3,77 572
89 2,8 83,4 82,4 5,32 1429
108 3 102 101 8 4232
114 3 108 107 9 5757
140 3,5 133 132 13,7 17642
152 3,5 145 144 16,3 28060
159 4,5 150 149 17,45 33662
Đường ống thép dẫn khi, nước thông thường 21,5 2,8 15,7 14,7 0,17 0,145
26,8 2,8 21,2 20,2 0,32 0,79
33,5 3,2 27,1 26,1 0,535 3,1
42,3 3,2 35,9 34,9 0,956 14,7
48 3,5 41 40 1,26 30,2
60 3,5 53 52 2,12 122,6
75,5 4 67,5 55,5 3,47 455,6
88,5 4 80,5 79,5 4,95 1180,6
114 4,5 105 104 8,5 4946,9
140 4,5 131 130 13,25 16262,6
165 4,5 156 155 18,84 41552,1
Đường ống gang cao áp 113 8,3 101,4 100,4 7,9 4099,5
144 8,7 126,6 125,6 12,4 13534,3
169 9,5 151,6 150,6 17,9 35636,1
222 10,1 202,6 201,6 31,3 168829,2
274 11 252 251 70,5 543354,3

Chú thích: Hệ số KT được chọn với hệ số độ nhám 0,0106.

10.6. Lượng dung dịch tạo bọt N, m3, trong phương pháp chữa cháy thể tích được xác định theo công thức:

Trong đó,

Kp là hệ số vỡ bọt, chọn theo bảng 8;

K là bội số nở;

W là thể tích căn phòng được bảo vệ, m3.

Bảng 7

Van điều khiển Đường kính van, mm Xác định tổn hao áp suất
Của đầu sprinkler chữa cháy bằng nước 100

150

H = 0,00302Q2

H = 0,00368Q2

Của đầu sprinkler tạo bọt hòa không khí 100

150

H = 0,00936Q2

H = 0,002269Q2

Của thiết bị sprinkler 65

100

100

H = 0,048Q2

H = 0,00634Q2

H = 0,0014Q2

Của hệ thống chữa cháy 100

100

200

H = 0,00235Q2

H = 0,00077Q2

H = 0,000198Q2

Số thiết bị tạo bọt làm việc đồng thời n được xác định theo công thức

Trong đó,

q là năng suất một thiết bị tạo bọt tính theo dung dịch tạo bọt, m3/phút;

t là thời gian làm việc của thiết bị, được chọn theo bảng 8.

Bảng 8

Các vật liệu cháy của quá trình sản xuất cần bảo vệ Hệ số vỡ bọt Kp Thời gian làm việc của thiết bị t, phút
Chất rắn 3 25
Chất lỏng 4 15
  1. CUNG CẤP NƯỚC CHO HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG NƯỚC VÀ BẰNG BỌT

11.1. Cho phép chứa lượng nước dự trữ cho hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước trong các bể chứa có chức năng khác nhau. Đối với hệ thống sprinkler chữa cháy bằng bọt thì lượng nước này được chứa trong bể không dùng cho mục đích sinh hoạt; đồng thời, trong các bể này phải bố trí thiết bị ngăn không cho sử dụng nước dự trữ trong bể vào các mục đích khác.

Cho phép chứa lượng nước dung dịch tạo bọt dự trữ với khối lượng đến 1000m3 trong 1 bể.

11.2. Thời gian làm việc của hệ thống sprinkler chữa cháy bằng bọt với loại bọt có độ nở thấp như sau:

– 15 phút – đối với các phòng có vật liệu dễ cháy dạng rắn với tải trọng lớn hơn 200kg/m2 hoặc có lượng chất lỏng dễ cháy với nhiệt độ bắt cháy đến 28C.

– 10 phút – đối với các phòng có vật liệu dễ cháy dạng rắn với tải trọng nhỏ hơn 200kg/m2 hoặc có lượng chất lỏng dễ cháy với nhiệt độ bắt cháy trên 28C.

11.3. Đối với hệ thống sprinkler chữa cháy bằng bọt (với loại bọt có độ nở thấp hoặc trung bình) thì phải dự trữ lượng chất tạo bọt gấp đôi.

11.4. Khi xác định thể tích bể chứa cho hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước thì phải tính đến lượng nước tự động nạp vào bể trong thời gian chữa cháy.

11.5. Nước cung cấp cho các hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước và bằng bọt, kể từ khi chuông phát tín hiệu phải được lấy từ nguồn nước cấp chính.

11.6. Để đảm bảo áp suất tính toán trong các hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước trước thời điểm khởi động máy bơm, cần phải bố trí trong các đường ống dẫn của hệ thống sprinkler và trong các đường ống cấp của hệ thống sprinkler thiết bị tạo xung (bồn kim loại có dung tích 0,5m3 chứa nước dưới áp suất) hoặc các đường ống có chức năng khác nhau với áp suất bằng hoặc lớn hơn áp suất tính toán. Cho phép sử dụng máy nén khí hoặc sử dụng trạm khí nén chung của nhà máy (với điều kiện trạm vận hành liên tục) để nạp khí nén cho bồn thủy khí.

11.7. Để cấp nước cho hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước và bằng bọt có trang thiết bị khởi động tự động nhờ tín hiệu của hệ thống báo cháy, vơi yêu cầu khởi động hệ thống chữa cháy dưới 10 giây kể từ khi hệ thống báo cháy phát tín hiệu, thì phải bố trí lấy nước từ nguồn cấp nước chính và tự động.

11.8. Tất cả hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước và bằng bọt có trang bị máy bơm được khởi động bằng tay, phải có nguồn cấp nước tự động đảm bảo cho thiết bị hoạt động trong thời gian 10 phút.

11.9. Nguồn cấp nước tự động (bồn thủy khí hoặc bồn cột áp) của thiết bị sprinkler nêu ở 11.8 phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước hoặc dung dịch tạo bọt tính toán trong suốt thời gian cần thiết để đưa bơm dự trữ vào chế độ vận hành ổn định.

11.10. Nguồn cấp nước tự động hoặc thiết bị tạo xung cần phải tự động ngừng hoạt động sau khi máy bơm khởi động.

11.11. Số lượng máy bơm ở trạm bơm phải lớn hơn hai (một máy làm việc còn một máy để dự phòng), mỗi máy có nguồn cấp điện riêng. Nếu chỉ có một nguồn cấp điện thì cho phép bố trí một máy bơm trang bị bộ khởi động tự động với sự đồng ý của cơ quan phòng cháy có thẩm quyền.

11.12. Khi chỉ có một nguồn cấp điện thì phải bố trí một máy bơm chạy bằng động cơ đốt trong khởi động tự động nhưng cũng có khả năng khởi động bằng tay.

11.13. Máy bơm và động cơ không được sử dụng dây cua-roa để truyền động.

11.14. Chất tạo bọt phải được đưa vào bể bằng máy bơm riêng, khởi động bằng tay.

11.15. Để đưa chất tạo bọt vào bể đã chứa lượng nước định sẵn, phải sử dụng đường ống có nhiều lỗ đặt vòng quanh bể, dưới mức nước trong bể 0,1m.

11.16. Hệ thống sprinkler chữa cháy bằng bọt có bộ phận định lượng thì phải bố trí hai máy bơm định lượng (một làm việc, một dự phòng).

11.17. Thông thường, trạm bơm của hệ thống sprinkler được đặt trong nhà, ở tầng hầm một hoặc tầng ngầm, trong các phòng riêng biệt với các tường và trần có giới hạn chịu lửa thấp nhất là 0,75 giờ, có cửa riêng ra ngoài nhà hoặc ra sàn cầu thang. Các yêu cầu trên cũng được áp dụng khi thiết kế các trạm bơm nằm trong các khu vực có điều kiện thiên nhiên và thời tiết đặc biệt.

  1. ĐIỀU KHIỂN TRẠM BƠM

12.1. Động cơ máy bơm làm việc và máy bơm dự phòng của hệ thống sprinkler và động cơ của các van khóa phải được xếp vào loại thiết bị điện có độ tin cậy loại 1 theo quy định về các thiết bị điện.

12.2. Cho phép sử dụng áptômát để đóng cắt và bảo vệ cho động cơ máy bơm dự phòng.

12.3. Điều khiển điện trạm bơm cần đảm bảo:

– Tự động khởi động máy bơm chính;

– Tự động khởi động máy bơm dự phòng khi máy bơm chính không khởi động được hoặc sau khi khởi động không đạt được chế độ vận hành trong khoảng thời gian định trước;

– Tự động mở van chặn truyền động bằng điện;

– Tự động chuyển mạch điều khiển từ nguồn điện sang nguồn điện dự trữ (khi điện thế đầu vào của mạch làm việc bị mất);

– Tự động khởi động máy bơm định lượng chính;

– Tự động khởi động máy bơm định lượng dự phòng khi máy bơm chính không đạt được chế độ vận hành trong khoảng thời gian định trước;

– Tạo xung điều khiển tự động ngắt quạt thông gió của thiết bị công nghệ;

– Tạo xung điều khiển tự động ngắt các thiết bị tiếp nhận năng lượng điện loại 2 và 3.

12.4. Sự hình thành xung điều khiển sự khởi động tự động bơm định lượng được thực hiện bằng các cơ cấu điều khiển điện.

12.5. Thông thường, nên sử dụng các đầu báo áp suất lắp đặt trên các van điều khiển hệ thống sprinkler để làm cơ cấu kích hoạt tạo xung điều khiển sự khởi động tự động của máy bơm. Cho phép thực hiện khởi động các máy bơm của hệ thống sprinkler khi nhận được xung của hệ thống báo cháy.

12.6. Điều khiển điện của trạm bơm phải được trang bị cơ cấu khởi động bằng tay đặt ở phòng đặt máy bơm có thể điều khiển khởi động các máy bơm và các máy bơm định lượng. Cho phép khởi động máy bơm từ xa tại trạm chữa cháy và tại các hộp chữa cháy vách tường trong nhà.

12.7. Việc tắt các máy bơm và máy bơm định lượng cần phải được bố trí tại phòng đặt máy bơm. Cho phép tắt máy bơm từ trạm chữa cháy.

12.8. Các van chặn truyền động bằng điện lắp đặt trên các đường ống kích hoạt của trạm điều khiển hệ thống sprinkler phải được xếp theo mức độ tin cậy vào loại thiết bị cấp 2, trong đó, việc bảo vệ chống điện giật chủ yếu là cách điện chính. Điều khiển điện cần phải đảm bảo có sự kiểm soát liên tục sao cho mạch điều khiển van chặn luôn ở tình trang tốt.

12.9. Điều khiển máy nén khí của hệ thống chữa cháy được thực hiện bằng tay.

12.10. Việc mở van chặn truyền động bằng điện lắp trên đường ống áp lực của máy bơm cần phải được tiến hành đồng thời với việc khởi động máy bơm.

12.11. Trong trường hợp trạm bơm phải bố trí hệ thống tín hiệu ánh sáng để báo hiệu:

– Điện áp trên đầu vào chính và đầu vào dự phòng của nguồn cấp điện và của pha nối đất;

– Sự ngắt mạch khởi động tự động máy bơm và máy bơm định lượng;

– Báo mức nước trong bể chứa;

– Báo mức nước trong hố thoát;

12.12. Trong phòng, trạm chữa cháy hoặc các phòng khác có nhân viên chữa cháy túc trực ngày đêm phải bố trí hệ thống tín hiệu bằng âm thanh và ánh sáng để báo hiệu:

– Sự xuất hiện đám cháy;

– Sự khởi động máy bơm;

– Sự bắt đầu hoạt động của sprinkler, có chỉ rõ hướng truyền dẫn nước (dung dịch tạo bọt);

– Sự ngắt mạch khởi động tự động máy bơm;

– Sự ngắt hệ thống tín hiệu báo cháy bằng âm thanh;

– Sự cố của thiết bị (mất điện thế ở đầu vào chính của nguồn điện, giảm áp suất trong bồn thủy khí hoặc trong thiết bị tạo xung);

– Mức nước báo động trao bể chứa và trong hố thoát;

– Sự cố kẹt van chặn truyền động bằng điện;

– Hỏng hóc của mạch điều khiển các thiết bị van chặn lắp trên các đường ống kích hoạt của van điều khiển thiết bị sprinkler và máy bơm định lượng.

12.13. Tín hiệu âm thanh báo cháy phải khác biệt về âm sắc so với tín hiệu âm thanh báo sự cố hỏng hóc khác.

12.14. Nối đất của thiết bị điện phải thỏa mãn các yêu cầu của TCVN 4756-89;

PHỤ LỤC APHÂN LOẠI CƠ SỞ THEO MỨC ĐỘ

NGUY CƠ PHÁT SINH ĐÁM CHÁY

A1. các cơ sở có nguy cơ cháy thấp

Sau đây là các ví dụ về các cơ sở có nguy cơ cháy thấp:

Nhà tắm (Nhà tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ và phòng tắm hơi) Phòng khám bệnh và phòng khám nha khoa
Nhà trọ, phòng nghỉ của các câu lạc bộ, khách sạn Bảo tàng và các phòng trưng bày tranh
Nhà thờ Công sở
Bệnh viện, trại trẻ mồ côi, nhà an dưỡng và nhà thương điên Nhà tù
Thư viện (ngoại trừ kho sách) Trường học, trường đại học
Nhà có phòng cho thuy Trạm xử lý và trạm bơm nước

Yêu cầu về hệ thống đường ống và áp lực phun đối với hệ thống có nguy cơ cháy thấp không cần phải thiết kế nhiều hơn 6 sprinkler hoạt động đồng thời, song phải đảm bảo mật độ thích hợp. Do đó, khi tòa nhà có các khoang* rộng hơn 126m2 nếu như không được phân loại là cơ sở có nguy cơ cháy thấp thì sẽ được liệt kê vào nhóm 1 thuộc loại cơ sở có nguy cơ cháy trung bình.

>>Xem thêm : Dịch vụ tư vấn thẩm định pccc Đà Nẵng

A2. Các cơ sở có nguy cơ cháy trung bình

Các cơ sở có nguy cơ cháy trung bình được chia ra làm 4 nhóm như sau:

Chú thích: Các cơ sở hỗn hợp cần phải trình lên cơ quan có thẩm quyền để quyết định cách phân loại.

A2.1. Nhóm I thuộc cơ sở có nguy cơ cháy trung bình**, bao gồm:

A2.2. Nhóm II thuộc các cơ sở có nguy cơ cháy trung bình, bao gồm:

A2.3. Nhóm III thuộc các cơ sở có nguy cơ cháy trung bình bao gồm

A2.4. Nhóm III đặc biệt* thuộc các cơ sở có nguy cơ cháy trung bình đặc biệt bao gồm:

A3. Các cơ sở có nguy cơ cháy cao

A3.1. Các cơ sở có nguy cơ cháy cao do quá trình sản xuất

A3.2. Các cơ sở có nguy cơ cháy cao do xếp chồng đống sản phẩm trong kho

Kiểu nguy cơ cháy này được chia làm 4 loại như sau:

Loại nguy cơ cháy I. Loại nguy cơ cháy I bao gồm các vật liệu dễ bắt cháy thông thường và vật liệu không bắt cháy được để trong bao bì dễ bắt cháy, ngoại trừ các hạng mục ghi trong Loại nguy cơ cháy II, III và IV*, được xếp thành đống, trên giá đến độ cao vượt quá 4m.

A3.2.1. Loại nguy cơ cháy I

* A3.2.2. Loại nguy cơ cháy II

A3.2.3. Loại nguy cơ cháy III

A3.2.4. Loại nguy cơ cháy IV

Ví dụ về loại nguy cơ cháy IV do xếp chồng trong kho như sau: Các cuộn tấm nhựa xốp hoặc tấm cao su xốp

Các đầu mẫu hoặc các mảnh cắt ngẫu nhiên từ nhựa hoặc cao su xốp

TCVN 7336:2003 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY-HỆ THỐNG SPRINKLER TỰ ĐỘNG-YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT 3.67 (6) Đánh giá

Từ khóa » đầu Sprinkler Chịu áp Lực Bao Nhiêu