TCVN 8859 Về Cấp Phối đá Dăm: Xem Chi Tiết Và Tải Bản đầy đủ

TCVN 8859 : 2011 về cấp phối đá dăm do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 8859 : 2011 được chuyển đổi từ 22TCN 334-06 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. 

tcvn 8859 về cấp phối đá dăm
TCVN 8859 : 2011 về cấp phối đá dăm

DANGPHAT.VN sẽ tổng hợp một số thông tin chi tiết về tiêu chuẩn thi công nền đường cho người làm xây dựng hiểu hơn, đặc biệt là nhà thầu xây dựng đường bộ. Ngoài ra quý vị có thể tải bản PDF của tiêu chuẩn này ở cuối bài viết nhé. 

Mục 1. Phạm vị áp dụng của TCVN 8859

Mục 2. Tài liệu viện dẫn

Tóm tắt nội dung

  • Mục 3. Thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 8859
    • 3.1 Cấp phối đá dăm 
    • 3.2 Cỡ hạt lớn nhất danh định 
  • Mục 4. Phân loại cấp phối đá dăm
  • Mục 5. Phạm vi sử dụng các loại cấp phối đá dăm
  • Mục 6. Yêu cầu kỹ thuật đối với cấp phối đá dăm
    • 6.1 Yêu cầu về loại đá
    • 6.2 Yêu cầu về thành phần hạt của vật liệu cấp phối đá dăm
    • 6.3 Yêu cầu về chỉ tiêu cơ lý của vật liệu cấp phối đá dăm
    • 6.4 Lấy mẫu cấp phối đá dăm trong TCVN 8859
    • 6.5 Phương pháp thử
    • Kết luận TCVN 8859 về cấp phối đá dăm

Mục 3. Thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 8859

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1 Cấp phối đá dăm 

Là hỗn hợp vật liệu đá dạng hạt có thành phần hạt tuân thủ nguyên lý cấp phối liên tục, ký hiệu là CPĐD.

3.2 Cỡ hạt lớn nhất danh định 

Là cỡ hạt có đường kính lớn nhất quy ước của một loại cấp phối đá dăm, ký hiệu là Dmax. Cỡ hạt danh định này nhỏ hơn so với đường kính của cỡ hạt lớn nhất tuyệt đối và tỷ lệ hàm lượng lọt qua sàng ứng với cỡ hạt danh định của một loại cấp phối đá dăm thường chiếm từ 75-95%.

Mục 4. Phân loại cấp phối đá dăm

Cấp phối đá dăm dùng làm móng đường được chia làm hai loại:

4.1 Loại I: là cấp phối hạt mà tất cả các cỡ hạt được nghiền từ đá nguyên khai.

4.2 Loại II: là cấp phối hạt được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội, trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2,36 mm có thể là vật liệu hạt tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng không vượt quá 50 % khối lượng CPĐD. Khi CPĐD được nghiền từ sỏi cuội thì ít nhất 75 % số hạt trên sàng 9,5 mm phải có từ hai mặt vỡ trở lên.

Mục 5. Phạm vi sử dụng các loại cấp phối đá dăm

5.1 CPĐD loại I được sử dụng làm lớp móng trên (và móng dưới trên cơ sở xem xét yếu tố kinh tế, kỹ thuật) của kết cấu áo đường mềm có tầng mặt loại A1, A2 theo 22TCN 211-06 hoặc làm lớp móng trên theo 22TCN 274 – 01.

5.2 CPĐD loại II được sử dụng làm lớp móng dưới của kết cấu áo đường có tầng mặt loại A1 và làm lớp móng trên cho tầng mặt loại A2 hoặc B1 theo 22TCN 211 – 06 hoặc làm lớp móng dưới theo 22TCN 274 – 01.

5.3 Cả hai loại CPĐD loại I và loại II đều có thể được sử dụng làm lớp móng dưới cho kết cấu áo đường cứng (bê tông xi măng) và có thể dùng CPĐD loại I để làm lớp móng trên cho mặt đường bê tông xi măng trong trường hợp đường chỉ có xe tải trọng trục nặng dưới 80kN chạy với tổng số lần trục xe thông qua đến hết thời kỳ khai thác sử dụng là dưới 1×106 lần trục tương đương 80kN.

Mục 6. Yêu cầu kỹ thuật đối với cấp phối đá dăm

6.1 Yêu cầu về loại đá

Các loại đá gốc được sử dụng để nghiền sàng làm cấp phối đá dăm phải có cường độ nén tối thiểu phải đạt 60 MPa nếu dùng cho lớp móng trên và 40 MPa nếu dùng cho lớp móng dưới . Không được dùng đá xay có nguồn gốc từ đá sa thạch (đá cát kết, bột kết) và diệp thạch (đá sét kết, đá sít).

Có thể bạn quan tâm: Quy trình 7 bước rải thảm bê tông nhựa nóng

6.2 Yêu cầu về thành phần hạt của vật liệu cấp phối đá dăm

6.2.1 Thành phần hạt của vật liệu CPĐD được quy định tại Bảng 1.

Bng 1 – Thành phần hạt của cấp phối đá dăm

Kích cỡ mắt sàng vuông, mm Tỷ lệ lọt sàng, % theo khối lượng
CPĐD có cỡ hạt danh định Dmax = 37,5 mm CPĐD có

cỡ hạt danh định Dmax = 25 mm

CPĐD có

cỡ hạt danh định Dmax = 19 mm

50 100    
37,5 95 ÷ 100 100  
25 79 ÷ 90 100
19 58 ÷ 78 67 ÷ 83 90 ÷ 100
9,5 39 ÷ 59 49 ÷ 64 58 ÷ 73
4,75 24 ÷ 39 34 ÷ 54 39 ÷ 59
2,36 15 ÷ 30 25 ÷ 40 30 ÷ 45
0,425 7 ÷ 19 12 ÷ 24 13 ÷ 27
0,075 2 ÷ 12 2 ÷ 12 2 ÷ 12

6.2.2 Việc lựa chọn loại CPĐD (theo cỡ hạt danh định có đường kính lớn nhất Dmax quy ước) phải căn cứ vào chiều dày thiết kế của lớp móng và phải được chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế kết cấu áo đường và chỉ dẫn kỹ thuật của công trình :

a) Cấp phối loại Dmax = 37,5 mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới;

b) Cấp phối loại Dmax = 25 mm thích hợp dùng cho lớp móng trên;

c) Cấp phối loại Dmax = 19 mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng cường trên các kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.

Mời bạn đọc xem thêm bài viết: TCVN 9436 về nền đường ô tô: Xem đầy đủ và tải bản pdf

6.3 Yêu cầu về chỉ tiêu cơ lý của vật liệu cấp phối đá dăm

Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD được quy định tại Bảng 2.

Bng 2 – Chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD

Chỉ tiêu Cấp phối đá dăm Phương pháp thử
Loại I Loại II
1. Độ hao mòn Los-Angeles của cốt liệu (LA), % ≤ 35 ≤ 40 TCVN 7572-12 : 2006
2. Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt K98, ngâm nước 96 h, % ≥ 100 22TCN 332 06
3. Giới hạn chảy (W L) 1), % ≤ 25 ≤ 35 TCVN 4197:1995
4. Chỉ số dẻo (IP) 1), % ≤ 6 ≤ 6 TCVN 4197:1995
5. Tích số dẻo PP 2)

(PP = Chỉ số dẻo IP x % lượng lọt qua sàng 0,075 mm)

≤ 45 ≤ 60
6. Hàm lượng hạt thoi dẹt 3), % ≤ 18 ≤ 20 TCVN 7572 – 2006
7. Độ chặt đầm nén (Kyc ), % ≥ 98 ≥ 98 22 TCN 333 06

(phương pháp II-D)

1) Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần hạt lọt qua sàng 0,425 mm.

2) Tích số dẻo PP có nguồn gốc tiếng Anh là Plastic ity Product

3) Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài; Thí nghiệm được thực hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75 mm và chiếm trên 5 % khối lượng mẫu;

Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết quả đã xác định cho từng cỡ hạt.

6.4 Lấy mẫu cấp phối đá dăm trong TCVN 8859

6.4.1 Trình tự lấy mẫy cấp phối đá dăm trong TCVN 8859

Việc lấy mẫu cấp phối đá dăm thành phẩm tại bãi chứa hoặc tại hiện trường để phục vụ cho công tác kiểm tra thành phần cấp phối hạt sau khi chế tạo, cần thực hiện như sau:

  • Yêu cầu lấy mẫu tại các đống đá CPĐD đã được nghiền sàng và pha trộn thành phẩm;
  • Khối lượng lấy mẫu CPĐD để kiểm tra chất lượng vật liệu được quy định tại Bảng 3;
  • San gạt lớp bề mặt, tiến hành dùng xẻng để lấy mẫu ở độ sâu tối thiểu 0,20 m so với bề mặt ban đầu;
  • Tiến hành đồng thời lấy mẫu đá tại 4 vị trí khác nhau trên một đống đá CPĐD, sau đó trộn lại thành một mẻ đá có khối lượng yêu cầu đem đóng vào thùng hoặc túi để bảo quản, đưa về phòng thí nghiệm.

Bng 3 – Khối lượng mẫu

Cỡ hạt lớn nhất danh định, mm Khối lượng lấy mẫu vật liệu, kg
Loại cấp phối có Dmax = 37,5 ≥ 200
Loại cấp phối có Dmax = 25 ≥ 150
Loại cấp phối có Dmax = 19 ≥ 100

6.4.2 Yêu cầu lấy mẫu cấp phối đá dăm

Việc lấy mẫu phải khách quan. Mẫu được bảo quản trong thùng gỗ, xô nhựa hoặc bao túi, có dãn nhãn hiệu lấy mẫu.

6.4.3  Yêu cầu kỹ thuật lấy mấu cấp phối đá dăm

Trước khi thí nghiệm phân tích thành phần hạt, yêu cầu phải đổ mẫu từ thùng hoặc từ túi ra, trộn đều từ 2 min đến 3 min, sau đó mới lấy mẫu đá chính thức để làm thí nghiệm. Trình tự như sau :

  • Thực hiện trộn đều và chia chỗ đá đem về thành 4 phần bằng nhau ;
  • Tiến hành xúc lấy mẫu đại diện từ 4 phần bằng nhau đó theo nguyên tắc lấy đều đối với từng phần.

Xem thêm bài viết liên quan: TCVN 8820 về bê tông nhựa nóng

6.4.4 Yêu cầu về kết quả lấy mẫu cấp phối đá dăm

Mẫu thí nghiệm được lấy phải đại diện cho lô sản phẩm hoặc đoạn được thí nghiệm, kiểm tra. Tùy thuộc vào mục đích kiểm tra và điều kiện cụ thể, việc lấy mẫu có thể được thực hiện theo các phương thức khác nhau và tuân thủ các yêu cầu cơ bản sau:

  1. a) Khi lấy mẫu tại cửa xả, phải đảm bảo lấy trọn vẹn toàn bộ vật liệu xả ra, không được để rơi vãi;
  2. b) Khi lấy mẫu trên băng tải, phải lấy hết vật liệu trên toàn bộ mặt cắt ngang của băng tải, đặc biệt chú ý lấy hết các hạt mịn;
  3. c) Không lấy mẫu vật liệu tại cửa xả hoặc trên băng tải của dây chuyền sản xuất khi dây chuyền mới bắt đầu ca sản xuất, chưa ổn định;
  4. d) Khi lấy mẫu vật liệu tại các đống chứa, với mỗi đống, gạt bỏ vật liệu phía trên thân đống thành một mặt phẳng có kích thước không nhỏ hơn 50 cm x 50 cm rồi đào thành hố vuông để lấy cho đủ khối lượng vật liệu theo quy định;
  5. e) Khi lấy vật liệu trên lớp móng đã rải, phải đào thành hố thẳng đứng và lấy hết toàn bộ vật liệu theo chiều dày kết cấu.

6.5 Phương pháp thử

Các phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu cho vật liệu CPĐD được quy định tại Bảng 2.

Mục 7. Yêu cầu thi công cấp phối đá dăm trong TCVN 8859

Mục 8.Yêu cầu về công tác kiểm tra, nghiệm thu

Mục 9. Quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường

Kết luận TCVN 8859 về cấp phối đá dăm

Trên đây là những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn thi công nền đường TCVN 8859 năm 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn mà dangphat.vn tổng hợp được. Chúng tôi tổng hợp những thông tin này với mục đích giúp người đọc hiểu rõ hơn về TCVN 8859 và không mất thời gian đọc. Mời quý vị tải bản pdf tiêu chuẩn TCVN 8859 tại đây: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8859-2011

DANGPHAT xin chân thành cảm ơn Quý bạn đọc. Thi công cấp phối đá dăm là lĩnh vực mũi nhọn của chúng tôi, vì vậy rất mong quý bạn đọc thường xuyên cập nhật tin tức về pháp lý xây dựng tại website dangphat.vn của công ty Đăng Phát. Lưu ý: Để tổng hợp lại theo văn phong dễ hiểu, bài viết này sẽ có một số ngôn từ không giống với TCVN 8859, tuy nhiên nội dung đều bao hàm đầy đủ. Để xem chính xác nội dung của tiêu chuẩn về nền đường ô tô, quý vị hãy tải bản TCVN 8859 PDF ở phía trên nhé.

5/5 (4 Reviews)

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Cấp Phối đá Dăm Loại 1