TCVN 8863 : 2011 MẶT ĐƯỜNG LÁNG NHỰA NÓNG – THI CÔNG ...

1 Phạm vi áp dụng …………………………………………………………………………………………………………..5

2 Tài liệu viện dẫn…………………………………………………………………………………………………………….6

3 Thuật ngữ và định nghĩa…………………………………………………………………………………………………6

4 Yêu cầu đối với vật liệu làm lớp láng nhựa nóng…………………………………………………………………7

5 Định mức lượng đá và lượng nhựa để làm lớp láng nhựa nóng trên các loại mặt đường……………………………………………………………………………………………………………………………..8

6 Các công việc chuẩn bị trước khi láng nhựa nóng……………………………………………………………….9

7 Thi công …………………………………………………………………………………………………………………….11

8 Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu……………………………………………………………………………………14

9 An toàn lao động và bảo vệ môi trường……………………………………………………………………………17

Lời nói đầu

TCVN 8863 : 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 16-79 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8863 : 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Mặt đường láng nhựa nóng – Thi công và nghiệm thu

Specification For Construction And Acceptance Of The Surface Treatments Using The Asphalt Cement

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu lớp láng nhựa nóng trên các loại mặt đường làm mới hoặc trên mặt đường cũ cần sửa chữa khôi phục. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với đường cao tốc, đường có vận tốc thiết kế 80 km/h trở lên.

Các lớp khác của kết cấu mặt đường phải được thi công theo những tiêu chuẩn tương ứng hiện hành.

1.2 Lớp láng nhựa trên các loại mặt đường không được đưa vào tính toán cường độ mặt đường.

1.3 Láng nhựa nóng mặt đường các loại được thi công theo kiểu láng nhựa một, hai hay ba lớp. Sử dụng kiểu nào là do tư vấn thiết kế quy định. Có thể tham khảo Bảng 1 hướng dẫn về các trường hợp sử dụng.

Bảng 1 – Trường hợp sử dụng các kiểu láng nhựa nóng

Kiểu láng nhựa

Trường hợp sử dụng

1. Láng nhựa một lớp

– Khi lớp láng nhựa cũ bị bào mòn nhiều hoặc hư hỏng

– Khi mặt đường nhựa cũ các loại bị bào mòn, trơn trượt nhưng lưu lượng xe không lớn.

2. Láng nhựa hai lớp

– Khi cần tăng thêm độ nhám, phục hồi độ bằng phẳng cho các loại mặt đường khác nhau;

– Khi cần bảo vệ và nâng cao chất lượng khai thác của mặt đường đá dăm, cấp phối đá dăm có hoặc không gia cố với xi măng hoặc với các chất liên kết vô cơ khác.

3 Láng nhựa ba lớp

– Khi cần bảo vệ và nâng cao chất lượng khai thác của mặt đường cấp phối có lưu lượng xe lớn hơn 80 xe/ngày đêm (đã quy đổi ra xe có trục 10 T) mà chưa có điều kiện để làm lớp mặt đường nhựa (thấm nhập nhựa, bê tông nhựa…) lên trên.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7493:2005

Bitum – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 7504:2005

Bitum – Phương pháp xác định độ dính bám với đá

TCVN 7572-8:2006

Phương pháp xác định hàm lượng chung bụi, bùn, sét và hàm lượng sét cục

TCVN 7572-11:2006

Phương pháp xác định độ nén dập của cuội sỏi được xay vỡ

TCVN 7572-12:2006

Phương pháp xác định độ hao mòn khi va đập trong máy LosAngeles

TCVN 7572-13:2006

Phương pháp xác định hàm lượng hạt thoi dẹt

TCVN 7572-17:2006

Phương pháp xác định hàm lượng hạt mềm yếu, phong hoá

TCVN 7572-18:2006

Xác định hàm lượng hạt bị đập vỡ

TCVN 8859 :2011

Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu đường ôtô – Vật liệu, thi công và nghiệm thu

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1 Láng nhựa một lớp (Single Bituminous Surface Treatment – còn gọi đơn giản là Single Surface Treatment, viết tắt SST; có nơi còn gọi là Chip Seal), thi công bằng cách phun nhựa một lần và rải đá nhỏ một lần rồi lu lèn.

3.2 Láng nhựa hai lớp (Double Bituminous Surface Treatment – còn gọi đơn giản là Double Surface Treatment, viết tắt DST), thi công bằng cách lặp lại hai lần của điều 3.1.

3.3 Láng nhựa ba lớp (Triple Bituminous Surface Treatment – còn gọi đơn giản là Triple Surface Treatment, viết tắt TST), thi công bằng cách lặp lại ba lần của điều 3.1.

3.4 Nhựa thấm bám (Bituminous Material For Prime Coat), dùng để phun đều lên mặt của lớp móng bằng vật liệu khoáng không sử dụng chất liên kết hữu cơ, mục đích để một phần nhựa thấm xuống mặt lớp móng độ 5 đến 10 mm và một phần để nhựa dính bám với lớp vật liệu đá nhựa sẽ rải lên trên.

3.5 Nhựa dính bám (Bituminous Material For Tack Coat), dùng để phun đều lên mặt của lớp làm bằng vật liệu khoáng có sử dụng chất liên kết hữu cơ hoặc trên mặt đường cũ, mục đích để dính bám với lớp vật liệu đá nhựa sẽ rải lên trên.

3.6 Nhựa lỏng (Cutback asphalt) có tốc độ đông đặc trung bình và độ nhớt bằng 30 mm2/s đến 60 mm2/s ở 60OC ký hiệu là MC30. Nhựa lỏng có tốc độ đông đặc trung bình và độ nhớt bằng 70 mm2/s đến 140 mm2/s ở 60OC ký hiệu là MC70.

3.7 Cốt liệu nhỏ (Fine aggregate): Hỗn hợp các hạt cốt liệu kích thước chủ yếu từ 0,14 mm đến 5 mm. Cốt liệu nhỏ có thể là cát tự nhiên, cát nghiền và hỗn hợp từ cát tự nhiên và cát nghiền.

3.8 Chỉ số độ gồ ghề quốc tế (International Roughness Index, ký hiệu là IRI) là chỉ số thể hiện độ bằng phẳng của mặt đường, đo bằng m/km. Trị số này càng nhỏ mặt đường càng bằng phẳng. Để đo chỉ số IRI dùng các thiết bị chuyên dùng như thiết bị TRL Profile Beam; Laser Profile Systems; Road Master IRI – Tester and GPS; Bump Integrater…

Tải văn bản tại: BẢN WORD (.DOC) BẢN PDF (.PDF)

Tags: 8863 2011TCVN 8863 : 2011

Từ khóa » Nghiệm Thu Mặt đường đá Dăm Láng Nhựa