TCVN 9436 : 2012 NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Có thể bạn quan tâm
1. Phạm vi áp dụng TCVN 9436 : 2012
1.1. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về vật liệu, công nghệ thi công và nghiệm thu khi xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo hạng mục công trình nền đường ô tô trong các trường hợp thông thường.
1.2. Tiêu chuẩn này có thể tham khảo áp dụng cho việc thi công và kiểm soát chất lượng thi công đối với các trường hợp nền đường đặc biệt, đường chuyên dùng hoặc đường nông thôn.
2. Tài liệu viện dẫn TCVN 9436 : 2012
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5729:2012 Đường cao tốc – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 2737 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 8864:2011 Mặt đường ô tô – Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3m.
22 TCN 332-06*) Quy trình thí nghiệm xác định CBR của đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm.
22 TCN 346-06*) Quy trình thử nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát.
22 TCN 333-06*) Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm.
22 TCN 221*) Công trình giao thông trong vùng có động đất. Tiêu chuẩn thiết kế.
22 TCN 242*) Đánh giá tác động môi trường khi lập dự án.
22 TCN 263*) Quy trình khảo sát đường ô tô.
22 TCN 211*) Áo đường mềm. Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế.
22 TCN 262*) Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu.
22 TCN 171*) Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động sụt lở.
ASTM D 4914 – 99 Standard test method for density of soil and rock in place by the sand replacement. Method in a Test Pit (Phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn độ chặt của đất và đá ngoài hiện trường bằng thay cát).
ASTM D 5030 – 04 Standard test method for density of soil and rock by the water replacement. Method in a Test Pit (Phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn độ chặt của đất và đá ngoài hiện trường bằng thay nước).
*): Các tiêu chuẩn ngành TCN sẽ được chuyển đổi thành TCVN
AASHTO T267-86(2000) Determination of Organic Content in Soils by Loss on Ignition (Xác định hàm lượng hữu cơ trong đất theo hỗn hợp tổn thất khi nung).
AASHTO M145-91(2004) The classification of soils and soil-agregate Mixtures for highway construction purpose (Phân loại đất và hỗn hợp cấp phối đất cho mục đích xây dựng đường ô tô).
3. Thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 9436 : 2012
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Nền đường (Highway embankments and cuttings).
Nền đường gồm có nền đắp và nền đào, là bộ phận cơ bản của công trình đường ô tô. Nền đường bao gồm toàn bộ phần đào, đắp vật liệu (đào đất hoặc đá; đắp đất, đá hoặc đắp vật liệu khác) trong phạm vi mặt cắt ngang thiết kế (thi công) của đường ô tô, trừ phần thuộc kết cấu áo đường.
Mặt cắt ngang thiết kế (thi công) nền đường được giới hạn bởi mặt ta luy nền đường, mặt lề đường, mặt ranh giới bố trí kết cấu áo đường và cả phạm vi liên quan cần phải áp dụng các giải pháp xử lý để tăng cường độ và độ ổn định của nền mặt đường (xử lý thay đất, xử lý thoát nước, bố trí công trình chống đỡ và phòng hộ nền đường, xử lý nền đất yếu, xử lý chống sụt lở v.v…)
3.2. Nền đường thông thường (Normal highway embankments and cuttings).
Loại có thể thi công đào, đắp bằng các loại máy làm đất thông thường và chỉ cần áp dụng các giải pháp xử lý thông thường trong phạm vi mặt cắt ngang thiết kế (thi công), kể cả các giải pháp xử lý thoát nước và phòng hộ ta luy thông thường.
3.3. Nền đường đặc biệt (Special highway embankments and cuttings).
Các loại nền đường không thể thi công bằng các máy làm đất thông thường và/hoặc cần phải áp dụng các giải pháp xử lý đặc biệt để tăng cường độ và độ ổn định như đường qua vùng đất yếu, vùng có các hiện tượng địa chất dễ gây sụt lở, vùng có đá cứng hoặc cần phải áp dụng các giải pháp cấu trúc đặc biệt như nền đắp đá…
3.4. Nền đắp (Embankment).
Loại nền đường hình thành bằng cách đắp đất, đá (hoặc vật liệu khác) cao hơn mặt địa hình tự nhiên tại chỗ. Thân nền đắp được giới hạn bởi mái ta luy đắp, lề đắp, ranh giới bố trí kết cấu áo đường và cả phạm vi xử lý thay đất nằm dưới mặt địa hình tự nhiên (nếu có).
Trong tiêu chuẩn này nền đắp được đề cập phân biệt 03 trường hợp:
3.4.1. Nền đắp đất (Earth fill embankment).
Đất các loại có thể lẫn dưới 30% khối lượng là đá, cuội sỏi có kích cỡ từ 19 mm trở lên cho đến cỡ hạt lớn nhất là 50 mm. Vật liệu đắp loại này có thể xác định được độ chặt tiêu chuẩn ở trong phòng thí nghiệm theo 22 TCN 333-06.
3.4.2. Nền đắp đất lẫn đá (Earth - Rock embankment).
Đất lẫn từ 30% đến 70% đá các loại có kích cỡ từ 50 mm trở lên cho đến kích cỡ lớn nhất cho phép qui định tại 5.4.
3.4.3. Nền đắp đá (Rock – fill embankment).
Các loại đá với kích cỡ từ 37,5 mm trở lên chiếm ≥ 70% khối lượng. Trong tiêu chuẩn này không đề cập đến việc thi công nền đắp đá.
3.5. Nền đào (Cuttings).
Loại nền đường hình thành bằng cách đào đất, đá xuống thấp hơn mặt địa hình tự nhiên tại chỗ.
3.6. Nền nửa đào, nửa đắp (Embankments and cuttings).
Loại nền đường trên cùng một mặt cắt ngang gồm một phần nền đào và một phần nền đắp.
3.7. Mái ta luy (Slope).
Ranh giới hai bên của nền đào (ta luy đào) hoặc ranh giới hai bên của nền đắp (ta luy đắp) hoặc là ranh giới hai bên của nền nửa đào, nửa đắp.
3.8. Khu vực tác dụng của nền đường và lớp 30 cm nền đường trên cùng (Subgrade and the upper layer of Subgrade).
Khu vực này là phần nền đường trong phạm vi chiều sâu bằng 80 cm đến 100 cm kể từ đáy kết cấu áo đường trở xuống. Đây là phạm vi nền đường cần có sức chịu tải cao để cùng với kết cấu áo đường chịu tác động của tải trọng bánh xe truyền xuống. Đường có nhiều xe nặng chạy thì phạm vi chiều sâu khu vực tác dụng lấy trị số lớn.
Trong phạm vi chiều sâu khu vực tác dụng thường được phân chia thành 02 phần:
Phần 30 cm trên cùng trực tiếp với đáy kết cấu áo đường (lớp nền trên cùng hoặc lớp nền thượng); Phần còn lại của chiều sâu khu vực tác dụng (50 cm đến 70 cm) phía dưới.
Nếu kết cấu nền áo đường có bố trí thêm lớp đáy móng thì lớp này cũng thuộc khu vực tác dụng của nền đường và thay thế cho lớp 30 cm nền đường trên cùng.
4. Yêu cầu chung
4.1. Nền đường phải được thi công đạt đúng kích thước các yếu tố hình học như trong thiết kế. Sai số cho phép được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1: Sai số cho phép (so với thiết kế) về các yếu tố hình học của nền đường sau thi công
Yếu tố | Loại và cấp hạng đường | Cách kiểm tra | |
Đường cao tốc cấp I, II, III | Đường cấp IV, V, VI | ||
1. Bề rộng đỉnh nền | Không được nhỏ hơn thiết kế | Không được nhỏ hơn thiết kế | 50 m dài đo kiểm tra một vị trí. |
2. Độ dốc ngang và độ dốc siêu cao (%) | ± 0,3 | ± 0,5 | Cứ 50 m đo một mặt cắt ngang bằng máy thủy bình. |
3. Độ dốc ta luy (%) | Không được dốc hơn thiết kế | Không được dốc hơn thiết kế | Cứ 20 m đo một vị trí bằng các loại máy đo đạc. |
+10 (*) | +15 (*) | ||
4. Vị trí trục tim tuyến (mm) | 50 | 100 | Cứ 50 m kiểm tra một điểm và các điểm TD (***), TC (****) của đường cong. |
5. Cao độ trên mặt cắt dọc (mm) | +10; -15 | +10; -20 | Tại trục tim tuyến. Cứ 50 m kiểm tra một điểm. |
(+10; -20) (**) | (+10; -30) (**) | ||
6. Độ bằng phẳng mặt mái ta luy đo bằng khe hở lớn nhất dưới thước 3 m | - Không áp dụng cho mái ta luy đá. | ||
- Mái ta luy nền đắp (mm) | 30 | 50 | - Trên cùng một mặt cắt ngang, đặt thước 3 m rà liên tiếp trên mặt mái ta luy để phát hiện khe hở lớn nhất |
- Mái ta luy nền đào (mm) | 50 | 80 | - Cứ 20 m kiểm tra một mặt cắt ngang. |
7. Các loại rãnh không xây đá hoặc chưa gia cố: | |||
- Cao độ đáy rãnh (mm) | -20 | -30 | Cứ 50 m đo cao độ hai điểm bằng máy thủy bình |
Dành cho Kỹ sư quản lý chất lượng, lập hồ sơ chất lượng công trình
Phương pháp 05 Bước thiết lập và xuất hàng loạt Hồ sơ chất lượng
- Hướng dẫn sử dụng tổ chức dữ liệu toàn bộ dữ liệu nghiệm thu chỉ cần 01 file Excel
- Sử dụng tối ưu các hàm Excel, truy xuất đầy đủ thông tin
- Định dạng căn chỉnh file hồ sơ chuyên nghiệp
- In hàng loạt Hồ sơ nghiệm thu trên Excel chỉ cần 01 click mà không cần VBA
Bạn sẽ sở hữu kèm theo khóa học:
- Giáo trình in màu tuyệt đẹp giao tận tay,
- Tiện ích XDAddins xuất hồ sơ hàng loạt 1 bằng click chuột
- Cùng rất nhiều tài liệu quan trọng khác đi kèm trong bài học.
Tải về file tiêu chuẩn TCVN 9436 : 2012 đầy đủ tại đây:
TẢI VỀ TCVN 9436 : 2012
Từ khóa » Thế Nào Là Lên Ga Nền đường
-
[Hỏi] Lên Ga Nền đường Là Cái Gì ? - Powered By Discuz! - Xaydung360
-
[PDF] CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG
-
Khái Niệm đào Nền đường Và đào Khuôn đường - Giá Xây Dựng
-
Thi Công Nền đường | Xemtailieu
-
Kết Cấu Nền Đường Là Gì ? Những Điều Bạn Nên Nắm Vững
-
Nền Đường Là Gì - Nghĩa Của Từ Nền Đường Trong Tiếng Việt
-
Hỏi Về Lên Ga Nền đường? - CAUDUONGBKDN
-
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chi Tiết Biện Pháp Thi Công Nền đường đắp
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Phân Lớp đất đắp Nền đường K95 – Cao Tốc Bắc ...