TCVN Là Gì? Phân Biệt TCVN Và QCVN - Vina CMC

Các tiêu chuẩn về định lượng, quy cách, hạn mức cho phép hay chất lượng sản phẩm được quy định như thế nào và tại sao lại có những tiêu chuẩn đó? Ngày nay những tiêu chí xác định những thông số kỹ thuật hay những gì liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, quy định đều nằm trong Tiêu chuẩn của một quốc gia. Vậy TCVN là gì hay tiêu chuẩn quốc gia là gì? làm sao phân biệt TCVN và QCVN?

Những vấn đề trên sẽ được giải đáp ngay sau đây, mời các bạn cùng theo dõi.

  1. TCVN là gì?
    1. Hệ thống và ký hiệu
    2. Nguyên tắc và phương thức áp dụng
    3. Cơ quan ban hành
    4. Căn cứ xây dựng TCVN
  2. Các loại TCVN
  3. So sánh TCVN và QCVN
  4. Ký hiệu Tiêu chuẩn quốc gia

TCVN là gì?

Trên thực tế nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa TCVN và QCVN.

TCVN là tiêu chuẩn Việt Nam (theo Pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1999), nhưng đến khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời năm 2006 thì tiêu chuẩn Việt nam được chuyển thành Tiêu chuẩn quốc gia và lấy ký hiệu là TCVN. Kể từ đó, TCVN cũng được sử dụng làm tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.

TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam) là gì
TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam)

Hệ thống và ký hiệu

  1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu TCVN
  2. Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)

Nguyên tắc và phương thức áp dụng

  • Được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện là chính
  • Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn trở thành bắt buộc khi được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.

Cơ quan ban hành

  • Bộ trưởng, thủ quản cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
  • Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ tôt chức thẩm định và dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia
  • Các tổ chức xây dựng và dự thảo tiêu chuẩn cơ sở:
    • Tổ chức kinh tế
    • Cơ quan nhà nước
    • Đơn vị sự nghiệp
    • Tổ chức xã hội-nghề nghiệp

Được xây dựng bởi các bên liên quan theo  nguyên tắc đồng thuận, các bên liên quan có thể là nhiều dạng tổ chức trong lĩnh vực công hoặc tư nhân. Chứng chỉ quy định đặc tính sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật.

Tìm hiểu về: Tiêu chuẩn đá dăm (TCVN 1771:1987)

Căn cứ xây dựng TCVN

TCVN được xây dựng dựa trên một số căn cứ sau đây:

  1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài
  2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật
  3. Kinh nghiệm thực tiễn
  4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Các loại TCVN

TCVN bao gồm các loại tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn thuật ngữ
  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

So sánh TCVN và QCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn Việt Nam

Giống nhau: Cùng đề cập đến nội dung về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý; cùng đối tượng quản lý

Khác nhau: Cùng so sánh một số tiêu chí sau để biết cách phân biệt TCVN và QCVN

Tiêu chíTCVNQCVN
Khái niệmQuy định về đặc tính kỹ thuật, để phân loại, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.Quy định về mức giới hạn kỹ thuật. yêu cầu quản lý đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
Mục đích sử dụngQuy định về đặc tính kỹ thuật và sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng.Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc phải tuân thủ.
Nguyên tắc áp dụngTự nguyệnBắt buộc
Hệ thống ký hiệuTCVN (Tiêu chuẩn quốc gia);

TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở);

QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia);

QCĐP (Quy chuẩn kỹ thuật địa phương);

Phân loại
  • Tiêu chuẩn cơ bản;
  • Tiêu chuẩn thuật ngữ;
  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử;
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển;
  • Quy chuẩn kỹ thuật chung;
  • Quy chuẩn kỹ thuật an toàn;
  • Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quá trình;
  • Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ;
Trong thương mạiSản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường.Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh.
Cơ quan công bốCơ quan nhà nước;

Đơn vị sự nghiệp;

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

Tổ chức kinh tế;

Cơ quan nhà nước

Ký hiệu Tiêu chuẩn quốc gia

Được quy định như sau: số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm.

Lấy ví dụ: TCVN 4980:2006 biểu thị tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu  4980 được ban hành vào năm 2006

Nếu TCVN trùng với tiêu chuẩn quốc tế, thì ký hiệu gồm ký hiệu TCVN và ký hiệu tiêu chuẩn quốc tế được đặt trong dấu ngoặc đơn đặt cách nhau bằng một khoảng trắng.

Lấy ví dụ: TCVN 111:2006 (ISO 15:1998)

Ngoài ra có thể viết trên dưới, trên là TCVN, dưới là tiêu chuẩn quốc tế.

TCVN 111:2006 (ISO 15:1998) có ý nghĩa như sau: ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu 111 được ban hành vào năm 1998 và xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15:1998.

Một số ví dụ khác:

  • TCVN ISO 14001:2006: ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường và được công bố vào năm 2006.
  • TCVN công bố năm 2006 để thay thế TCVN 289:2000 được ký hiện là TCVN 289:2006

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH VLXD VINA CMC

  • Địa Chỉ: Tòa nhà CMC – 42A Cống Lỡ, P. 15, Quận Tân Bình, Tp. HCM
  • Hotline: 0977 686 777
  • Email: vlxdvinacmc@gmail.com
  • Website: https://vatlieuxaydungcmc.vn/
  • Fanapge: https://www.facebook.com/vlxdvinacmc

Từ khóa » Chữ Viết Tắt Tcvn Là Gì