Tế Bào Máu WBC Là Gì? Khi Nào Cần Làm Xét Nghiệm?
Có thể bạn quan tâm
Thông qua các xét nghiệm máu từ tổng quát đến chuyên sâu bạn sẽ nhận biết được tình trạng sức khỏe hiện thời của chính mình. Sau khi tiến hành xét nghiệm huyết học, bạn sẽ nhận được nhiều chỉ số trong máu khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ quan tâm nhiều tới chỉ số tế bào máu WBC. Vậy tế bào máu WBC là gì, thời điểm cần làm xét nghiệm, và cách đọc kết quả như thế nào? Tất cả sẽ được ondinhtieuduong.com giải đáp trong nội dung dưới đây.
Mục lục bài viết
Tế bào máu WBC là gì?
Tế bào máu WBC là viết tắt của cụm từ White Blood Cell, dịch ra là tế bào máu bạch cầu. Hiện tại trong cơ thể con người sẽ có 5 loại tế bào bạch cầu gồm:
- Bạch cầu đa nhân ái kiềm
- Bạch cầu đa nhân ái toan
- Tế bào Lympho
- Bạch cầu đơn nhân
- Bạch cầu trung tính.
Bạch cầu đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người. Nhiệm vụ chính của nó là ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân lạ hoặc vi khuẩn. Từ đó giúp khử độc và chống lại nhiễm trùng hiệu quả. Nếu cơ thể người bị thiếu hụt bạch cầu sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, dẫn đến viêm nhiễm, nặng nhất còn làm nguy hiểm đến tính mạng.
Có nên xét nghiệm WBC?
Như đã đề cập tới chức năng chính của tế bào máu WBC ở trên, thì việc thực hiện xét nghiệm WBC thực sự vô cùng cần thiết. Qua đó không chỉ giúp các bác sĩ xác định chính xác số lượng từng loại bạch cầu có trong cơ thể, mà còn chẩn đoán nhanh các dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như ung thư máu, nhiễm trùng, dị ứng, ung thư hạch…
Khi nào nên tiến hành xét nghiệm WBC?
Việc xét nghiệm tế bào máu WBC cần được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi lâu ngày,
- Cân nặng bị sụt không rõ nguyên nhân
- Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, cảm giác buồn nôn rõ rệt
- Xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể mà không biết
- Chán ăn,
- Ăn không ngon miệng
Xem thêm:
- Tiểu Đường Nhiễm Toan Ceton: Chẩn Đoán Và Điều Trị
- Xét Nghiệm Các Kháng Thể Tự Miễn Ở Người Tiểu Đường
Quy trình xét nghiệm tế bào máu WBC và những lưu ý quan trọng
Các bước làm xét nghiệm tế bào máu WBC:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ dùng một kim tiêm nhỏ tiêm vào cánh tay để lấy một lượng máu vừa đủ để tiến hành xét nghiệm.
- Bước 2: Chuyển mẫu máu vào phòng xét nghiệm
- Bước 3: Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm tế bào máu WBC trong khoảng 60-90 phút.
Một số chú ý quan trọng khi làm xét nghiệm tế bào máu WBC là:
- Ngưng dùng bất kỳ thuốc điều trị bệnh nào trước khi làm xét nghiệm vài ngày. Nếu không ngưng thuốc được, bạn hãy khai báo với bác sĩ để tìm hướng giải quyết tốt nhất, cũng như tránh gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu WBC.
- Nhịn ăn tối thiểu 8 – 12 giờ để cho kết quả chuẩn xác nhất. Nếu sợ đói bụng mất sức bạn nên đi xét nghiệm vào sáng sớm.
- Không uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá… trước khi lấy máu.
Cách đọc kết quả xét nghiệm WBC
Chỉ số xét nghiệm tế bào máu WBC có thể cho thấy một trong ba kết quả sau:
Chỉ số xét nghiệm bình thường
Thông thường chỉ số tế bào bạch cầu sẽ dao động từ 4 – 10 Giga/L. Dĩ nhiên độ tuổi càng nhỏ thì số lượng tế bào sẽ có sự thay đổi và ít hơn. Nếu bạn nhận được kết quả xét nghiệm nằm trong khoảng trung bình này thì có thể an tâm vì sức khỏe đang ổn định.
Chỉ số xét nghiệm tăng
Trong trường hợp số lượng tế bào bạch cầu WBC tăng vượt trội so với mức khuyến cáo, nguyên nhân chính dẫn tới sự tăng đột biến này thường là do:
- Người đang mắc các bệnh dị ứng, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng…
- Người vừa mới phẫu thuật cắt bỏ lá lách.
- Người mắc bệnh Hodgkin tổn thương mô chẳng hạn như bị bỏng, đa hồng cầu, ung thư máu hay bệnh bạch cầu.
- Người nghiện hút thuốc lá
- Sử dụng nhiều thuốc kích thích tăng bạch cầu như beta adrenergic, Heparin Liti…
Chỉ số xét nghiệm tế bào bạch cầu WBC tăng có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm như bạch cầu dòng tủy mạn, bạch cầu cấp,… Nếu thực hiện xét nghiệm càng sớm, càng giúp phát hiện bệnh nhanh từ đó cho giải pháp điều trị kịp thời.
Chỉ số xét nghiệm giảm
Chỉ số xét nghiệm WBC giảm khi số lượng bạch cầu nằm dưới 4 Giga/L. Nguyên nhân khiến tế bào bạch cầu giảm thường là do:
- Người bệnh đang nhiễm một số virus như HIV, Dengue,…
- Người mắc các bệnh tự miễn
- Người bị rối loạn sinh tủy hoặc suy tủy xương
- Người thiếu vitamin B12 hoặc folate
- Người đang trong giai đoạn xạ trị do ung thư hoặc sử dụng thuốc điều trị ung thư.
Để hạn chế sự giảm số lượng tế bào bạch cầu, bạn có thể chọn các cách sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn.
- Dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
- Cấy ghép tế bào gốc.
- Dùng các biện pháp giúp kích thích tế bào tủy xương sản xuất nhiều tế bào máu hơn
Xem thêm:
- Đặc điểm nhóm máu O RH+ và RH- có thể bạn chưa biết
- Đặc điểm nhóm máu ABO và mối tương quan với bệnh lý
Bài viết trên đây là các thông tin quan trọng giúp bạn nắm rõ khái niệm tế bào máu WBC là gì, khi nào nên xét nghiệm, cùng với đó là hướng dẫn đọc kết quả đúng chuẩn. Mong rằng các nội dung này sẽ hữu ích cho bạn nhé.
Từ khóa » Cách Làm Giảm Wbc
-
Cách để Giảm Lượng Bạch Cầu - WikiHow
-
Bạch Cầu Giảm Trong Trường Hợp Nào? | Vinmec
-
Người Bị Bạch Cầu Tăng Cao Nên ăn Gì Và Kiêng Gì để Cải Thiện Tình ...
-
Cách để Tăng Lượng Bạch Cầu Tự Nhiên Cho Cơ Thể Bạn! - VnEconomy
-
Giảm Bạch Cầu Trung Tính - Huyết Học Và Ung Thư Học - MSD Manuals
-
Tình Trạng Giảm Bạch Cầu Nói Lên điều Gì?
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Ăn Gì để Tăng Bạch Cầu, Duy Trì Hệ Miễn Dịch Khỏe Mạnh? • Hello Bacsi
-
6 Loại Thực Phẩm Cần Bổ Sung để Tăng Bạch Cầu Trong Máu
-
Bạch Cầu Trong Công Thức Máu Và ý Nghĩa Lâm Sàng | BvNTP
-
TÌM HIỂU VỀ BỆNH BẠCH CẦU CẤP (UNG THƯ MÁU)
-
Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo Có Chữa được Không?
-
Xét Nghiệm Bạch Cầu Là Gì? Cách Đọc Chỉ Số Xét Nghiệm - Diag
-
Bạch Cầu Cao Nên ăn Gì? – Thực Phẩm Giúp Cải Thiện Bệnh