Tế Bào Nhân Sơ Là Gì? Cấu Tạo Và Đặc điểm Của Tế Bào Nhân Sơ

1 (2)

Tế bào nhân sơ chính là nền tảng của cấu trúc và chức năng của các tế bào thực vật khác. Vậy tế bào nhân sơ là gì? Nó có cấu tạo và đặc điểm như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này ngay nhé! 

Tế bào nhân sơ là gì?

Vi sinh vật đơn bào xuất hiện sớm nhất trên trái đất đó chính là tế bào nhân sơ. Tế bào nhân sơ là tế bào của các sinh vật nhân sơ hay sinh vật nguyên thuỷ. Một tế bào nhân sơ chỉ bao gồm một màng duy nhất, tất cả các phản ứng đều được xảy ra trong tế bào chất.

Sinh vật nhân sơ bao gồm vi khuẩn và vi khuẩn cổ. Ngoài ra, còn có một số tế bào nhân sơ có khả năng quang hợp như vi khuẩn lam, tảo,…  Nhiều sinh vật nhân sơ có thể sống và phát triển trong nhiều loại môi trường khắc nghiệt khác nhau.

Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân sơ

Cấu tạo của tế bào nhân sơ

Tế bào nhân sơ tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu còn được gọi là cầu khuẩn, hình xoắn (xoắn khuẩn), hình dấu phẩy (phẩy khuẩn), hình que hay còn gọi là trực khuẩn. 

Mỗi tế bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ bé khoảng từ 2 – 5 micromet. Cấu tạo của tế bào nhân sơ bao gồm các thành phần:

  • Viên nang: Đây là thành phần có trong một số tế bào vi khuẩn. Lớp vỏ ngoài bổ sung giúp bảo vệ tế bào khi nó bị các sinh vật khác nuốt chửng, hỗ trợ giữ ẩm và giúp tế bào bám dính vào các bề mặt và chất dinh dưỡng. 
  • Thành tế bào: Thành tế bào có thành phần chính là peptiđôglican, là lớp vỏ ngoài bảo vệ tế bào vi khuẩn và quy định hình dạng của tế bào. 
  • Tế bào chất: Tế bào chất gồm có 2 thành phần chính là bào tương và ribosome, là nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá cơ bản, tổng hợp protein và dự trữ các chất cần thiết cho tế bào.
  • Màng tế bào hoặc màng plasma: Màng tế bào bao quanh tế bào chất của tế bào và điều chỉnh dòng chảy của các chất trong và ngoài tế bào. 
  • Pili (Pili số ít): Các cấu trúc giống như lông trên bề mặt tế bào, có chức năng tiếp nhận các thông tin ở bên ngoài và giúp tế bào bám vào giá thể.
  • Flagella: Flagella là những phần nhô ra giống như roi, hỗ trợ cho sự di chuyển linh hoạt của tế bào.
  • Ribosome: Ribosome là cấu trúc tế bào chịu trách nhiệm sản xuất protein. 
  • Plasmid: Plasmid là cấu trúc ADN vòng, mang gen không liên quan đến sinh sản. 
  • Vùng nhân: Vùng nhân không có màng bọc, chứa một phân tử ADN dạng vòng, mạch kép. Đây là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Cấu tạo của tế bào nhân sơ
Cấu tạo của tế bào nhân sơ

Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

  • Các tế bào nhân sơ có kích thước dao động từ 1µm đến 5µm, bằng 1/10 tế bào nhân thực. 
  • Tỉ lệ S bề mặt cơ thể / V cơ thể lớn dẫn tới tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh. 
  • Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh.
  • Sinh sản nhanh.
  • Chưa có nhân hoàn chỉnh.
  • Tế bào chất không có hệ thống nội màng. 
Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

Cách sinh sản của tế bào nhân sơ

Cách sinh sản của các tế bào nhân sơ đều là sinh sản vô tính. Phân đôi tế bào chính là hình thức sinh sản chủ yếu của các vi sinh vật này. Quá trình này được diễn ra như sau: 

  • Tế bào nhân sơ tiến hành tăng kích thước và chuẩn bị cho quá trình phân đôi tế bào hay còn gọi là phân bào. 
  • Lõi tế bào nhân sơ bắt đầu sao chép ADN để chuẩn bị cho việc phân bào. Lõi tế bào nhân sơ chia thành hai bộ phận, và mỗi bộ phận sẽ đi đến hai đầu của tế bào. 
  • Tế bào nhân sơ phân bào thành hai tế bào con, mỗi tế bào con chứa một bộ phận di truyền giống nhau và có kích thước tương đương.
Cách sinh sản của tế bào nhân sơ

So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Xem thêm:

  • Cơ quan sinh sản của cây thông là gì? So sánh đặc điểm sinh sản của cây dương xỉ và cây thông
  • Enzim là gì? Enzim trong nước bọt có tên là gì?
  • Nuôi cấy mô là gì? Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô

Trên đây là toàn bộ thông tin về tế bào nhân sơ, cấu trúc và đặc điểm của nó. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi những bài viết khác tại DINHNGHIA.COM.VN nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Gửi đánh giá

Đánh giá trung bình 1 / 5. Lượt đánh giá 2

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Từ khóa » Thành Phần Nào Không Có ở Tế Bào Nhân Sơ