TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT - Dược Liệu Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Làm tiêu bản tế bào và mô thực vật
Làm tiêu bản biểu bì lá Náng và biểu bì Hành khô bằng phương pháp bóc, lên tiêu bản theo phương pháp giọt ép với dung dịch lên tiêu bản là Kali iodua.
Làm tiêu bản vi phẫu của 3 mẫu thân Hương nhu, thân Trầu rừng và quả Lê bằng cách cắt trực tiếp và lên tiêu bản theo phương pháp giọt ép, không tẩy và nhuộm.
Quan sát các mô thực vật
Quan sát các tiêu bản mẫu thân Mướp cắt dọc, thân Mướp cắt ngang, thân cỏ Thiên thảo, lá Bưởi, thân Trầu không, cuống lá Trang.
Mô tả và vẽ chi tiết một phần các loại mô quan sát được.
Mô phân sinh
Cấu tạo bởi những tế bào non, nhỏ, có vách tế bào mỏng, nhân to và hầu như không có không bào. Chúng phân chia liên tục để tạo thành các thứ mô khác.
Quan sát mô phân sinh cấp II trên tiêu bản rễ Bí ngô (tiêu bản mẫu) ở vật kính 40X: Gồm nhiều lớp tế bào nhỏ hình chữ nhật, có vách mỏng, xếp thành dãy tương đối đều đặn.
Mô mềm
Cấu tạo bởi những tế bào sống, thường có màng mỏng bằng cenluloza. Tùy theo vị trí, hình dạng và nhiệm vụ của mô mềm mà chia ra các loại như mô mềm đồng hóa (chứa lạp lục); mô mềm dự trữ (chứa các chất dự trữ như tinh bột, protein và dầu mỡ); mô mềm chứa nước (mô nước); mô mềm chứa khí (mô thông khí); mô mềm hình giậu (mô giậu); mô mềm xốp (mô khuyết); mô mềm vỏ; mô mềm libe và gỗ; mô mềm hấp thụ: lông hút của rễ.
Mô che chở
Có nhiệm vụ bảo vệ, che chở cho cây, chống lại mọi tác nhân có hại của môi trường sống. Tùy theo nguồn gốc phát triển, người ta chia: mô che chở cấp I : biểu bì; mô che chở cấp II: bần, thụ bì.
Mô nâng đỡ
Có trong tất cả các cơ quan của thực vật được cấu tạo bởi những tế bào có màng dày và cứng làm nhiệm vụ nâng đỡ cho cây. Tùy theo thể chất của màng dày đó mà người ta chia ra 2 loại mô nâng đỡ :
- Mô dày : cấu tạo bởi những tế bào sống thường kéo dài, có màng dày bằng celluloza. Tùy theo cấu tạo và vị trí dày lên của màng tế bào mà phân biệt các loại : mô dày góc, mô dày phiến và mô dày xốp. Quan sát mô dầy góc và mô dầy phiến trên tiêu bản thân cây Thiên thảo (tiêu bản mẫu): ở vật kính 4X thấy tiêu bản thân cây Thiên thảo có thiết diện vuông, trong đó mô dày góc nằm ở 4 góc và mô dày phiến nằm ở cạnh, bắt màu đỏ, xếp thành nhiều lớp nằm ngay sau lớp tế bào biểu bì. Chuyển sang vật kính 40, thấy các tế bào này có thành dầy lên ở các góc (đối với mô dầy góc) và ở các màng tiếp tuyến (đối với mô dầy phiến), bắt màu đỏ sẫm.
- Mô cứng: Cấu tạo bởi những tế bào chết, có màng dày hóa gỗ ít nhiều, khá cứng rắn, để làm nhiệm vụ nâng đỡ cho cây. Theo hình dạng của tế bào, mô cứng được chia thành các loại: tế bào mô cứng, thể cứng, tế bào đá, tế bào sợi.
Mô dẫn
Gồm các mạch gỗ và mạch rây, có nhiệm vụ dẫn nhựa nuôi cây. Các mạch này được cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành các ống. Những tế bào này được bao bọc bởi những tế bào kèm và mô mềm gỗ hoặc mô mềm libe. Các mạch gỗ, sợi gỗ và mô mềm gỗ hợp thành bó gỗ. Các mạch rây, sợi libe, tế bào kèm và mô mềm libe hợp thành bó libe. Quan sát mô dẫn trên tiêu bản rễ bí ngô cắt ngang (tiêu bản mẫu): Bó gỗ là đám có chứa các mạch gỗ (là lỗ thủng lớn) và mô mềm gỗ (tế bào nhỏ, thành dầy, bắt màu xanh). Bó libe là các đám tế bào nhỏ, vách mỏng, bắt màu đỏ, xếp thành dãy xuyên tâm thẳng hàng hay ngoằn ngèo.
Quan sát mô dẫn trên tiêu bản thân mướp cắt dọc (tiêu bản mẫu), bao gồm các mạch gỗ, bắt màu xanh (mạch xoắn, mạch mạng, mạch điểm) và libe, bắt màu đỏ (phiến rây).
Mô tiết
Cấu tạo bởi các tế bào làm nhiệm vụ bài tiết các sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cây. Tùy theo sự chuyên hóa của các tế bào này mà ta phân biệt mô tiết ra các loại: tế bào tiết, lông tiết, ống tiết, túi tiết và các ống nhựa mủ.
Quan sát
- Túi tiết kiểu dung sinh: Tiêu bản lá bưởi (tiêu bản mẫu): Các túi tiết tinh dầu nằm ở rải rác trong phần mô mềm gần biểu bì, kích thước lớn hơn nhiều so với các tế bào mô mềm.
- Ống tiết: Thân cây Trầu không cắt ngang tiêu bản mẫu): Là các lỗ thủng lớn nằm ở phía ngoài các bó libe-gỗ, có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào mô mềm xung quanh.
- Lông tiết: Lá tươi Hương nhu (tự làm).
- Tế bào tiết: Thân cây Trầu rừng cắt ngang (tự làm): là các tế bào có kích thước như các tế bào mô mềm có chứa chất tiết màu đỏ nhạt.
Copy ghi nguồn DuocLieu.edu.vn
Link bài viết: TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT
Từ khóa » Mô Thực Vật Dược
-
Giáo Trình Thực Vật Dược: Bài 2 - Mô Thực Vật - TaiLieu.VN
-
Khái Niệm Và Phân Loại Mô Thực Vật - Dược Liệu
-
Mô Thực Vật - SlideShare
-
THỰC VẬT DƯỢC: MÔ THỰC VẬT - DƯỢC LIÊN THÔNG
-
Thực Vật Dược- Chương 2 Mô Thực Vật Flashcards | Quizlet
-
Mô Thực Vật (Phần 1) | Dược - YouTube
-
Thực Tập Thực Vật Dược Bài 2: Mô Thực Vật (Phần 2) - YouTube
-
Các Loại Mô Thực Vật - .vn
-
Các Loại Mô Thực Vật Dược
-
Mô Thực Vật - Đại Học Y Cần Thơ
-
[PDF] MÔ THỰC VẬT
-
Định Nghĩa, Phân Loại Và Vai Trò Của Mô Phân Sinh - Thực Vật Dược Liệu
-
Định Nghĩa Và Phân Loại Mô Dẫn | Thực Vật Dược Liệu