Tệ Nạn Xã Hội Là Gì? Các Loại Tệ Nạn Xã Hội Hiện Nay

Tệ nạn xã hội có tính tiêu cực, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật hiện hành, đi ngược với thuần phong mỹ tục... có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Vậy tệ nạn xã hội cụ thể là gì?

1. Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, được biểu hiện bằng những hành vi trái với chuẩn mực, vi phạm đạo đức xã hội, thậm chí là vi phạm pháp luật, gây hậu quả xấu không chỉ với cá nhân, gia đình và còn tác động xấu đến đời sống xã hội. Có thể hiểu, tệ nạn xã hội có tính tiêu cực; làm tha hóa giá trị tốt đẹp của phong tục, tập quán truyền thông; phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, thậm chí phá hoại nhân cách, phẩm giá con người...

Các hành vi tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội có thể được biểu hiện qua:

  • Các hành vi sai trái là thói hư tật xấu như: cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…
  • Các phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu
  • Mê tín dị đoan, bói toán
  • Lối sống trụy lạc, sa đọa, suy đồi đạo đức…

te nan xa hoi la gi

2. Các loại tệ nạn xã hội hiện nay là gì?

Thực tế hiện nay có các tệ nạn xã hội phổ biến như:

2.1. Tệ nạn ma túy

Chỉ tình trạng người bị nghiện, phụ thuộc vào ma túy. Bên cạnh đó còn có các tội phạm về ma túy, các hành vi trái phép khác về ma túy.

Ma túy tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác giảm đau, hưng phấn… và là chất gây nghiện có hại cho người sử dụng.

Ma túy làm tiêu hao tiền bạc, ảnh hưởng không chỉ đến sức khoẻ của người nghiện mà còn cả các thành viên khác trong gia đình vì lo lắng, mặc cảm…; tác động không tốt đến tình cảm giữa các thành viên.

Nghiện ma túy góp phần làm gia tăng các tệ nạn xã hội khác như lừa đảo, trộm cắp, giết người cướp của…

Ma tuý còn là nguồn gốc, điều kiện để lan truyền đại dịch HIV/AID, 1 căn bệnh thế kỷ chưa có thuốc chữa.

Ngoài ra, tệ nạn ma túy còn làm gia tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý gây ra.

Ảnh hưởng do các chất ma tuý làm giảm khả năng tình dục, suy yếu nòi giống.

2.2. Tệ nạn mại dâm 

Các cá nhân sử dụng dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân

Là hành vi trao đổi tiền bạc, lợi ích vật chất hay các lợi ích khác với nhau để nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục giữa người mua dâm và người bán dâm.

2.3. Tệ nạn cờ bạc

Tệ nạn này hiện đang phát triển mạnh dưới nhiều hình thức tinh vi khiến tình hình trật tự, an toàn xã hội ngày càng phức tạp. Nhiều địa phương, hoạt động cờ bạc xuất hiện công khai tại các lễ hội.

Tệ nạn cờ bạc thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như số đề, đỏ đen, ba cây, đá gà, xóc đĩa…

2.4. Tệ nạn mê tín dị đoan

- Là tệ nạn phổ biến trong đời sống xã hội. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không đúng với sự thật như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phép…gây hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tiền bạc của cá nhân, gia đình, cộng đồng…

Mê tín dị đoan gồm các hành vi: tin coi tay xem tướng, tin cúng sao giải hạn, tin thầy bùa thầy chú….

2.5. Tệ nạn rượu bia

Rượu bia liên quan đến 200 căn bệnh, thương tật và là nguyên nhân của 5% gánh nặng y tế thế giới.

Hệ lụy của rượu bia cũng không chỉ dừng lại ở số người chết do tai nạn giao thông, do bị bệnh; còn khiến bao gia đình tan nát, trẻ em bị bạo hành, đói khổ, thất học...; các vụ hiếp dâm... Ngoài các tệ nạn trên, có thể kể đến các loại tệ nạn khác như đua xe trái phép, nghiện game online...cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến tính mạng, sức khỏe và nhân cách con người.

3. Nguyên nhân tệ nạn xã hội đến từ đâu?

te nan xa hoi la gi

Nguyên nhân của các tệ nạn xã hội không chỉ xuất phát từ bản thân mỗi người mà còn từ yếu tố ngoại cảnh tác động. Cụ thể:

3.1. Nguyên nhân chủ quan

Đây là nguyên nhân xuất phát từ ý chỉ chủ quan của người thực hiện, trong đó bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau:

  • Người dân chưa nhận thức rõ ràng và đầy đủ về hành vi nào là tệ nạn xã hội cũng như tác hại của tệ nạn xã hội nghiêm trọng ra sao.
  • Người dân có lối sống, suy nghĩ lạc hậu: Điều này được thể hiện rõ nhất ở tệ nạn mê tín dị đoan và tệ nạn bạo lực gia đình.

Nhiều người dân theo phong tục tập quán hoặc theo lối suy nghĩ cổ hủ, duy tâm, thờ cúng và tôn sủng thánh thần một cách thái quá. Đồng thời coi đó là một sự việc bình thường trong cuộc sống.

  • Do lối suy nghĩ hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân hay do nhu cầu muốn giàu nhanh bằng các hành vi phi pháp như ở tệ nạn đánh bạc, buôn bán ma túy hay sử dụng trái phép chất ma túy.

3.2. Nguyên nhân khách quan

Chính là những yếu tố ngoại cảnh sẽ tác động tới ý chí, suy nghĩ, lỗi sống của người dân, có thể kể đến như:

  • Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân chưa được đảm bảo, tình trạng đói nghèo, kinh tế chậm phát triển là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tệ nạn như trộm cướp, cướp giật hay đánh bạc, buôn ma túy.

Với nhu cầu sinh hoạt của người dân không đủ thì họ luôn tìm kiếm những phương thức để kiếm ra tiền, vật chất một cách nhanh chóng nhất cho dù đó là những hành vi sai trái.

  • Do đời sống xã hội không được đảm bảo, trình độ văn hóa, trình độ dân trí còn thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
  • Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng, các hoạt động phòng, chống, ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội đã có nhưng diễn ra chưa triệt để và còn nhiều hạn chế, không bắt kịp với xu hướng phát triển của đời sống xã hội.

4. Tác hại của tệ nạn xã hội là gì?

4.1. Đối với bản thân

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, có nguy cơ mắc các căn bệnh ảnh hưởng đến tính mạng như HIV, tim mạch, hệ thần kinh...
  • Tha hóa đạo đức, dễ vi phạm pháp luật
  • Tổn hao về tinh thần, kinh tế.

4.2. Đối với gia đình

  • Khủng hoảng về tài chính, tinh thần
  • Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm
  • Đổ vỡ niềm tin giữa các thành viên
  • Nguy cơ bạo lực gia đình.

4.3. Đối với cộng đồng xã hội

  • Gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội
  • Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội
  • Gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cho người dân
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế.

5. Phòng chống tệ nạn xã hội là gì? Thực hiện thế nào?

Vì là những vấn đề nhức nhối của xã hội, để phòng chống các tệ nạn xã hội, Nhà nước ban hành nhiều văn bản, chế tài xử phạt nhằm góp phần phòng, chống các tệ nạn xã hội. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình mà cả Nhà nước cùng các ngành, các cấp, ngành cũng như các đoàn thể tổ chức xã hội và tất cả mọi công dân trong đó lực lượng công an là nòng cốt tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội.

te nan xa hoi la gi

Một vài ví dụ cụ thể như sau:

5.1. Tệ nạn ma túy, HIV/AIDS

Theo Điều 32 Luật Phòng chống ma túy năm 2000 sửa đổi bổ sung một số điều Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008 thì người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Điều 3 Nghị định 136/2016/NĐ-CP cũng quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện. 2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy. 3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”

Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội lây truyền HIV cho người khác, tội cố ý truyền HIV cho người khác

Điều 148. Tội lây truyền HIV cho người khác

1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Điều 149. Tội cố ý truyền HIV cho người khác

1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

5.2. Tệ nạn mê tín dị đoan

Theo Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 tội hành nghề mê tín, dị đoan bị xử phạt như sau:

“1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Còn theo điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021 nếu tham gia hoạt động mê tín dị doan trong lễ hội sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng

Điểm đ khoản 7 Điều này xử phạt hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan từ 15-20 triệu đồng

5.3. Tệ nạn cờ bạc

Căn cứ Điều 321 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội đánh bạc

Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua thắng bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng.

Người nào đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5.4. Tệ nạn mại dâm

Tại Điều 22 Nghị định 167/2013 của Chính phủ có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua dâm như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.

Trên đây là giải đáp về tệ nạn xã hội là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Từ khóa » Các Hình ảnh Về Tệ Nạn Xã Hội