Tệ Nạn Xã Hội Là Gì? Tác Hại Của Tệ Nạn đối Với Bản Thân, Gia đình Và ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tệ nạn xã hội là gì?
  • 2 2. Tác hại, hệ lụy của tệ nạn xã hội với bản thân, gia đình và xã hội:
    • 2.1 2.1. Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội:
    • 2.2 2.2. Tác hại đối với gia đình:
    • 2.3 2.3. Tác hại đối với xã hội:
  • 3 3. Cách khắc phục và hạn chế tệ nạn xã hội:

1. Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.

Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như:

+ Thói hư, tật xấu.

+ Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.

+ Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán… 

Bản chất của tệ nạn xã hội là các hiện tượng trái với bản chất xã hội chủ nghĩa, thuần phong mỹ tục, pháp luật và đạo đức.

Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống vô tổ chức, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm tha hóa các giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán, văn hóa, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, sức khoẻ, giống nòi dân tộc… là con đường nhanh nhất dẫn đến tội phạm.

Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

Tệ nạn xã hội trong sinh viên là một hiện tượng xã hội, có ảnh hưởng rất lớn tới thế hệ trẻ hiện nay. Vì vậy, để đưa ra những biện pháp đấu tranh, phòng chống có hiệu quả, thì trước tiên, ta phải tìm hiểu được những nguyên nhân làm phát sinh ra tệ nạn xã hội trong sinh viên đó.

Một trong những tệ nạn bùng phát trong những ngày lễ, Tết đó là cờ bạc, đặc biệt là ở nhiều vùng quê gây ra nhiều bất ổn trong chính cuộc sống gia đình và an ninh xã hội. Trong những ngày lễ Tết nhiều điểm chơi cờ bạc bắt đầu rộ lên ở nhiều địa phương với nhiều dạng thức như bầu cua, xóc đĩa, tiến lên hay tá lả, thậm chí là những người còn nghèo khó tại các vùng quê cũng bị thu hút bởi cờ bạc, mỗi lần chơi có người đặt đến nửa triệu đồng, thậm chí là đến 1 triệu 2 triệu đồng.

Có những người khi đã đam mê trò đỏ đen có bao nhiêu tiền cũng đánh, đặt cả điện thoại, xe máy sau Tết thì trắng tay. Hiện pháp luật nước ta đã nghiêm cấm đánh bạc được thực hiện dưới bắt kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hiện nay, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, thì các hoạt động văn hóa giải trí cũng phát triển khá mạnh, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ karaoke, vũ trường tăng đột biến. Đây là lĩnh vực khá nhạy cảm dễ phát sinh nhiều tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm. Các tệ nạn xã hội này hoạt động dưới các hình thức khác nhau, diễn biến phức tạp len lỏi khắp các địa phương vùng miền có chiều hướng tăng về tính chất mức độ quy mô và gây dư luận xấu trong đời sống nhân dân.

Xem thêm: Khái niệm tệ nạn xã hội là gì? Phân loại các loại tệ nạn xã hội?

Xem chi tiết tại: Khái niệm tệ nạn xã hội là gì? Phân loại các loại tệ nạn xã hội?

2. Tác hại, hệ lụy của tệ nạn xã hội với bản thân, gia đình và xã hội:

2.1. Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội:

Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

2.2. Tác hại đối với gia đình:

Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.

Tệ nạn cờ bạc không những làm mất đi thời gian, tiền bạc của người lao động mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Thực tế cho thấy, những người thường xuyên tham gia đánh bạc dễ rơi vào lối sống buông thả mất cân đối về kinh tế, nếu tham gia đánh bạc thắng số tiền cũng chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân đáp ứng cho lối sống buông thả còn nếu thua dễ túng quẫn dẫn đến những vi phạm pháp luật.

‘Cờ bạc là bác thằng bần, đánh đề ra đề mà ở’, đối với nhiều trường hợp đã trở thành hiện thực các đối tượng tổ chức đánh bạc và tham gia đánh bạc đã vướng vào vòng lao lý. Những người nông dân ham lợi từ trò đỏ đen dẫn đến hết tiền, hết của, những chị me phụ nữ đánh bạc chơi đề dẫn đến mất hạnh phúc gia đình. Đó là những hậu quả nhãn tiền của những ai có ý định tham gia tệ nạn này.

2.3. Tác hại đối với xã hội:

+ Có tính lây lan nhanh trong xã hội: tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ nhanh chóng lan tỏa trong một khoảng thời gian ngắn.

+ Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức như mại dâm, may túy, cờ bạc… Đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.

+ Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm.

+ Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là biểu hiện của các hiện tượng tiêu cực xã hội và có sự chuyển hoá lẫn nhau.

+ Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người, các khu công nghiệp, du lịch, nơi người dân có trình độ dân trí thấp, có xu hướng tập trung thành băng đảng, ô nhóm.

Xem thêm: Tệ nạn rượu bia là gì? Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn rượu bia?

Theo số liệu thống kết trong nước có khoảng 80 tụ điểm và gần 1500 điểm phức tạp về ma túy. Tổng số người nghiện có hồ sơ quản lý là 240.000 người. Điều đang nói là xu hướng người sử dụng ma túy tổng hợp tăng nhanh đang dần thay thế thuốc phiện, heroin, ước tính có đến 40 -50% người sử dụng ma túy tổng hợp, thậm chí một tỉnh lên đến 90%. Đối với công tác phòng, chống mại dâm, cả nước thống kê được hơn 11.900 người hoạt động mại dâm.

Tuy nhiên trên thực tế con số này lớn hơn rất nhiều hình thức hoạt động phức tạp, đa dạng như gái gọi, du lịch tình dục, mai dâm nam.

Để từng bước hạn chế tệ nạn cờ bạc, mỗi bản thân chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bắt buộc của quần chúng nhân dân, tích cực phát hiện tố giác cho cơ quan công an các hành vị vi phạm pháp luật đồng thời kết hợp mạnh mẽ với nhiều biện pháp phòng ngừa khác.

Cờ bạc thường xuất hiện mỗi dịp Tết đến xuân về, tệ nạn xã hội lại rộ lên trên địa bàn nhiều tỉnh, từ thành thị cho tới nông thôn, từ tâm lý vui chơi nhất thời mà một số người đã lún sâu vào tệ nạn này từ đó đã dẫn đến nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đánh bài, số đề, đá gà, cá độ bóng đá là những hình thức đánh bạc thường thấy trong thời gian qua trong thời gian qua, đối tượng tham gia tệ nạn này rất đa dạng từ thanh niên cho tới người cao tuổi, người chưa thành niên và kể cả phụ nữ. Tại các tụ điểm cờ bạc, có những người chỉ hiếu kỳ đến xem nhưng rồi cũng tham gia, tâm lý vui chơi từ từ dẫn đến ngồi thâu đêm suốt sáng sát phạt lẫn nhau.

Ma túy là một trong các nguyên nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, gây mất an ninh trật tự. Hệ lụy do ma túy đem lại còn nặng nề hơn còn tiếp tục đè nặng lên cuộc sống của người còn tiếp tục sử dụng khiến gia đình rơi vào cảnh khốn cùng. Những đối tượng sử dụng ma túy thường sử dụng theo đám đông, lúc nào các đối tượng ma túy cũng nhử, dụ dỗ cho người mới sử dụng miễn phí khi đã nghiện thì chúng bán không có tiền mua sử dụng con nghiện có thể thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp, cướp giật để có thể thỏa mãn cơn nghiện của bản thân.

Tệ nạn ma túy thường tập trung vào những gia đình mải lo cuộc sống nên thiếu đi sự quan tâm con em mình. Do cha mẹ quá bận rộn với cuộc sống mưu sinh, lo cho cuộc sống mà không có thời gian quản lý giáo dục, có sự tự do lại có quá nhiều thời gian rảnh rỗi nên nhiều thanh thiếu niên đã nhanh chóng bị các bạn bè xấu lôi kéo vào các cuộc vui chơi không lành mạnh.

Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cần phối hợp với các địa phương lập hồ sơ theo dõi số người nghiện về ma túy theo tình trạng và mức độ nghiện qua đó phân loại để xử lý. Đối với những người nghiện nặng đã được giáo cục ở địa phương nhưng không có chuyển biến thì lập hồ sơ đề nghị đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta trong những năm gần đây có diễn biến phức tạp, do đó ngoài trách nhiệm của lực lượng công an và các ngành chức năng trong công tác phòng ngừa ma túy, đòi hỏi các gia đình, các bậc phụ huynh tăng cường quản lý giáo dục con em mình, tránh xa con đường ma túy, từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự.

Xem thêm: Nghị luận về tệ nạn xã hội trong học đường hay nhất

Mại dâm là tệ nạn xã hội trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, giống nòi, đời sống vật chất và văn hóa của dân tộc, trật tự an toàn xã hội và gây ra nhiều tác hại về mọi mặt như suy kiệt sức khỏe con người, sự phát triển kinh tế đất nước, ảnh hưởng đến phát triển giống nòi… Hoạt động mại dâm diễn ra dưới nhiều hình thức biến tướng, dễ nhận thấy nhất là mại dâm trá hình dưới các dịch vụ như massage, karaoke, tẩm quất, xông hơi tại các nhà hàng, khách sạn.

Hậu quả nhãn tiền và phổ biến nhất đối với cả người bán dâm và khách mua dâm là cùng với tệ nạn tiêm chích ma túy, mại dâm là một trong hai con đường chủ yếu lây nhiễm HIV. Tệ nạn mại dâm chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các loại tội phạm khác như tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tội phạm xâm hại trẻ em, hiếp dâm, cưỡng dâm người chưa thành niên, đặc biệt là tội phạm mua bán người. Tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm về ma túy, các băng nhóm xã hội đen chuyên hoạt đông bảo kê, bắt cóc, giữ người trái phép, cố ý gây thương tích…

Các tệ nạn xã hội là những hiện tượng gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội; gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện.

3. Cách khắc phục và hạn chế tệ nạn xã hội:

Bản thân mỗi người dân cần nâng cao ý thức về tác hại của những tệ nạn xã hội, tránh xa các tệ nạn xã hội và rèn luyện cho bản thân có một lối sống lành mạnh. Gia đình và nhà trường cần xây dựng ý thức cho con em mình ngay từ nhỏ. Vì là các vấn đề bức xúc của xã hội, nhằm phòng chống các tệ nạn xã hội, Nhà nước ban hành nhiều biện pháp, chế tài xử lý nhằm kịp thời phòng, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

Địa phương cần tuyên truyền, giáo dục nhân dân về các tại nàn tệ nạn đồng thời đề ra những biện pháp nhằm làm giảm tệ nạn cũng như ngăn ngừa kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi tệ nạn xã hội, bằng cách, đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh, trật tự; kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong nhân dân; đẩy mạnh xây dựng những phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tệ nan xã hội.

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình mà cả Nhà nước và các ngành, các ban, ngành cũng như các đoàn thể tổ chức xã hội cùng với mọi người dân trong đó lực lượng công an là nòng cốt triển khai các giải pháp một cách đồng bộ nhằm phát hiện, ngăn ngừa, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Từ khóa » Ví Dụ Về Phòng Chống Các Tệ Nạn Xã Hội