Team Flash - Nhà Vô địch AWC 2019: “Nếu Sau Này, Game được ...
Có thể bạn quan tâm
Team Flash - Wechoice Award 2019
Tròn 10 năm trước, năm 2009, lần đầu tiên eSports có mặt trong danh sách thi đấu chính thức của một đại hội thể thao, đó là AIG - Asian Indoor Games, đại hội thể thao trong nhà. Với cộng đồng eSports thời đó, đây là một bước tiến lớn, một cú sang trang ấn tượng, chứng tỏ vị thế đang dần được thừa nhận của game, của thể thao điện tử tới cả xã hội.
Ngày ấy, eSports vẫn được nhìn chung là game online. Các giải đấu thường được tổ chức ở hàng Internet, xịn lắm và cũng hãn hữu lắm như World Cyber Games hay AIG vừa kể - thì được vào nhà thi đấu. Giải thưởng, cao lắm mỗi người được mấy triệu, còn thừa rủ các bạn đi ăn một bữa lẩu. Buổi tối về nhà, mai đi học tiếp.
Bây giờ hãy thử kéo mốc thời gian đến hiện tại.
Chỉ tính trong 2019, bộ môn Liên Quân Mobile đã liên tiếp tổ chức nhiều giải đấu hoành tráng cả trong nước lẫn quốc tế, ở những địa điểm hoành tráng nhất. Trong đó, không thể không nhắc đến Cung thể thao Tiên Sơn tại Đà Nẵng, với sức chứa hơn 7000 khán giả mỗi ngày thi đấu. Số lượng người xem thể thao điện tử cũng phát triển một cách nhanh chóng hơn bao giờ hết. Đối với giới trẻ, xem thi đấu thể thao điện tử cũng không khác gì thể thao truyền thống. Với các so gang đỉnh cao, Liên Quân Mobile và Liên Minh Huyền Thoại đều "bỏ túi" hơn nửa triệu người xem cùng một thời điểm, có lẽ chỉ xếp sau mỗi môn thể thao vua bóng đá tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, nổi tiếng nhất bây giờ có lẽ là Team Flash.
Và hôm nay, ngồi ở trong căn biệt thự trên đường Nguyễn Chánh mà cả nhóm được cấp để cùng sống và luyện tập, chúng ta đã có một buổi trò chuyện để nói về game, về sự nổi tiếng, về cuộc sống của một game thủ và về… chính họ.
Ở thời điểm hiện tại, có thể nói, Team Flash đang đứng trên đỉnh của thế giới trong bộ môn Liên quân Mobile. Với phong độ huỷ diệt, đội hình ăn ý và đoàn kết, Team Flash viết lên một chương rực rỡ của riêng mình trong làng Thể thao điện tử khi đưa Việt Nam lên bản đồ eSport quốc tế một cách đầy kiêu hãnh.
"Cảm giác của các bạn khi đứng trên đỉnh cao như thế nào?"
"Chúng tôi thấy… chán." Nói rồi cả 6 chàng trai của Team Flash nhìn nhau, cười.
Vô địch Việt Nam, vô địch thế giới, những đỉnh cao cần chinh phục Team Flash đã chinh phục hết rồi. Thậm chí còn vô địch tới… hai lần. Đứng ở trên đỉnh cao nhất, vẫn chưa thấy đỉnh nào cao hơn, thế nên cảm xúc hiện tại là… chán.
Nhưng việc đứng trên đỉnh cao nhất ấy lại tạo ra một đối thủ khác còn lớn hơn. Đó chính là bản thân họ. Khoảng cách quá lớn về trình độ của Team Flash với những đội phía sau đẩy họ vào một vị trí không thể xê dịch, đôi khi, điều đấy mang đến sự chủ quan. "Đúng là, chỉ cần vượt qua chính bản thân mình" - Gấu Phạm Hồng Quân, đội trưởng của Team Flash thẳng thắn chia sẻ. "Chúng tôi đã từng có sự chủ quan nhất định sau khi đạt được chức vô địch đầu tiên. Và phải trả giá bằng việc vuột mất chiến thắng ở giải đấu tiếp theo. Nhưng ngay sau đó, chúng tôi đã tự trấn an nhau và cùng quay lại cái guồng cũ, cố gắng hết sức để khôi phục vị trí của mình. Kết quả dẫn đến là chức vô địch thế giới thứ 2. Dù vậy, chúng tôi đều tự nói với mình rằng sẽ không bao giờ lặp lại sự chủ quan này nữa".
Trong suốt những lần vô địch của mình, Team Flash nhớ nhất về chức vô địch đầu tiên - AWC. Ngay từ những vòng ngoài, Team Flash đã chiến thắng với toàn những trận đấu phải "lật kèo", tức là thắng từ thế thua. Ra thế giới, ngay cả trong trận chung kết, cứ đến lúc sắp thua thì bằng một sức mạnh nào đấy, cả team lại có thể lật lại và giành chiến thắng.
Tôi nghĩ để có được sự vững chắc và tinh thần đấy, tất cả đều đến từ teamwork và niềm tin của các đồng đội. Đã từng làm việc với các game thủ trong một thời gian rất dài, tôi thấy hầu như các đội/nhóm trong game thường có tuổi thọ dài nhất 1-2 năm. Thất bại, xung đột trong game, cái tôi quá lớn… thường dẫn đến việc rời team. Với Team Flash, họ thậm chí từng… cãi nhau trên sóng truyền hình khi đang tham gia một giải đấu. Nhưng họ thẳng thắn thừa nhận, chính những chiến thắng và việc ở bên cạnh nhau gắn bó như những người anh em, đã giúp họ ở lại.
"Khi mình thất bại thì mình mới nghĩ đến con đường khác. Còn team mình toàn… vô địch thế này thì mình đi đâu bây giờ?" - ADC, Trần Đức Chiến, game thủ 9x đời cuối trong team nói. "Hơn nữa, tôi cũng nghĩ, một ngày nào đó rời team thì tôi sẽ nghỉ thi đấu giải luôn".
"Mấy thằng cũng hợp nhau. Không chỉ trong game, mà còn ngoài đời, suốt ngày đi chơi với nhau nên cũng thân". Gấu chia sẻ.
Cách đây gần 10 năm, hình ảnh những game thủ Hàn Quốc được xây dựng hình ảnh như những celeb hạng A, được săn đón không thua kém một idol nào của ngành công nghiệp âm nhạc - là hình mẫu và giấc mơ của những người làm game và game thủ Việt. Định kiến về game lẫn sự phát triển rụt rè của game tại Việt Nam khiến viễn cảnh đấy trở nên quá xa vời.
Thế nhưng, phải nhìn thấy Team Flash và sự nổi tiếng lẫn chuyên nghiệp trong hình ảnh của họ. Tôi mới nhận ra, giấc mơ ngày nào đã thành sự thật.
Với 2 chức vô địch thế giới, Team Flash trở thành một trong những cái tên nổi tiếng nhất làng game Việt. Họ trở thành những thần tượng thật sự của giới game thủ. Thậm chí, khi đi ra đường, họ cũng đã quen dần với việc dừng lại để ký và chụp ảnh với người hâm mộ. "Trời, có lần đi cắt tóc, vừa cắt xong mặt vẫn hơi đơ, muốn về nhà luôn mà có người chạy đến xin chụp và chữ ký, ngại ơi là ngại." Gấu cười, nói.
"Hôm trước chúng tôi có một sự kiện ở trường Kinh tế Quốc dân. Đến nơi rồi, fan cứ đưa nhau các quyển sổ, có người không có sổ thì chạy đi mua sổ. Cuối cùng, trước mặt chúng tôi là hai chồng sổ cao vút. Cả team cứ ngồi lọt trong đó rồi truyền tay nhau ký. Kết thúc sự kiện cũng là lúc mỏi… gãy cả tay, nhưng mà vui." Kiên, quản lý của Team Flash kể lại.
Cảm giác tự hào là một điều dĩ nhiên, khi mà cái mình đang làm nhận được nhiều sự ủng hộ và yêu thương từ số đông. Tuy nhiên, Team Flash cũng có đôi lúc thấy… ngại. Vì đa phần người hâm mộ đều là học sinh. “Thậm chí, có em bé tí chạy ra xin chữ ký, chúng tôi cũng ngại. Sợ bố mẹ các em nhìn thấy lại đánh giá. Vì dù sao em cũng đang đi học, mình chơi game mà em lại hâm mộ. Mà trò chơi của chúng tôi thì còn nhiều em cấp, lớp 6 lớp 7 cũng có".
Và sự nổi tiếng ấy mang đến trách nhiệm cho các chàng trai của Team Flash. Họ ý thức được, mình đang được hàng trăm nghìn người dõi theo, và hiện mình đang là một hình mẫu để rất nhiều người khác nhìn vào. Họ bắt đầu thay đổi. “Chúng tôi phải phát ngôn giữ ý tứ, không được chửi bậy. Ngày xưa, tôi chửi nhiều lắm, bây giờ không chửi bậy lại thành thói quen. Không còn là cố để chửi bậy nữa.” ADC chia sẻ. “Và tôi nghĩ, đó là một điều tốt với cả chính bản thân mình".
Trong mắt nhiều người, game thủ là chỉ có chơi và chơi, cả ngày chỉ chơi. Những hình ảnh và câu chuyện tiêu cực về game khiến cho số đông không có cái nhìn tích cực với công việc này. Ngay cả khi, game tại Việt Nam đã trở thành một cái gì đó có thể kiếm được nhiều tiền cho người theo đuổi nó, và là một công việc chân chính.
Với Team Flash nói riêng, để chạm được vào đỉnh vinh quang như hiện tại không nhờ may mắn, mà họ thật sự phải khổ luyện theo đúng những nghĩa… khổ nhất của từ này. "Khi ở nhà có thể giãn ra một chút, nhưng khi sang nước ngoài thi đấu chẳng hạn, mỗi ngày chúng tôi sẽ chơi trung bình 14 tiếng. Mọi thứ liên quan đến game đều được tính là luyện tập. Ngày trước, có những lúc chúng tôi chơi đến 4-5 giờ sáng."
Bạn nghĩ là được chơi game cả ngày là sướng? Ngược lại, nó tạo thành một cái guồng ám ảnh với đầy áp lực với những ai lựa chọn chuyên nghiệp. Ngày nào bạn cũng ăn, ngủ, chơi game và lặp đi lặp lại như thế trong suốt một khoảng thời gian dài. "Ngày xưa tôi đi làm 8 tiếng, tối 10h lên giường đi ngủ. Từ ngày làm game thủ, trong suốt năm đầu tiên đêm nào tôi cũng thức đến tận sáng." Gấu chia sẻ.
Và họ cũng phải tìm cách để cân bằng với cuộc sống cá nhân, dù khó khăn. Gấu - người lớn tuổi nhất trong team và cũng chuẩn bị lấy vợ, thẳng thắn nói: "Thời gian luyện tập không cho chúng tôi có thời gian đi chơi luôn. Ngoài giải đấu, chúng tôi vẫn phải stream nên thời gian biểu vẫn vậy. Giống như người đi làm ngày mấy tiếng rồi về nghỉ ngơi. Chúng tôi cũng vậy. Nhưng người ta làm từ sáng đến chiều về thì chúng tôi làm từ chiều đến đêm. Lúc mọi người nghỉ thì chúng tôi làm, chúng tôi làm thì mọi người nghỉ".
Quỹ thời gian cho game cũng khiến họ vơi dần đi những bạn bè cũ, bởi thời gian gần như chỉ tập trung vào game. Lâu dần, vòng tròn bạn bè thu hẹp và cả team chỉ còn chơi với nhau là thân nhất.
Nhưng họ có thấy mọi thứ mình đang có xứng đáng với những gì bỏ ra không? Có. Sau những khổ luyện, những vất vả đó, họ chạm tay vào liền hai chức vô địch cao quý nhất. Họ kiếm được tiền, nhiều tiền từ game. Có thể nuôi gia đình và tạo một tiền đề vững chắc cho tương lai sau này. Họ trở nên nổi tiếng và góp phần thay đổi hình ảnh của cả một lĩnh vực.
Chẳng phải, chúng ta vất vả lao động và làm việc cũng chỉ để hướng đến những đỉnh cao như vậy? Và bất cứ nghề nghiệp nào để chạm đến vinh quang đều chẳng đòi hỏi sự hy sinh? Họ đều đang sống trong niềm đam mê và dốc hết sức cho một công việc chân chính và có lẽ đến lúc, chúng ta phải thật sự nhìn nhận game với mọi tinh thần của nó như một môn thể thao chuyên nghiệp, và game thủ là những vận động viên chân chính.
Game thủ nào cũng vậy, trước khi có thể lựa chọn con đường lên chuyên nghiệp, họ đều phải trải qua một bức tường đầu tiên, đó là gia đình.
Chẳng có một gia đình nào muốn con mình trở thành game thủ. Game gắn liền với giải trí và cái hình ảnh cắm mặt vào màn hình máy tính cả ngày thật sự là một cơn ác mộng với bất cứ phụ huynh nào. "Bao giờ lộ trình cũng là: Bị chửi, nghi ngờ, rồi xuôi xuôi, rồi tự hào và cuối cùng là: Đưa tiền đây…." ADC đùa.
Trong Team Flash, người ta biết đến nhiều nhất về câu chuyện của Đạt Kòi Đinh Tiến Đạt và proE Trần Quang Hiệp. Đạt từng giấu bố mẹ để đi thi đấu, và đến lúc vô địch thế giới, bố mẹ mới… biết con mình vừa vô địch. Còn proE - người được mệnh danh là thần đồng thì người ta từng được nghe một giai thoại, đó là khi thấy Hiệp thi đấu, một người làm game đã đến tận nhà của cậu để thuyết phục bằng được mẹ Hiệp cho cậu đi Sài Gòn, theo đuổi con đường chuyên nghiệp.
Ngày trước, giới game thủ có một bài hát rất nổi tiếng, bài hát chủ đề của World Cyber Games có tên là Beyond the Game - Trên cả cuộc chơi. Mỗi lần nghe lại bài hát đó, bất cứ game thủ nào cũng sẽ cảm thấy "rùng mình" vì cảm xúc mang lại. Trong bài hát có câu thế này:
"Chúng ta kết nối một cách mãnh liệt
Và tôn vinh sự đa dạng của mình
Vòng quanh thế giới với niềm đam mê
Cả hành tinh sẽ dõi theo
Và thông điệp sẽ được lắng nghe…"
Bài viết: Hikaru Ảnh: Duy Anh Clip: Kingpro Thiết kế: Trường Dương Theo Trí Thức Trẻ03.01.2020Theo Trí Thức TrẻCopy linkLink bài gốcLấy linkTừ khóa » Vô địch Awc 2019
-
Nhìn Lại Kịch Bản Lên Ngôi Vô địch AWC 2019 "không Thể đau Tim Hơn ...
-
Arena Of Valor World Cup – Wikipedia Tiếng Việt
-
VIỆT NAM Vs ĐÀI BẮC TRUNG HOA - CHUNG KẾT AWC 2019
-
TRẬN CHUNG KẾT AWC 2019 TIẾP TỤC PHÁ VỠ KỶ LỤC CỦA ...
-
CHUNG KẾT THẾ GIỚI AWC 2019 | Garena Liên Quân Mobile
-
Team Flash Liên Quân Vô địch Thế Giới AWC 2019 Tại Đà Nẵng, Việt ...
-
Team Việt Nam Vô địch Liên Quân Mobile Thế Giới, Giải Thưởng Gần ...
-
AWC 2019: Các Thành Viên Team Flash Nghẹn Ngào Ngày Việt Nam ...
-
Kỳ Tích: Đội Tuyển Việt Nam (Team Flash) đánh Bại đối Thủ Mạnh Thế ...
-
Giảm Giá 70% đội Hình Vô địch AWC 2019... - Cao Thủ Liên Quân
-
Comment Dự đoán Nhà Vô địch AWC 2019 - Bước 3 - Facebook
-
Việt Nam Lên Ngôi Vô địch AWC 2019
-
Sau Hai Năm, ADC Mới Tiết Lộ Chiến Thắng Của Team Flash Tại AWC ...
-
Vô địch AWC 2019 #teamflash | Việt Nam, Viết, World Cup - Pinterest