Techcombank: 5 Năm Tạo Cảm Hứng Vượt Trội - PLO

“Năm 2018, chúng tôi định vị hệ thống nhận diện thương hiệu mới, cùng khẩu hiệu “Vượt trội mỗi ngày” tạo cảm hứng trong mọi hoạt động”, ông Phùng Quang Hưng, Giám đốc điều hành Techcombank đã nói tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020 mới đây.

Trước đó, từ năm 2015, khi bắt đầu hoạch định giai đoạn phát triển 2016-2020 với chiến lược mới, Techcombank đã tạo cảm hứng thúc đẩy sáng tạo và phát triển trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Từ “hiện tượng” đến “xu thế”

Năm 2015, sau khi xử lý cơ bản vấn đề nợ xấu, Techcombank bước vào giai đoạn thực hiện quá trình chuyển đổi trong 5 năm. Hướng đi khác biệt của Techcombank là dịch chuyển nhanh sang ngân hàng bán lẻ, chú trọng khách hàng cá nhân để phát triển dịch vụ, đầu tư mạnh mẽ cho nền tảng công nghệ, quản trị và nhân sự.

Năm 2016, Techcombank trở thành “hiện tượng” khi nâng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân lên tới trên 40% trong bối cảnh cuộc cạnh tranh tín dụng bán buôn, len chân vào khối khách hàng lớn là các tập đoàn, tổng công ty vẫn còn quyết liệt trên thị trường. Bán lẻ không chỉ ở tín dụng và dịch vụ, Techcombank còn thể hiện ở huy động tiền gửi không kỳ hạn (CASA), vốn chỉ chiếm khoảng 10% trong cơ cấu.

Từ 2016 đến nay, nguồn tiền gửi chi phí thấp này tăng nhanh tại Techcombank, tỷ trọng liên tục tạo kỷ lục mới và đứng đầu hệ thống với trên 30% và tiếp tục tăng. Không chỉ là nguồn vốn đầu vào hiệu quả và chi phí thấp, tỷ trọng CASA còn là thước đo hiệu quả trong phát triển sản phẩm, dịch vụ, cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Techcombank đúng theo phương châm “Khách hàng là trọng tâm” mà ngân hàng này theo đuổi.

Từ chỗ là “hiện tượng”, những chuyển đổi của Techcombank đã lan tỏa trong hệ thống NHTM Việt Nam. Thực tế, hệ thống NHTM Việt Nam đã dần chuyển sang giai đoạn tăng trưởng tín dụng ổn định 14-16%, không còn dựa quá nhiều vào hoạt động cho vay với tăng trưởng bùng nổ như trước đây.

Không chỉ tạo cảm hứng cho xu hướng ngân hàng bán lẻ, Techcombank là ngân hàng tiên phong hướng tới tiêu chuẩn và mô hình của ngân hàng quốc tế. Techcombank là một trong những thành viên đầu tiên của hệ thống NHTM Việt Nam áp Basel II trước thời hạn. Và khi Bộ Tài chính đang tính lộ trình áp dụng tiêu chuẩn kế toán quốc tế IFRS9 vào 2025 thì “Tech” đã sớm đi trước từ năm 2017.

Chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm

Trong 5 năm qua, Techcombank đã kiên trì chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm với những cách thức linh hoạt: từ giải pháp tài chính “may đo” theo nhu cầu khách hàng riêng biệt, từng ngành nghề, từng phân khúc, đến gia tăng tiện ích, giá trị, trải nghiệm vượt trội cho khách hàng…

Đơn cử, cuối năm 2016, Techcombank tạo đột phá bằng chính sách tạo lợi ích tối đa cho khách hàng, với chương trình Zero Fee - miễn phí toàn bộ giao dịch trực tuyến cho khách hàng cá nhân, rồi đến 2018, mở rộng cho khách hàng doanh nghiệp.

Khách hàng cá nhân chính là mục tiêu chiến lược của Techcombank

Hàng ngàn tỉ đồng phí giao dịch đã được ngân hàng “đầu tư” trở lại cho khách hàng. Lần đầu tiên, với Techcombank, khách hàng được trải nghiệm thoải mái thực hiện mọi giao dịch mà không hề lo lắng đến phí ngân hàng, yên tâm về chi phí và luôn hài lòng về dịch vụ.

Lãnh đạo Techcombank cho biết, sau khi triển khai Zero Fee, lượng tài khoản mở mới và lượng giao dịch liên tục tăng đột biến, theo cấp số nhân. Đây là thử thách lớn đối với nền tảng và công nghệ xử lý, làm sao để thông suốt, an toàn tối đa và trải nghiệm của khách hàng luôn tốt nhất. Hàng trăm triệu USD được Techcombank đổ vào nền tảng công nghệ đã chứng minh hiệu quả đầu tư khi đảm bảo tốt yêu cầu này. Và hiện hơn 85% giao dịch của Techcombank đã được thực hiện bởi tiện ích số hóa.

Nền tảng khách hàng của Techcombank liên tục gia tăng và dày dặn thêm. Số lượng khách hàng cá nhân mới liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân tới 23,5% giai đoạn 5 năm qua.

Đó cũng chính là cơ sở để Techcombank củng cố vị thế dẫn đầu thị phần ở nhiều phân khúc bán lẻ, như: về giá trị giao dịch qua thẻ Visa (24%), giá trị giao dịch ngân hàng điện tử (28%, theo dữ liệu của Napas), về doanh thu phí bảo hiểm (14%), hay áp đảo thị phần môi giới trái phiếu trên HOSE (82%)… và dẫn dắt quá trình số hóa thị trường tài chính Việt Nam đúng như định hướng mà ngân hàng đề ra.

Khẳng định vị thế, dẫn dắt xu hướng mới

Đến nay, Techcombank đã khẳng định vị thế ngân hàng hàng đầu với những chỉ số vững mạnh: Top đầu về lợi nhuận khối NHTM cổ phần tư nhân Việt Nam những năm gần đây; các chỉ số sinh lời ROA và ROE hàng đầu trong khu vực.

Nếu năm 2015, lợi nhuận sau thuế chỉ có 1.529 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã lên tới 10.226 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm qua lên tới 60,8%.

Đáng chú ý, đây cũng là thành viên có sức mạnh vốn chủ sở hữu nhanh chóng cạnh tranh ngang ngửa quy mô của “Big 4” NHTM nhà nước. Năm 2015, vốn chủ sở hữu của Techcombank chỉ 16.457 tỷ đồng thì sau 5 năm đã đạt tới 62.072 tỷ đồng; trong đó có thương vụ thuộc top 3 IPO lớn nhất Đông Nam Á năm 2018.

Tính đến quý I-2020, ngân hàng có bảng cân đối vững mạnh vượt trội trong hệ thống NHTM Việt Nam, xét theo các tiêu chí cốt lõi như tín dụng và huy động; thu nhập và khả năng sinh lời; lợi nhuận và đòn bẩy, tỷ lệ an toàn vốn…

Tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank nhấn mạnh, với xu thế mang tính tất yếu trong giai đoạn 5 năm tới, ngay từ 2020, Techcombank đã xác lập mục tiêu phát triển vượt trội thông qua công cuộc chuyển đổi số và dẫn dắt quá trình số hóa thị trường tài chính Việt Nam. “Giai đoạn sắp tới, chúng tôi sẽ tập trung lớn vào nền tảng, số hoá toàn bộ các mảng nghiệp vụ và hoạt động để mang đến giải pháp tài chính toàn diện theo hành trình trải nghiệm khách hàng”, ông Hồ Hùng Anh nói.

Sự đầu tư và nền tảng công nghệ là một thế mạnh nổi bật của Techcombank những năm qua. Một lần nữa, Techcombank hứa hẹn sẽ đặt những dấu mốc tiên phong trên con đường dẫn dắt quá trình số hóa thị trường tài chính ngân hàng trong giai đoạn công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.

Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News

Từ khóa » Sự Kiện Techcombank Ra Mắt Chiến Lược 5 Năm