Techcombank đặt Mục Tiêu Vốn Hóa 20 Tỷ USD - VnExpress

Theo đó, Techcombank sẽ tập trung vào các nguồn có thể tạo lợi nhuận lớn nhất như tiền gửi không kỳ hạn (CASA), cho vay mua nhà, chuỗi giá trị bất động sản và quản lý gia sản (gồm trái phiếu, quỹ đầu tư, Bảo Lộc, bảo hiểm... Nhà băng cũng tiếp tục đa dạng hóa vào các lĩnh vực khác để tối ưu hóa lợi nhuận-rủi ro và cho phép Ngân hàng có thể tham gia vào những cơ hội mới.

Trong giai đoạn 2021-2025, Techcombank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng vốn hóa 20 tỷ USD với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở khoảng 20%, tỷ lệ thu nhập từ phí (NFI/TOI) đạt 30% và tỷ lệ CASA là 55%.Ngân hàng cũng hướng đến việc hiện thực hóa tầm nhìn "Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống".

2021 là một năm biến động khi đất nước trải qua làn sóng thứ tư của đại dịch. Trong bối cảnh đó, Techcombank vẫn nỗ lực hoạt động, triển khai các giải pháp mới nhằm thích ứng với điều kiện. Kết thúc năm 2021, Techcombank báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đạt lợi nhuận trước thuế đạt 23.200 tỷ đồng (tăng trưởng 47,1% so với cùng kỳ năm trước). Tổng thu nhập hoạt động đạt 37.100 tỷ đồng, tăng 35,4%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt mức 50,5% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 3,7%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II vững mạnh, đạt 15%.

Đại diện Techcombank nhận giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam 2020-2021. Ảnh:

Đại diện Techcombank nhận giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam 2020-2021. Ảnh: Techcombank

Cũng trong năm 2021, Techcombank được tổ chức quốc tế Refinitiv trao tặng ba giải thưởng lớn: "Nhà tạo lập thị trường ngoại hối matching tốt nhất Việt Nam"; "Ngân hàng giao dịch ngoại hối matching năng động nhất Việt Nam" và "Top 5 Ngân hàng có khối lượng giao dịch matching lớn nhất thị trường ngoại hối Việt Nam". Đây là năm thứ hai Refinitiv công bố xếp hạng của các ngân hàng tại Việt Nam về khối lượng giao dịch matching, đồng nghĩa với sự ghi nhận quốc tế về quy mô thị trường giao dịch ngoại hối đang ngày một phát triển tại Việt Nam.

"Bất kỳ thị trường ngoại hối nào cũng cần nhà tạo lập thị trường năng động, quyết định đến việc đưa thị trường phát triển lên một tầm mới và Techcombank đã làm được điều này. Chúng tôi đánh giá rất cao vị thế dẫn dắt của Techcombank trong sự phát triển của thị trường ngoại hối và hi vọng ngân hàng tiếp tục duy trì vị trí này trong các năm tới", bà Trần Ngọc Nga, Giám đốc thương mại Refinitiv khu vực Việt Nam và Myanmar cho biết.

Là một trong nhữngngân hàng có khối lượng giao dịch dẫn đầu trong hệ thống, Techcombank đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính thanh khoản, độ sâu và ổn định của thị trường. Đồng thời, ngân hàng cũng là đơn vị có số lượng deal (giao dịch) nhiều nhất trong hoạt động giao dịch ngoại hối tại Việt Nam trong năm 2021.

Đại diện Techcombank cho biết, thành quả này là của quá trình nỗ lực cải tiến trong chuyển đổi số của Techcombank - số hóa và tự động hóa để mang đến giải pháp tối ưu về công nghệ và cấu trúc sản phẩm.

Đầu năm 2022, Techcombank là Ngân hàng TMCP tư nhân duy nhất tại Việt Nam lọt top 200 Thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu, được định giá gần 1 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng lên đến 80%. Trong danh sách thường niên, Techcombank được Brand Finance định giá 945 triệu USD, thăng hạng đến 74 bậc, từ 270 lên vị trí 196.

Techcombank cũng là một trong 2 ngân hàng Việt Nam duy nhất được Brand Finance nhắc tên về mức độ tăng trưởng giá trị vượt trội.

Khách hàng tới giao dịch tại Techcombank. Ảnh: Techcombank

Khách hàng tới giao dịch tại Techcombank. Ảnh: Techcombank

Trong năm 2021, Techcombank đã thu hút thêm khoảng 1,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 9,6 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân năm 2021 lần lượt đạt 652 triệu giao dịch (tăng 70,0% so với cùng kỳ năm ngoái) và 9,1 triệu tỷ đồng (tăng 80,5% so với cùng kỳ năm ngoái).

Sự tăng trưởng ổn định góp phần thể hiện năng lực của doanh nghiệp, cũng như định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo Techcombank. Từ tinh thần "Vượt trội hơn mỗi ngày", tầm nhìn chiến lược "Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống", nhà băng này tiếp tục khẳng định mục tiêu mang đến những sản phẩm, dịch vụ vượt trội cho khách hàng.

Techcombank cũng không ngừng triển khai những chính sách hỗ trợ cộng đồng và khách hàng. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, ngân hàng đã tái cơ cấu khoảng 11.800 tỷ đồng dư nợ, thực hiện chương trình giảm lãi suất 540 tỷ đồng. Nhà băng này cũng chi 400 tỷ đồng để ủng hộ Quỹ vaccine, trang thiết bị y tế, đóng góp xây dựng bệnh viện điều trị Covid-19, cũng như hỗ trợ các bệnh nhân và gia đình chịu ảnh hưởng bởi đại dịch.

Song song với hoạt động kinh doanh, Techcombank còn đầu tư cơ sở hạ tầng, làm nền tảng vững chắc cho những bước tiến mới trên hành trình chuyển đổi số. Cái bắt tay với Amazon Web Services vào tháng 9/2021 là một ví dụ cho sự nỗ lực của Techcombank trong việc kiện toàn nền tảng số, thực hiện "Cloud First", nâng cao năng lực điện toán đám mây, đáp ứng nhu cầu dịch vụ nhanh hơn và nhiều hơn, mang đến trải nghiệm vượt trội nhất cho khách hàng trong mỗi giao dịch.

Bước sang năm 2022, Techcombank đang nỗ lực số hóa toàn diện trên toàn hệ thống. Khởi đầu với ứng dụng mới, Techcombank Mobile hứa hẹn mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa mới mẻ, tiện lợi với khả năng thanh toán mọi lúc mọi nơi, đóng vai trò như một trợ lý cá nhân thông minh, giúp người dùng tự tin quản lý tài chính.

An Nhiên

Từ khóa » Chiến Lược 5 Năm Techcombank