Technical Debt Là Gì? Làm Sao để Xử Lý Technical Debt? - TopCV Blog

technical debt là gì
technical debt là gì

Nếu như bạn không phải là người làm việc trong ngành công nghệ thông tin thì nợ kỹ thuật hay Technical debt là một khái niệm khá xa lạ. Thậm chí nhiều người hoạt động trong ngành, nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất của Technical debt là gì và nắm rõ các giải pháp để trả nợ kỹ thuật. Do vậy, trong bài viết này, Blog TopCV sẽ giải đáp những khái niệm xoay quay Technical debt và cách để xử lý Technical debt sao cho hiệu quả.

Technical debt là gì?

Technical debt là nợ kỹ thuật. Hiểu đơn giản thì technical debt là khối lượng công việc cần phải được giải quyết trong một dự án về công nghệ thông tin. Khối lượng công việc này gây ra bởi ngay từ đầu lựa chọn một giải pháp dễ dàng thay vì sử dụng một cách tiếp cận tốt hơn nhưng cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn.

technical debt là gì
Technical debt là gì?

Những nguyên nhân dẫn tới “khoản” nợ kỹ thuật?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ kỹ thuật. Tuy nhiên, sẽ có một số các nguyên nhân phổ biến như sau:

Deadline gấp, yêu cầu công việc cao

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khoản nợ kỹ thuật chính là do deadline gấp và yêu cầu công việc. Thực tế đôi khi chúng ta phải đối mặt với những tình huống “khó nhằn” bởi công việc quá nhiều mà deadline lại được đặt ra không phù hợp với khối lượng thời gian cần bỏ để hoàn thành công việc đó. Do vậy, đôi khi các lập trình viên buộc phải dùng giải pháp cho ra sản phẩm trước và dành thời gian để cải tiến, nâng cấp sau. Thậm chí những giải pháp chắp vá sẽ được xuất hiện trong code để che đi những phần chưa hoàn thiện xong của dự án gây nên nợ kỹ thuật.

Thiếu quy trình và kiến thức

Để hoàn thành một dự án, các lập trình viên cần được train kỹ lưỡng về kiến thức, thông tin dự án và thảo luận về quy trình hoàn thiện. Đồng thời, trong quá trình thực hiện phải liên tục check lỗi để cải thiện kịp thời. Nếu lập trình viên thiếu kiến thức và quá trình thực hiện dự án không có quy trình rõ ràng sẽ rất dễ phát sinh ra lỗi.

Công nghệ không phù hợp

Với những gì liên quan đến công nghệ đều là một quá trình và phát triển không ngừng, do vậy có thể những cải tiến trước đó của dự án theo thời gian trở nên kém tối ưu hơn. Điều này buộc phải thay đổi hoặc cải tiến lại dẫn đến Technical debt.

Thiếu sự hợp tác đội nhóm

Việc chia sẻ và phối hợp giữa các thành viên sẽ làm cho tiến độ trở nên hiệu quả. Đồng thời, mỗi người trong nhóm cũng có thể học hỏi và bù đắp cho kỹ năng của nhau. Do vậy, nếu thiếu sự hợp tác đội nhóm sẽ làm cho quy trình có lỗ hổng ảnh hưởng đến toàn bộ dự án.

>>> Tìm hiểu thêm: Mỗi nghề một mẫu CV: Ngành công nghệ thông tin – IT

Những hậu quả của technical debt là gì?

Technical debt có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của nhiều dự án
Technical debt có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của nhiều dự án

Nợ kỹ thuật đôi khi không phải là điều xấu. Vì trong một số trường hợp nó buộc phải thực hiện để hoàn thành và thúc đẩy dự án. Tuy nhiên, nó cũng giống như những khoản nợ thông thường, nếu nợ kỹ thuật không được hoàn trả, nó có thể tích lũy ‘lãi suất’ dẫn đến việc thực hiện các cải tiến càng trở nên khó khăn.

Thử đặt chúng ta vào một tình huống nợ và phải trả nợ liên tục, nếu không kịp thời có giải pháp sẽ tạo nên vòng luẩn quẩn nợ – chạy tiến độ để trả nợ – tiếp tục nợ. Nó không chỉ làm chậm tốc độ phát triển và còn tạo nên những ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của những thành viên trong nhóm.

Khi Technical debt quá nhiều và chồng chất tới mức không thể cải tiến hoặc bảo trì, điều này đòi hỏi bạn phải viết lại từ đầu. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại và “phá sản” của nhiều dự án chỉ vì không giải quyết kịp thời Technical debt.

>>> Xem thêm: Lập trình viên lương bao nhiêu? Cách tăng thu nhập của các lập trình viên

Các loại nợ kỹ thuật

Nợ kỹ thuật thường có hai loại nợ khác nhau đó là nợ chủ ý và vô ý. Cụ thể:

Nợ công nghệ có chủ ý nghĩa là tổ chức hoặc cá nhân muốn đặt mục tiêu hoàn thành dự án, kịp thời đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ cố tình “chừa chỗ” để sau đó còn thực hiện cải tiến hoặc thay đổi mã.

Nợ công nghệ không chủ ý nghĩa là sau một thời gian nhất định, bạn buộc phải cải thiện hoặc sửa đổi mã. Điều này xuất phát từ hai lý do, hoặc là do bạn sản xuất kém và cẩu thả dẫn đến sai sót, hoặc do mã trở nên lỗi thời nên buộc phải cải tiến lại.

Mặc dù có khá nhiều cách phân loại khác nhau về nợ kỹ thuật. Trong một bài báo học thuật có tựa đề “Hướng tới một bản thần học về Nợ kỹ thuật” đã chỉ ra 13 loại nợ kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, đến nay khi nói đến nợ kỹ thuật, người ta vẫn thiên về cách phân loại nợ từ Hệ số phần tư Nợ kỹ thuật của Martin fowler.

Làm sao để trả nợ kỹ thuật?

Việc trả nợ kỹ thuật là trách nhiệm và nhiệm vụ của bất kỳ lập trình viên nào. Do vậy, lập trình viên cần nên dọn code thường xuyên để đảm bảo nợ kỹ thuật không bị tồn đọng và chồng chất quá nhiều. Mỗi người chắc hẳn sẽ có những bí quyết khác nhau để trả nợ kỹ thuật theo cách của mình. Tuy nhiên, cách cơ bản để trả nợ kỹ thuật bao gồm cải tiến code trong trường hợp cần nâng cấp. Một số trường hợp buộc lập trình viên phải viết lại code mới hoàn toàn nếu như không thể cải thiện hoặc cải thiện nhưng vẫn không hiệu quả. Một cách khác để hạn chế các khoản nợ kỹ thuật chính là loại bỏ thường xuyên những đoạn code không dùng tới.

Như vậy, xử lý Technical debt kịp thời sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể tránh được những hậu quả khôn lường về sau.

Dọn code thường xuyên để technical debt không bị chồng chất
Dọn code thường xuyên để technical debt không bị chồng chất

>>> Xem thêm: Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai 10 năm tới

Mặc dù thuật ngữ Technical debt được sử dụng phổ biến chủ yếu trong lĩnh vực phát triển phần mềm, tuy nhiên nó cũng thể áp dụng cho một số ngành nghề khác. Nếu bạn quan tâm đến Technical debt hoặc những việc làm liên quan, bạn có thể truy cập TopCV để tìm hiểu chi tiết. Nhiều người vẫn cho rằng nợ kỹ thuật là một điều tất yếu khi lập trình, song việc nắm rõ bản chất và những giải pháp trả nợ kỹ thuật kịp thời sẽ giúp bạn luôn chủ động khắc phục và tối ưu hiệu quả công việc.

Từ khóa » Nợ Kỹ Thuật