Tên đề Tài: Nghiên Cứu Sản Xuất Xi Măng Bền Sun Phát (chịu Mặn ...

Mục tiêu đề tài:

Sản xuất xi măng là ngành công nghiệp lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Theo dự báo của quy hoạch, nhu cầu xi măng của nước ta còn tiếp tục tăng và sẽ đạt khoảng 46 triệu tấn vào năm 2010, khoảng 70 triệu tấn vào năm 2020.

Cùng với sự phát triển về lượng, xi măng Việt Nam cũng có những thay đổi lớn về chất. Chất lượng xi măng ngày càng được nâng cao, chủng loại phong phú và công nghệ sản xuất cũng có nhiều tiến bộ.

Về chủng loại xi măng, từ chỗ trên thị trường chỉ có một loại xi măng poóc lăng thông dụng, nay đã song song tồn tại 2 loại là PCB và PC. Gần đây, nhu cầu về xi măng đặc chủng cũng tăng cả về số lượng và chủng loại như: xi măng bền sun phát, xi măng giếng khoan dầu khí, xi măng dãn nở, xi măng ít toả nhiệt, xi măng tro bay…

Đối với các loại xi măng đặc chủng cũng có sự đòi hỏi nâng cao chất lượng và đa dạng hoá như: xi măng ít toả nhiệt được đa dạng hoá bằng cách dùng phụ gia khoáng để giảm hàm lượng clanhke, từ đó giảm nhiệt thuỷ hoá của xi măng…

Để đáp ứng nhu cầu xi măng sử dụng cho vùng biển và các công trình ngầm có tác nhân xâm thực sun phát, ở nước ta, xi măng bền sun phát đã được nghiên cứu và tiêu chuẩn hoá từ năm 1995. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn này (TCVN 6067:1995) thì xi măng bền sun phát chỉ có mác tới 40 và cường độ ở tuổi sớm của xi măng bền sun phát mác PCHS40 khá thấp, sau 3 ngày chỉ cần đạt 14 Mpa.

Gần đây, nhu cầu sử dụng xi măng bền sun phát không chỉ dừng lại ở những loại xi măng bền sun phát với các tính năng đã quy định trong tiêu chuẩn. Trong thực tế xây dựng đã xuất hiện nhu cầu về loại xi măng bền nước biển cường độ cao, đóng rắn nhanh. Loại xi măng này phát huy hiệu quả cao khi xây dựng các công trình hải đảo, yêu cầu bê tông đóng rắn, phát triển cường độ sớm trước khi thuỷ triều lên, đặc biệt khi xây dựng các công trình quân sự.

Đề tài “Nghiên cứu sản xuất xi măng bền sun phát (chịu mặn) mác cao phục vụ cho xây dựng các công trình quốc phòng và công nghiệp trên biển và ven biển” được hình thành để đáp ứng nhu cầu thực tế xây dựng và phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành Công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

- Xác lập và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất và quy trình sử dụng xi măng bền sun phát mác cao.

- Sản xuất ra sản phẩm xi măng bền sun phát mác cao PCHS40 và PCHS50, phục vụ cho xây dựng các công trình quốc phòng và công nghiệp trên biển và ven biển.

Bảng 1: Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của sản phẩm nghiên cứu như sau:

 

 

Tên sản phẩm và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

 

Đơn vị đo

Mức chất lượng

 

Cần đạt

Mẫu tương tự

Trong nước

TCVN 6067

Thế giới

BS 4027

Xi măng bền sun phát mác cao có các tính năng chủ yếu sau:

- Mác xi măng

- Cường độ sau 2 ngày

- Cường độ sau 3 ngày

- Độ bền sun phát

- Hàm lượng C3A

- 2C3A + C4A F

- MKN

- CKT

- Lượng SO3

- Alkali (1)

 

 

 

Mpa

Mpa

Mpa

mức

%

%

%

%

%

%

 

Lò đứng

≥40

≥14

≥20

Cao

≤3

≤25

≤3

≤1,5

≤2,5

≤0,6

Lò quay

≥50

≥20

≥25

Cao

≤3

≤25

≤3

≤1,5

≤2,5

≤0,6

 

 

40

-

14

Cao

≤5

≤25

≤3

≤1,0

≤2,3

≤0,6

 

 

50

20

-

-

≤3,5

-

≤3

≤1,5

≤2,5

≤0,6

      

Ghi chú: (1) Na2Oeq = Na2O + 0,658 K2OMPa

Nội dung đề tài:

1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng xi măng bền sun phát mác cao trên thế giới và trong nước.

2. Cơ sở khoa học:

- Sự ăn mòn của xi măng poóc lăng trong môi trường xâm thực sun phát.

- Sử dụng xi măng bền sun phát để tăng độ bền của bê tông xi măng trong môi trường xâm thực sun phát.

- Cơ sở khoa học của việc chế tạo xi măng bền sun phát mác cao.

3. Định hướng nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích kiểm nghiệm.

5. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

- Nghiên cứu khả năng chế tạo xi măng bền sun phát mác cao bằng cách điều chỉnh thành phần khoáng hoá và chế độ công nghệ chế tạo clanhke.

- Nghiên cứu nâng cao hoạt tính cường độ của xi măng bền sun phát cao chứa bari.

- Nghiên cứu lựa chọn phụ gia dẻo hoá thích hợp cho bê tông sử dụng xi măng bền sun phát mác cao.

- Các kết luận sau khi kết thúc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

6. Sản xuất thử xi măng bền sun phát mác cao.

- Sản xuất thử xi măng bền sun phát mác cao bằng công nghệ lò đứng cơ giới hoá.

- Sản xuất thử xi măng bền sun phát mác cao trên công nghệ lò quay phương pháp khô có hệ thống preheater và calciner.

7. Quy trình sản xuất và sử dụng xi măng bền sun phát mác cao.

8. Kết luận và kiến nghị.

Kết quả đề tài:

Kết quả đề tài đạt loại xuất sắc.

Sản phẩm sản xuất thử đạt tất cả các yêu cầu đối với mục tiêu đề ra.

Biên soạn tài liệu “Hướng dẫn công nghệ sản xuất và sử dụng xi măng bền sun phát mác cao”.

 

Thư viện Bộ Xây dựng

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Xi Măng Bền Sun Phát