Tên Gọi Và Công Dụng Từng Dụng Cụ Nha Khoa - TDental
Có thể bạn quan tâm
Một cơ sở nha khoa đạt chuẩn để phục vụ cho khách hàng thì nha khoa đó phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, các thiết bị y tế nha khoa. Dưới đây là danh sách tên gọi và công dụng các dụng cụ nha khoa cần thiết phải có trong phòng khám.
Các dụng cụ nha khoa cơ bản
Đèn trám halogen
Đèn halogen là thiết bị nha khoa phụ trợ cho việc cạo vôi răng, có chức năng trùng hợp chất liệu trám răng Composite, chất trám nhanh chóng được đông cứng lại giúp tiết kiệm được nhiều thời gian điều trị, phục hình răng bị tổn thương và trả lại hàm răng đẹp, đều màu.
Tay vặn Implant
Tay vặn implant sẽ có chức năng vặn trụ implant vào nơi vừa khoang xong trên hàm. Có thể vặn bằng tay hoặc bằng máy và đóng nắp Healing lại để đảm bảo vết thương nhanh lành.
Các loại mũi khoan, tay khoan trong nha khoa
Mũi khoan trong nha khoa là một trong những dụng cụ cần thiết trong quá trình điều trị lâm sàng của nha sĩ cũng như quá trình làm việc của kỹ thuật viên trong labo nha khoa.
Tùy vào bệnh lý về răng miệng mà sử dụng những mũi khoan, tay cầm khác nhau. Mũi khoan được sử dụng trong trường hợp trám răng, điều trị tủy răng hay cấp ghép Implant. Tùy vào kích thước răng của mỗi người, tỷ lệ và hình dáng khác nhau sẽ sử dụng các mũi khoan khác nhau, hiện nay có một số loại mũi khoan nha khoa phổ biến sau:
- Mũi khoan tròn (Ball Round – BR):
- Mũi khoan tròn cổ tác dụng (Ball Collar – BC):
- Mũi khoan chóp ngược đơn (Single Inverted Cone – SI)
- Mũi khoan búp lửa (Flame Ogival – FO)
- Mũi khoan hình trứng (EX)
- Mũi khoan trụ đầu bằng (Straight Flat End – SF)
- Mũi khoan implant
- Mũi khoan dẫn
- Mũi khoan mồi
- Mũi khoan dò xoắn
- Mũi khoan thuộn xoắn
Chức năng của tay khoan và mũi khoan là lấy đi vừa khớp với những mô răng bị hư tổn, bảo tồn mô răng lành lặn. Giúp bảo vệ răng khỏi ê buốt và tổn thương tủy.
Máy hút phẫu thuật
Trong quá trình phẫu thuật đặt trụ Implant, nó sẽ được dùng để hút máu, chất dơ, cặn bã, nước bọt bên trong răng. Giúp khoang miệng sạch sẽ, để các bác sĩ dễ dàng thực hiện công việc của mình.
Cây đục men
Có 2 loại:
Loại cây men thẳng: Cán dụng cụ và lưỡi cắt nằm trong cùng một trục. Hoặc dùng để vạt men và rạo rãnh lưu cho xoang.
Loại cây đục men khuỷu: Lưỡi cắt nằm trong một mặt phẳng tác dụng không cùng trục với cán dụng cụ và có độ vát nghiêng thay đổi tùy theo cây đục dùng cho phía gần hoặc phía xa. Nó có thể trình bày dưới dạng 1 cặp hai cây hoặc dưới dạng 1 cây hai đầu; dùng để vát men ở bờ nướu của thành xoang.
Thiết bị đo chiều dài ống tủy
Để thực hiện chữa tủy hay lấy tủy răng, trước tiên cần phải đo ống tủy để xác định chính xác chiều dài cần thiết. Việc chữa tủy sẽ dễ dàng hơn và không gây ảnh hưởng lên vùng chóp răng. Kể cả các trường hợp phức tạp, quá hẹp hay có nhiều ống tủy ở các răng hàm trong cùng đều được khắc phục hiệu quả.
Các loại ghế nha khoa và kích thước ghế phổ biến
Trên thị trường hiện nay ghế nha khoa sẽ kèm theo đó là 1 bộ bao gồm đầy đủ các tính năng cần thiết.
Cấu hình tiêu chuẩn của ghế nha khoa:
1. Ghế dành cho nha sĩ: thường được trang bị bộ điều khiển để có thể nâng lên hạ xuống. Loại ghế này thường có chỗ tựa lưng và có bánh xe.
2. Ghế dành cho bệnh nhân:
+ Kích thước ghế nha khoa cho bệnh nhân thông thường: 570 mm (rộng) 1850 mm (dài) (Kích thước đệm ghế)
+ Có 2 chức năng ghế nằm hoặc ghế ngồi
3. Hệ thống mâm tay khoan:
Khay có cần giữ linh hoạt, có khay đựng dụng cụ lớn phủ một tâm silicon dễ khử nhiếm, một tay xịt nước, hơi và phun sương, một đèn đọc phim X quang, một bảng điều khiển các chức năng ghế
4. Hệ thống cấp nước sạch cho bệnh nhân:
Ly nước tự động cung cấp nước súc miệng cho bệnh nhân để cài đặt lượng nước theo ý muốn.
5. Hệ thống bồn nhổ: Bồn nhỏ thủy tinh dây thoát nước bồn nhỏ
6. Hệ thống trợ thủ: bao gồm 1 tay xịt, 1 hút nước bọt sử dụng áp lực âm của nước, 1 hút phẫu thuật, 1 bàn phím điều khiển chức năng ghế.
7. Hệ thống đèn nha khoa: có cường độ ánh sáng cao, có thể điều khiển tắt mở bằng công tắc
8. Hộp Kỹ thuật: Thường được thiết kế gọn gàng, nằm ngay dưới nệm ghế, để thuận tiện cho việc lắp đặt ghế.
Các loại máy móc thiết bị nha khoa thường gặp
Máy cạo vôi răng
Máy cạo vội răng là một trong những dụng cụ nha khoa cơ bản không thể thiếu. Hoạt động của nó dựa vào các đầu dò tinh vi kết hợp với sóng siêu âm không sinh nhiệt. Chúng có độ rung vô cùng lớn và có khả năng phát hiện cao răng bao gồm cặn mềm (chất khoáng, vụn thức ăn) và hợp chất muối vô cơ ( Phosphate, Carbonat) để phân tách chúng ra khỏi bề mặt răng một cách nhẹ nhàng, đơn giản và nhanh chóng.
Đây là lò hấp dụng cụ nhiệt độ cao với hiệu quả khử trùng tuyệt đối. Tất cả các dụng cụ nha khoa mới hoặc đã được sử dụng 1 lần đều phải ngâm vào dung dịch khử trùng, diệt khuẩn trước khi đưa vào lò hấp Autoclave.
Tủ tia cực tím
Chức năng của tủ tia cực tím là để đựng các dụng cụ nha khoa vô trùng để tránh vi khuẩn xâm hại.
Lò hấp Autoclave
Máy đo huyết áp
Huyết áp cao là bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến quá trình chữa trị các loại bệnh khác kể cả răng. Người bị huyết áp cao không thể nhổ răng được. Vì vậy, mỗi phòng khám nha khoa phải có máy đo huyết áp cho bệnh nhân trước khi thực hiện quá trình phẫu thuật.
Máy chụp X-quang
Đối với những loại bệnh về răng miệng phức tạp, chẳng hạn như răng khôn mọc ngầm, các nha sĩ không thể quan sát bằng mắt. Vì vậy, máy chụp X-Quang là dụng cụ nha khoa không thể thiếu trong quá trình chuẩn đoán, lập kế hoạch điều trị, kiểm tra chân răng, chỉnh nha, cấy ghép Implant, phẫu thuật răng khôn, răng mọc ngầm,...
Đối với những chân răng đã mất, các bác sĩ nha khoa sẽ dùng máy khoan đặt trụ tạo một khoảng trống trên xương hàm sát khít với trụ Implant cần đặt vào để thay thế chân răng đã mất.
Các dụng cụ khám răng khác
Thám trâm nha khoa
Dụng cụ khám răng này được sử dụng trong việc thăm khám và nhận diện lỗ sâu trong khoang miệng.
Tùy theo hình dạng có 3 loại đều dùng để khám, phát hiện lỗ sâu, cao răng dưới nướu, túi nha chu... và những cái mà mắt thường không thể thấy.
Thẳng hoặc cong: dùng tìm lỗ sâu trong, mặt ngoài, mặt nhai, tìm lỗ vào ống tủy...
Gập khúc 2 lần có móc nhỏ để tìm lỗ sâu mặt bên
Gương
Dùng để phản chiếu ánh sáng đến răng, giúp nha sĩ quan sát rõ ở cả những nơi mắt khó nhìn thấy được.
Có 2 loại gương được sử dụng đó là: gương phẳng và gương cầu lõm. Gương cầu lõm sẽ có tính phóng đại làm cho ảnh to hơn nhiều lần giúp các nha sĩ dễ dàng phát hiện những lỗ hổng của răng.
Kẹp gắp
Dùng để gắp bông gạc, lau khô khoang miệng trước khi thực hiện giải phẫu răng miệng.
Cây nạo ngà
Dụng cụ này có nhiều kích thước lớn nhỏ được sử dụng để nạo ngà mềm.
Kết luận:
Qua một vài chia sẻ nhỏ từ bài viết, bạn đã có thể phân biệt được tên gọi của từng loại dụng cụ nha khoa và công dụng của nó. Mỗi dụng cụ sẽ có công dụng khác nhau. Vì vậy, phòng khám của bạn phải có đầy đủ tất cả các dụng cụ phục vụ cho quá trình hoạt động của phòng nha. Tránh trường hợp thiếu dụng cụ, buộc phải sử dụng một dụng cụ khác không phù hợp dẫn đến hậu quả khó lường.
Từ khóa » Các Dụng Cụ Trong Phòng Khám Răng
-
Danh Sách Các Thiết Bị, Dụng Cụ Nha Khoa Thường Gặp
-
Danh Sách Các Loại Thiết Bị, Dụng Cụ Nha Khoa Và Công ... - SEADENT
-
Tên Gọi Các Dụng Cụ Nha Khoa - Thuốc Lá
-
15+ Dụng Cụ Nha Khoa Thường Sử Dụng Ở Phòng Khám - Thư Phát
-
DỤNG CỤ NHA KHOA CHÍNH HÃNG – GIAO NHANH TOÀN QUỐC
-
MÁY MÓC, DỤNG CỤ DÙNG ĐIỀU TRỊ RĂNG
-
Tổng Hợp Dụng Cụ Nha Khoa Thường Sử Dụng Tại Phòng Khám
-
Dụng Cụ Thiết Bị Nha Khoa Cần Có Cho Phòng Khám Nha Khoa
-
DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NỘI NHA-CHỮA TỦY RĂNG
-
Giống Và Mục đích Của Dụng Cụ Nha Khoa
-
Tên Gọi Các Dụng Cụ Nha Khoa
-
Top 5 Thiết Bị Phòng Khám Nha Khoa Tốt Nhất Mà Bác Sĩ Cần Có!
-
Danh Sách Thiết Bị, Các Dụng Cụ Nha Khoa Cơ Bản- Bạn Phải Nắm Rõ