TÊN NÔM NA MÁCH QUÉ CỦA 12 CON GIÁP: MÙI LÀ CON MŨI ...
Có thể bạn quan tâm
TÊN NÔM NA MÁCH QUÉ CỦA 12 CON GIÁP.
MÙI LÀ CON MŨI, LÀ CON BÙI, CON BÒI.Nguyễn Xuân Quang
(Phi trường Changi, Singapore) .
Lời tác giả
Xinh cảnh báo: vì đây là một bài khảo cứu nên các từ về bộ phận sinh dục viết ‘nguyên con’, có thể làm tổn hại tới sức khỏe của các nhà đạo đức, tu hành.
*
* *
Xuân lại về, chúng ta lại tìm hiểu tên con Mùi của năm Ất Mùi năm nay. Trong các bài viết trước đây, chúng ta đã biết tên 12 con giáp không phải là do người Trung Hoa phát kiến ra. Chúng ta là Việt Mặt trời rạng ngời, có một nền văn minh Hừng Việt chói chang, dựa trên nòng nọc, âm dương, Chim-Rắn, Tiên Rồng, Việt Dịch Nòng Nọc, thờ Vũ Trụ, thờ Mặt Trời còn ghi khắc lại trong sử đồng Đông Sơn, có nền văn minh sông biển giỏi về thủy vận nên rất rành về niên lịch, năm tháng, thiên văn. Cổ sử đã ghi Việt Thường đã có Việt Dịch nòng nọc ghi trên lưng rùa về thời Đạo Đường, vua nhà Chu sai chép lại gọi là lịch rùa. Vì thế người Việt cổ có niên lịch, năm tháng mang tên bằng tiếng Việt là một chuyện có thật. Thật vậy, tác giả Bùi Huy Hồng trong bài “Mấy Nét Về Thiên Văn Học Thời Hùng Vương” đã viết “Ở Cam-pu-chia còn lưu lại đến ngày nay một cuốn lịch cổ nhất là lịch Bầu Ràn (634 AD) dùng 12 tên con giống tiếng Việt và tiếng Mường…” (Hùng Vương Dựng Nước, 1972, t. III, tr. 299).
Nếu tên 12 con giáp này của Việt Nam thì chúng bắt buộc phải có nghĩa thuần Việt, nghĩa là phải hiểu theo kiểu nôm na mách qué của những người Việt dân dã chứ không phải hiểu theo nghĩa bác học. Để chứng minh tên của 12 con giáp đều là tên thuần Việt, có nguồn gốc Việt Nam, ta không phải chỉ dựa vào Hán ngữ, mà ta phải dựa vào tất cả ngôn ngữ loài người trong đó có Ấn Âu ngữ (Anh, Pháp ngữ…) vốn ruột thịt với các từ thuần Việt.
Qua các bài viết vào những mùa xuân trước đây, chúng ta đã biết:
.Hợi là con heo, lợn.
Hợi, heo là con hoi, con oi; lợn là con lờn. Việt ngữ lợn biến âm với lờn, nhờn liên hệ với nhớt, dầu, mỡ.
Hợi là con heo, con hoi, con huile, con oi, con oil, là con lợn, con lờn, con nhờn…
Hợi liên hệ với gốc hys- là heo. Cổ ngữ Pháp hiene, Latin hyaena, Hy Lạp hyaina là heo cái. Con hyena là con chó hoang có lông như lông heo.
.Tí là con chuột.
Tí là tí ti, nhỏ, bé, lắt, nhắt, Tí là con bé tí, con tí, con chút, con chuột, con lắt, con lẻ. Con tí là con tiny… (theo r = l, con lắt = con rat). Mường ngữ rề là con chuột = Anh ngữ rat, chuột.
.Sửu là con trâu.
Sửu liên hệ với Việt ngữ sẩu là sừng (xin khúc đầu những xương cùng sẩu…), sậu (cứng), cứng liên hệ với sừng (c=s như cắt = sắt). Con trâu là con châu, con sẩu, sậu con sừng (ch =s như chữa = sửa). Trâu là con có sừng ở đầm ao nước.
Sửu, trâu là con sẩu, con sậu, con sừng.
.Dần là con cọp.
Dần biến âm với dằn, vằn. Con Dần là con dằn, con vằn. Con cọp có lông vằn. Tôm vằn gọi là tôm cọp… Tiger có ti- biến âm với “tie” (dải, đai, cà vạt) liên hệ với Việt ngữ tau, tao (dải, dây, tua), đai (dải dây cột), Pháp ngữ tigre có ti- biến âm với ty, tơ (dải dây)… Tiger, tigre là con dây, con vằn, con dần.
.Mão, mẹo là mèo. Mão, mẹo biến âm với Việt ngữ mấu, bấu, vấu, với Anh ngữ maul (cào xé bằng móng vuốt). Con mão, con mẹo, con mèo là con mấu, con maul, con cấu, con quào:
Tuổi mẹo là con mèo ngao,
Hay cấu hay quào, ăn vụng quá tinh
(vè).
Con mão là con mấu, con mâu, con maul…
.Thìn:
Thìn biến âm với thắn, Mường ngữ có nghĩa là con rắn, với thận (con rắn nước lớn, con trăn nước anaconda). Con Thìn là con thắn (rắn), con thận là con rắn nước lớn, con trăn nước (anaconda), con thằn (có gốc thằn lằn, cá sấu), thìu (rắn nước), con thuồng (luồng)…
.Tỵ
Tỵ là con ty, con tơ, con tie (Anh ngữ), con dải, con rắn.
. Ngọ
Ngọ Là Nguậy là Chậy. Ngọ là con Chậy.
MÙI
Bây giờ ta đi tìm từ và nghĩa nôm na nguồn cội của Mùi.
Tờ tiền lì xì 2 Mỹ Kim phát hành Xuân năm nay Ất Mùi 2015 (nguồn coinbooks.org).
Như đã biết, tên loài vật nhìn chung chung được gọi dựa theo:
-một cá tính đặc thù của con vật như về hình dáng bên ngoài ví dụ như chim nông là loài chim nước dưới mỏ có cái túi, cái nang rất đặc thù để xúc cá (theo ô = a như hột = hạt, ta có nông = nang). Ta đã thấy trong 12 con giáp, con Dần là con dằng, là con vằn vì con cọp người có sọc, có những đường vằn.
-một tính cách sống đặc biệt thuộc đời sống sinh học ví dụ con nhái là con nhẩy, con cọp là con chộp (vồ mồi), con gấu là con cấu, con bấu, con bear là con paw, con bấu. Trong 12 con giáp, con Mão là con Mấu, con Bấu. Mão chỉ con thú có Mấu vuốt nhọn, có tính Maul, bấu, cấu, cào là con mèo.
Như thế con Mùi Dê cũng vậy. Tên Mùi bắt buộc phải được gọi theo một cá tính hình dạng đặc thù hay một đặc tính sống, sinh học chuyên biệt của con vật. Bắt buộc. Bắt buộc. Và bắt buộc.
Com Mùi về hình thể có điểm đặc thù là cặp sừng biểu trưng của dương tính và về sinh học là bộ phận truyền giống tuyệt với.
1. Mùi là Mũi, Cọc nhọn, Sừng Nhọn, Vật Nhọn, Phần Nhô Ra.
-Mùi biến âm với Mũi.
Trước hết ta thấy Mùi biến âm mẹ con với Mũi.
Mũi có những nghĩa sau đây :
a. nhọn/đầu nhọn, vật nhọn như mũi dùi, mũi khoan, mũi mác. b. Chỗ nhô ra như mũi thuyền, mũi đất (Mũi Cà Mau)…
c. Mũi là cơ quan để ngửi, thở và cũng có nghĩa là phần nhô ra trên mặt người như cây nõ, cây cọc nhọn đâm ra.…
Anh ngữ nose = Việt ngữ nhô (với h câm nhô = nose), Việt ngữ né là mũi đất như mũi Né ở Phan Thiết, nguyên thủy dân chúng nói đi ra ngoài né (mũi đất) sau né thành tên Mũi Né. Qua từ đôi Mũi Né ta có Mũi = Né. Né ruột thịt với Pháp ngữ nez, Phạn ngữ nas…, mũi.
Nose có no- = nõ, cọc nhọn. Nose chỉ chỗ nhô ra như cây cọc nhọn. Tiếng cổ Việt nõ chỉ bộ phận sinh dục nam như “nõ nường” (nọc nòng). Nõ là cọc, nọc như đóng cọc mít cho mau chín gọi là đóng nõ mít. Nõ nam hóa thành lõ (L là dạng nam hóa của N). Trong từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có từ “lô”, “con lô: cơ quan sinh dục của đàn ông” và từ “lõ”: làm dương vật cương lên như khi con vật giao cấu. Blỏ cùng một nghĩa”. Hiển nhiên lõ, lô là biến âm của nõ. Lõ trong tiếng Việt hiện nay chỉ vật gì đâm ra như cọc nhọn ví dụ mũi lõ, cặc lõ hay lõ cặc. Đúng ra phải nói “mũi nõ” là mũi đâm ra trông như cây nõ, cọc nhọn và từ cặc cũng vậy. Còn từ “lõ” vô nghĩa. Nose liên hệ với nỏ, ná vật bắn mũi nhọn (tên). Ta thấy rõ nose, mũi, narine, lỗ mũi, nasal, thuộc về mũi; Phạn Ngữ nas, nâsa, mũi có na- = ná, nỏ. .Nose liên hệ với Việt ngữ náp (cái lao), lù náp (Hỳnh Tịnh Paulus Của). .nose, nez (Pháp ngữ) liên hệ với nể, lể là dùng vật có mũi nhọn để khêu như lể ốc hay chích máu như lể giác.
–Mùi biến âm với muỗi.
Mường ngữ mõi là muỗi.
Con muỗi, con mõi là con có mũi nhọn, vòi nhọn như kim nhọn để hút máu. Con muỗi là com mũi, con Mùi.
Tóm lại Mùi biến âm mẹ con với mũi, mõi, muỗi có nghĩa là vật nhọn như cọc nhọn, như sừng. Hán Việt giáp là sừng, phát âm là kok tức cọc (sừng là một thứ cọc nhọn). Mùi biến âm với Mũi, một thứ vật nhọn, cọc nhọn, sừng. Con Mùi là con Mũi nhọn, con sừng.
Rõ như ban ngày Mùi dược gọi tên theo vật nhọn đặc thù của nó là cặp sừng nhọn.
Cũng nên biết là con hươu, con hưu, con hiêu là con hèo là con roi, con cọc tức con sừng nên gọi là con Cọc (Việt Dịch Bầu Cua) ở đây dê cũng có sừng nhưng tránh lầm lẫn nên gọi là con Cọc Nhọn, con mũi, con Mùi.
Tính chất đặc thù, chuyên biệt của Mùi, Dê là mũi nhọn, nõ, Cọc Nhọn, Sừng.
Kiểm chứng lại với:
-Chữ giáp cốt, kim văn, cổ văn, triện văn.
Yáng trong giáp cốt, kim, cổ, triện văn (nguồn: Wang Hongyuan).
Yáng (dương, dê) trong giáp cốt, kim, cổ, triện văn diễn tả chính bằng cặp sừng viết theo chữ nòng nọc vòng tròn-que hình hai nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) ɅɅ có nghĩa là nọc, dương, lửa, mặt trời, thái dương sinh động. Rõ như ban ngày Dương, Dê được gọi theo cặp sừng mũi nhọn.
-Hán Việt hiện kim yang
Hán ngữ Yang, Dương, Dê (ảnh của tác giả chụp tại thương xá Tang ở Singapore, Xuân Ất Mùi 2015).
Chữ yang hiện kim hình con vật đầu có hai sừng diễn tả bằng chữ nòng nọc vòng tròn-que hình hai nọc que I I. Thân có hình chữ Tam diễn tả tam thế, có nét thẳng đứng nối liền tam thế là trục thế giới. Trục này kéo dài thêm diễn tả đuôi con vật. Cả chữ diễn tả con vật có hai sừng là hai nọc que tức lửa, dương thái dương, mặt trời mang trọn nghĩa vũ trụ tạo sinh ngành nọc dương thái dương. Về thể lực, con yang, dê mang tính cường dương nhất, có khả năng nhẩy cái hàng chục lần một lúc. Về diện biểu tượng thái dương, mặt trời thì mặt trời thái dương ở đây nằm trên trục thế giới là mặt trời thượng đỉnh (Zenith), ở đỉnh đầu, giữa trưa, chính ngọ là mặt trời mang dương tính nhất, chói sáng, nóng bỏng nhất trong ngày. Trục thế giới hay hình trụ cắm trên mặt bằng như hình cự thạch (chữ thổ trong giáp cốt văn) diễn tả đất dương gian. Con dê diễn tả mặt trời trên trục thế gian mang tính sinh tạo tối cực dương cõi thế gian (ăn khớp với thú bốn chân có sừng như hươu sừng Lộc Tục Kì Dương Vương, bò Nandi của Shiva Ấn Giáo). Vì vậy dê đực được tôn thờ, dùng làm biểu tượng cho mặt trời, mắn sinh, phồn thực phía nọc dương trong nhiều nền văn hóa như Ai Cập cổ: trong Tân Vương Triều (New Kingdom) Thần Tối Cao Tối Thượng Amun có biểu tượng là con Ram (dê hay cừu đực).
Nhân dương (Sphinxes) đầu dê thú biểu của Thần Amun có sừng cong tại Đền Karnak, Ai Cập.
Lưu ý con dê đực ở đây là thú biểu của vị thần sáng thế ở cõi tạo hóa nên
có sừng cong tròn trong khi dê đực biểu tượng cho thần đất có sừng nằm ngang (xem dưới).
và ở Quảng Châu của Bách Việt cũ (xem dưới).
Vì dê liên hệ tới mặt trời, tam thế nên cũng được dùng làm vật hiến sinh, tế vật tới ba cõi, tới mặt trời. Ví dụ điển hình là Hùng Vương là Vua Mặt Trời nên đền Tổ Hùng ở Phú Thọ có kiến trúc theo tam thế của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo. Đền Thượng, Trung, Hạ ứng với tam thế. Núi Nghĩa Lĩnh là Núi Trụ Thế Gian có trục thế giới. Đền Hùng Vương là nơi thờ phượng, dâng cúng, hiến tế tới tam thế, mặt trời thấy rõ qua tên Nghĩa Lĩnh. Lĩnh là núi mang dương tính: núi Nổng, núi Nọc Nhọn, Núi Cọc, Núi Trụ Thế Gian (theo nghĩa Lĩnh biến âm với lịnh có nghĩa gốc là cây, nọc, cọc, với linga) mang hình ảnh núi Trụ Thế Gian, trục thế giới). Đây là lý do núi có đền Quốc Tổ Hùng phải là Lĩnh tức nổng, núi dương, núi Lang, núi chàng, núi Hùng, núi Việt, núi mặt trời thái dương, núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới… chứ không gọi là sơn. Còn Nghĩa có nghĩa là gì? Ngày nay thường hiểu theo nghĩa là đúng, chính đáng (righteousness) như chính nghĩa (theo qui tắc từ ghép, từ đôi ta có nghĩa = chính).
Hán ngữ Nghĩa
Giải tự từ Nghĩa ta thấy có phần đầu chữ dương (đầu con dê) ở trên, ở dưới có chữ thủ (tay) và chữ qua (là thứ khí giới cán dài, một thứ rìu, một thứ việt). Như thế, theo mặt chữ, từ Nghĩa có nghĩa là “cầm rìu giết con dê” “cầm rìu chặt đầu con dê”. Chặt đầu con dê để làm gì? Dĩ nhiên là để hiến tế, giết các vật hy sinh để tế lễ, dâng hiến cúng vật cho mặt trời, vũ trụ, trời đất, thần linh, tổ tiên và cả quỉ thần ở cả tam thế. Điểm này cũng thấy rõ trên giáp cốt, kim văn, cổ văn, từ Nghĩa (yì) diễn tả bằng hình con dê núi đực, con “dương” (ram) bị giết bởi một chiếc rìu có lưỡi răng cưa để hiến tế.
Trong giáp cốt, kim văn, cổ văn, từ Nghĩa (yì) diễn tả bằng hình con dê núi đực, con “dương” (ram) bị giết bởi một chiếc rìu có lưỡi răng cưa để hiến tế (Wang Hongyuan).
Như thế theo nghĩa đen Nghĩa có nghĩa là giết dê để hiến tế các Thần Tổ, Thần Linh dòng mặt trời. Nghĩa Lĩnh là Núi Trụ Thế Gian, trục thế giới dừng dâng cúng tế vật, hiến sinh như dê tới vũ trụ, các vua mặt trời Hùng Vương (xem Cấu Trúc Đền Tổ Hùng).
Rõ ràng dê liên hệ, biểu tượng cho mặt trời được dùng làm vật hiến tế mặt trời, vua tổ mặt trời.
-Việt ngữ Cừu
Cừu Anh ngữ là sheep. Theo c=s (như cắt = sắt), ta có cừu = Sửu. Sửu là Sẩu là Sừng. Con cừu là con sừng, cũng được gọi theo cặp sừng như dê. Điểm này thấy rõ qua từ Anh ngữ Ram chỉ chung cho dê và cừu đực (có sừng). Ở hình tờ tiền lì xì hai Mỹ kim ở trên ta cũng thấy hàng chữ 2015, Year of the Goat/Sheep. Goat và Sheep đực đều gọi theo cặp sừng, đều gọi là Ram. Theo r = d, ta có Ram = Đâm (bằng vật nhọn, bằng sừng) (xem dưới). Ram vừa chỉ dê sừng (đực) và cừu sừng (đực) nghĩa là chỉ chung loài thú có sừng xác thực vững chắc là con dê được gọi theo sừng nhọn. Rõ như dưới ánh sáng mặt trời, con Mùi là con Mũi nhọn, con Sừng nhọn.
Như thế giống như các con thú khác trong 12 con giáp, từ Mùi như đã nói ở trên, bắt buộc phải được đặt tên theo cá tính đặc thù của chính con vật. Người tiền sử khi thấy con mùi, dê, lúc đó chưa có tên, nhìn theo một cá tính đặc thù nào đó đặt tên cho nó. Một trong những cá tính đặc thù và chuyên biệt nhất của dê Mùi là cặp sừng như cọc có mũi nhọn.
2. Mùi Biểu Tượng Cho Bộ Phận Sinh Dục Đực, Nam.
Bộ phận sinh dục nam là nguồn cội của mẫu tự Nọc nguyên thủy hình que, cọc (I) của chữ viết nòng nọc vòng tròn-que có nghĩa tổng quát là vật nhọn (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn Que). Nọc là cọc, là cược, là cặc (Quân tử có thương thì đóng cọc, Hồ Xuân Hương). Miền Bắc gọi là buồi. Buồi biến âm với bổ, búa (vật nhọn). Bố có bổ, phụ có phủ (búa, rìu). Buồi liên hệ với Anh ngữ bur (mũi khoan, gai nhọn), ebur (ngà voi), spur (mấu nhọn như cựa gà, mấu nhọn ở gót giầy để thúc ngựa). Buồi nói trại đi thành bòi như “Đứa nào cười tớ nó ăn bòi”. Tong từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có từ bòi:‘cơ quan sinh dục của đàn ông ‘. Bòi liên hệ với Anh ngữ boy (con trai). Thằng boy có bòi, có buồi (trong khi anh chàng có chàng có đục, các gail, nường, nàng có ghe, có khe ). Buồi biến âm với bừa (vật nhọn để xới đất), bửa (bổ, tách ra bằng búa, vặt nhọn như bửa củi).
Sừng là một thứ cọc nhọn. Như đã biết, Hán Việt giác, sừng phát âm theo tiếng Quảng Đông là kok, cọc. Con hươu sừng là con cọc (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Theo l = n như lòng súng = nòng súng, ta có Hán Việt lộc (hươu sừng) = nọc. Con lộc là con nọc, con cọc, con sừng. Như thế sừng là cọc nhọn, là bộ phận sinh dục nam. Điều này ta thấy rõ qua sự kiện là các vua chúa Trung Hoa xưa và đại gia bây giờ đi mua bột sừng tê giác uống cho bổ sừng, bổ cọc. Tội nghiệp con tê giác đang trên đà tuyệt chủng chỉ vì có chiếc sừng ở gần mũi nên bị liên tưởng tới chiếc cọc (có một nghĩa là giác, sừng) của phái nam.
Như đã biết, Mùi biến âm với Mũi, vật nhọn trong đó có sừng thì bắt buộc Mùi cũng phải có một nghĩa là bộ phận sinh dục nam.
Ta thấy rất rõ, theo m=b như mồ hôi = bồ hôi, ta có Mùi = bùi, bòi = buồi. Mùi biến âm với Bùi, Bòi.
Con Mùi là con bòi, con buồi, con boy, con bổ, con búa.
Kiểm chứng Mùi với nghĩa là bộ phận sinh dục nam.
Nói chung các con thú có sừng, có vật nhọn, mũi nhọn là những con thú đực, thú đục, thú đọc, thú nọc. Việt ngữ hươu là con hưu, hiêu, hèo (que, roi, nọc, cọc) là con Cọc, con kok, con giác. Anh ngữ hart, hươu đực, hươu sừng. Theo h=g như bà hóa = bà góa, ta gó hart = gạc (sừng). Theo h=c như hủi = cùi, ta có hart = cặc. Rõ ràng hươu sừng là con cọc, con cặc.
-Yang, dương là Đực, là Đục (chisel), vật nhọn, như đã nói ở trên, các Chàng (các Lang) có chàng có đục.
-Pháp ngữ bouc, Anh ngữ buck khởi đầu có nghĩa con dê đực, ngày nay chỉ hươu, Cổ ngữ Anh bucca, dê đực, phát từ gốc Tiền-Germanic *bukkon (họ hàng với Hòa Lan ngữ bok, Đức bock, Cổ Norse bokkr, có lẽ từ gốc Tiền-Ấn Âu ngữ *bhugo. Bouc, buck, *bukkon liên hệ với Việt ngữ bổ, búa, bòi, buồi.
Ở đây ta cũng thấy qua từ buck vừa chỉ dê đực vứa chỉ hươu có nghĩa là dựa vào sự kiện là hai con vật này đều có sừng, đều gọi tên theo cặp sừng. Như thế Mùi được gọi theo cặp sừng là chuyện hợp lý.
Thêm vào đó con Mùi là con bổ, con buồi giống hệt như con buck (với nghĩa cổ là dê đực) cũng có nghĩa là con bổ, con buồi.
Đối nghịch với bouc là buồi, Pháp ngữ chèvre, dê cái có che- = khe (bộ phận sinh dục nữ).
Cũng nên biết là chỉ có dê đực có sừng rất lớn và có chòm râu dê (goatee) biểu tượng của dương tính, con cái không có sừng hay có sừng nhỏ và không có râu dê. Picasso làm một tượng Dê Cái (She-goat) có vú và có bộ phận sinh dục cái rất rõ hình nét (graphic) nhưng cũng có sừng rất cường điệu và có chòm râu dê cụ goatee.
Tượng Dê Cái của Picasso (nguồn: theartnewspaper.com).
(nguồn: flickr.com).
Con Dê Cái của Picasso có đầu dê đực, đuôi dê cái. Phải chăng Picasso cố ý tạo ra một con dê cái ‘dương nữ’? hay làm theo Dịch, con dê ở dạng nòng nọc, âm dương nhất thể hoặc trong âm có dương? (!!!)
-Anh ngữ ram
Ram có những nghĩa sau đây:
.cừu đực, dê đực chưa thiến. Thật ra nói chung chung, ram chỉ chung loài thú đực có sừng.
.mũi nhọn (của tầu); chầy, vồ. Mũi nhọn, chầy… đều có nghĩa liên hệ tới đực, nọc. Rõ như ban ngày con Ram có một nghĩa là Mũi Nhọn là Mùi.
.đóng cọc (liên hệ với làm tình).
.đâm vào (to ram a car, đâm vào một chiếc xe).
Tất cả những nghĩa của ram như đực, nọc, mũi nhọn, vật nhọn, đóng cọc, đâm, đục, thọc (thrust)… đều hàm nghĩa là bộ phận sinh dục đực, làm tình.
Ngoài ra ram còn có nghĩa dâm dật. Theo r=d như râm = dâm cành cây (cho mọc thành cây con), ta có ram = dâm.
Phạn Ngữ ram có một nghĩa là làm tình và nằm. Nằm cũng có nghĩa là làm tình như ăn nằm. Đâm với nghĩa đục, thọc biến âm với dâm. Về thực vật, ta có từ râm hay dâm cành, dâm dây (như dây khoai lang) để sinh trồng ra các cây mới. Dâm, râm với nghĩa sinh sản này cũng hàm nghĩa của “ram”. Ta cũng thấy dâm dật, rậm rật (No cơm ấm cật, rậm rật tối ngày) có rậm = Phạn Ngữ ram, làm tình và dật, rật = rut (thời kỳ động cỡn, nứng của cừu, hươu, dê đực).
Con dê, cừu nọc, con “ram” biểu tượng cho dương, nọc, cho đâm, cho “dâm”. Con cừu, dê nọc có khả năng dập, phủ, nhẩy cái cả một đàn cừu cái mỗi ngày. Con dê, cừu ram nhẩy cái, phủ cái tiếng dân dã gọi là dập. Dập có nghĩa là làm tình một cách cưỡng hiếp, thú vật như dập liễu vùi hoa. Dập chính là Anh Ngữ tup (cừu đực phủ cừu cái), rõ như ban ngày tup = dập. Theo d=l, dập = lắp. Lắp cũng có nghĩa là làm tình, “lắp là giao cấu với đàn bà” (Từ Điển Việt Bồ La, Alexandre de Rhode). Hồi thời Tây càn quét, lính đánh thuê Lê Dương hãm hiếp đàn bà con gái, còn đàn ông thì “lắp” đít.
Theo biến âm kiểu dầm dề ta có dâm = dê. Dê có thiên chức truyền giống cực dương nên bị gán cho là dâm. Người Việt cho người dâm đãng là người có máu dê và cũng nói là có máu 35 bởi vì trong đánh cá số đề con dê đứng ở số 35.
Ngược với nghĩa dâm dật, con dê đích thực có nghĩa tích cực là sinh tạo, mắn sinh, phồn thực, được mùa phía nọc, dương, mặt trời… (hiển nhiên mặt trời mang nghĩa sinh tạo, mắn sinh). Tại Quảng Châu, Nam Trung Quốc, có địa danh Ngũ Dương Khâu (Gò Năm Con Dê). Theo truyền thuyết khi dân chúng tại đây mất mùa, đói kém, trời sai 5 con dê xuống giúp cho được mùa nên dân chúng tại đây lập đài tưởng niệm Ngũ Dương Khâu.
Đài tưởng niệm “Gò Năm Dê’, Quảng Châu, Nam Trung Quốc.
Lưu ý số 5 (con dê) là số Li, đất dương, cõi dương gian. Con dê có cặp sừng thái dương biểu tưọng cho mặt trời nhưng là con thú bốn chân sống trên mặt đất nên 5 con dê biểu tượng cho mặt trời cõi thế gian. Lưu ý là Quảng Châu. Quảng Đông là Lưỡng Việt thuộc Bách Việt. Ở đây cho thấy trong Bách Việt có tộc thờ Dê biểu tượng cho mặt trời thái dương giống như chúng ta có tổ phụ thế gian là Kì Dương Vương, Lộc Tục là con hươu đực, Hươu Mặt Trời.
Dê biểu tượng cho mặt trời thế gian cũng thấy rõ qua Ai Cập cổ có thần Ram (Dê/Cừu Đực) biểu tượng cho thần đất và mắn sinh, phồn thực.
Thần mặt trời Ram, một khuôn mặt của Thần Đất Tatenen (Richard H. Wilkinson, Reading Egyptian Art).
Lưu ý Ram này là Thần Mặt Trời Thần Đất nên có sừng nằm bằng ngang biểu tượng cho thần mặt trời cõi đất bằng.
Cuối cùng ta thấy Phạn Ngữ mesha, ram có mes- biến âm với Mùi.
Tóm lại con ram là con “đâm”, con “dâm” chỉ dê và cừu đực cả hai đều có sừng, có nọc, có khả năng gieo giống tuyệt với.
Tất cả những đặc tính của dê đều có thể thấy qua biến âm của từ dê.
.Dê biến âm mẹ con với dế. Dế là từ nói trại của dái (bóp dế, ‘ngồi buồn gãi vế, dế lăn tăn’). Con dê là con dế, con dái. Theo biến âm kiểu dễ dãi, ta có dê = dái. Dái (testicles) là cơ quan tạo ra kích thích tố nam testosterone, nguồn dương lực của phía đực, nam như ta thường ví lông nhông như chó dái. Dái cũng tạo ra tinh trùng giúp truyền giống, sinh tạo, mắn sinh. Con dê có khả năng truyền giống tuyệt vời nên dái dê là một biểu trưng cường dương của dê. Dái dê cũng rất ‘ấn tượng’ nên được dùng làm mẫu mực như thấy qua tên một thứ cà là cà dái dê. Con vật bị thiến hiển nhiên hết khả năng dê. Có dế thì mới dê được. Hoạn quan thì chỉ quan… sát, chỉ nhìn được thôi. Vì thế mà các ông có ‘đồng hồ cơ thể học’ ngày đêm kim chỉ có chỉ sáu giờ thôi, đêm khuya nghe dế kêu mà buồn cho chuyện dế của mình quyết tâm đi lùng tìm ăn dế dê dương ngọc tiềm thuốc Bắc cho bổ hai hòn ngọc (người Mỹ gọi là Rocky Mountain oyster, hào núi Rocky vì dê, ram sống trên núi Rocky rất khỏe, rất cương cường), bởi vì người Việt Nam tin theo Tầu cho là ăn gì bổ nấy.
Ta thấy con dê là con dế, con dái ăn khớp kháng khít với com Mùi là con bùi, con buồi.
.Theo biến âm kiểu dễ dàng, ta có dê = dang = dương.
Con dê là con yáng, con dương (Hán Việt là dê). Con dang là con lang, con chàng (trai, giai, dai, dái), con chàng (đục), con đực, con đọc, con nọc, con cọc, con cược. con kok (con giác, con sừng), con dương, con mặt trời.
.Theo biến âm kiểu dầm dề, ta có dâm = dê.
Con dê là con dâm, con đâm, con ram (có một nghĩa là đâm bằng sừng, làm tình).
Kết luận
Rõ như ban ngày con Mùi là con Mũi nhọn, cọc nhọn, sừng nhọn, con mesha (Phạn ngữ là con ram). Sừng là biểu trưng của dương tính nọc, đực, bộ phận sinh dục đực, mặt trời. Con Mùi là con bổ, con búa, con bur, spur (vật nhọn), con bouc, con buck, con Buồi. Con dê sừng, dê đực, dê dương, con ram là thú biểu của mặt trời thái dương. Như thế ta thấy rất rõ vì tên gọi theo chiếc sừng nên Mùi có tất cả các nghĩa của chữ nọc (nọc que, nọc mũi mác) là cọc, sừng, đực, dương, bộ phận sinh dục đực, mặt trời thái dương trong hệ thống chữ nòng nọc vòng tròn-que.
Mùi gọi theo sừng, theo cọc, theo cược, theo bòi, theo buồi ăn khớp với dê gọi theo dế, dái. Về sinh học, dái mang tính biểu trưng cho hùng tính, mắn sinh, sinh tạo giống như hay hơn cả sừng (bằng chứng là các ông kém vế, người Nam nói là kém dế tìm ăn dế dê, dương ngọc ít ai uống bột sừng dê).
Con Mùi là con Buồi, con Dê là con Dái đích thực là nôm na mách qué thuần Việt trăm phần trăm.
Tóm lại, Con Mùi là con Mũi, con Bùi, con Bòi, con Buồi.
Một lần nữa cho thấy từ Mùi biến âm mẹ con với Mũi và biến âm chị em với Bùi, Buồi là từ thuần Việt, cho biết rõ nguồn gốc của 12 con giáp là của Việt Nam, Bách Việt, tuyệt nhiên Việt Nam không lấy 12 con giáp từ Trung Hoa.
Share this:
- X
Related
Từ khóa » Dê Tiếng Hán Việt
-
Tên Một Số Con Vật Bằng Tiếng Hán Việt - Minh Đức
-
Tra Từ: đê - Từ điển Hán Nôm
-
Tra Từ: Dê - Từ điển Hán Nôm
-
Dê Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Dê - Wiktionary Tiếng Việt
-
Để - Wiktionary Tiếng Việt
-
Dê - NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
Tên Các Con Vật Bằng Tiếng Hán - TRẦN LÝ Tộc Phả
-
Nguyễn đại Cồ Việt - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
-
Chữ Viết Tiếng Việt - Wikipedia
-
Nên Cẩn Trọng Hơn Khi Dùng Từ Hán Việt
-
Từ điển Hàn-Việt - Trợ Giúp