Tensile Strength Là Gì? Độ Bền Kéo Giới Hạn - Van Nước Công Nghiệp

Tensile strength là gì? Là cụm từ chắc chẳn bạn đã nghe thấy nhiều rồi. Nó là chỉ độ bền kéo giới hạn và cường độ chịu kéo để có thể chống lại sự phá vỡ dưới ứng suất. Và tất cả các vật liệu sử dụng trong ứng dụng kết cầu đều sẽ phải đảm bảo được cường độ này một cách chính xác và đúng theo như tiêu chuẩn đã đưa ra. Nếu bạn đang thắc mắc về Tensile strength thì hãy tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

  1. Tensile strength là gì?
  2. Tensile strength có ý nghĩa gì?
    1. 1. Chiều dài cữ – Gauge Length (L):
    2. 2. Độ giãn dài của thép khi kéo – Elongation
    3. 3. Độ giãn dài tương đối – Percentage elongation
    4. 4. Chiều dài cữ cho máy đo độ giãn (Lo) – Extensometer gauge length
    5. 5. Độ kéo dài – Extension
    6. 6. Độ thắt tương đối (Z) – Percentage reduction of area
    7. 7. Lực lớn nhất (Fm) – Maximumforce
    8. 8. Lực kéo đứt của thép (F) – Force at break
    9. 9. Ứng suất – Stress
    10. 10. Giới hạn chảy của thép – Yield strength
    11. 11. Giới hạn dẻo quy ước với độ dài không tỷ lệ (Rp) – Proof strength non-proportional extension
    12. 12. Giới hạn dèo quy ước với độ dài tổng (Rt) – Proof strength total extension
    13. 13. Giới hạn độ bền quy ước (R1) – Permanent set strength
  3. Những ký hiệu đã được quy ước trong kiểm tra tính chất cơ học

Tensile strength là gì?

Tensile strength đươc hiểu là cường độ chịu kéo, giới hạn độ bền kép hoặc độ bền kéo giới hạn. Nó được biểu thị về khả năng chống lại sự phá vỡ dưới ứng suất kéo. Tất cả các vật liệu sử dụng trong ứng dụng kết cấu luôn phải đảm bảo về tính quan trọng đó.

tensile strength là gì dongholuuluong tensile strength là gì dongholuuluong

Công thức tính của ứng suất kéo = F/A.

Trong đó:

  • F là lực kéo đứt các vật liệu (N)
  • A là thiết điện (mm2).

Tiêu chuẩn đánh giá này đã xuất hiện từ rất lâu trước đây và Tensile strength cũng được coi như là một tiền để các chuyên gia phát triển, thiết kế và sản xuất máy, vật liệu tạo ra độ chính xác cao hơn. Đồng thời những sản phầm nào chú trọng đến thông số Tensile strength sẽ có độ bền cao hơn với những loại thông thường.

Tensile strength có ý nghĩa gì?

Khi đã hiểu rõ khái niệm về Tensile strength rồi, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của tiêu chuẩn này. Vì trên thực tế thì người ta đã dùng rất nhiều định nghĩa khác nhau như:

độ bền kéo giới hạn và cường độ chịu kéo dongholuuluong độ bền kéo giới hạn và cường độ kéo dongholuuluong

1. Chiều dài cữ – Gauge Length (L):

Chiều dài của hình trụ hay hình lăng trị để độ độ dài của mẫu thử. Tất nhiên, các bạn cũng cần phải phân biệt được chiều dài cữ ban đầu (Lo), chiều dài cữ lúc cuối (Lu) và chiều dài song song (Lc).

  • Khi mà chiều dài cữ ban đầu (Lo) – Original gauge length là chiều dàu cữ trước khi đặt lực lên để đảm bảo ứng suất kéo sẽ không bị phá vỡ.
  • Bên canh đó có chiều dài cữ lúc cuối (Lu) – Final gauge length: Đây là chiều dài cuối cùng khi mẫu thử bị kéo đứt.
  • Còn với chiều dài phần song song (Lc) – Parallel lenghth là chiều dài của phần song sông sẽ đượcc gia công ngay tại nhiều mẫu thử.

Khái niệm về Lc có thể thay thế cho định nghĩa về khoảng cách giúp mẫu thử không gia công với má kẹp. Khi đồng nhật được đơn vị đo như thế sẽ giúp cho cả quá trình trở nên tiện lợi hơn.

2. Độ giãn dài của thép khi kéo – Elongation

Ngoài chiều dài cữ, các bạn cũng cần quan tâm nhiều đến thông số độ giãn dài được ký hiệu là Ln. Thì độ giãn dài này chính là lượng gia tăng từ chiều dài của cữ ban đầu đến bất kỳ thời điểm nào khi kéo.

Cụ thể là nó sẽ được đo từ vị trí ban đầu của mẫu thử và cho di chuyển được bao nhiêu mm hay cm thì đấy chính là độ giãn dài. Và tại vị trí ban đầu sẽ được tính là 0.

==> Xem thêm: giấy chứng nhận CO, CQ là gì?

3. Độ giãn dài tương đối – Percentage elongation

Đây là cách tính phần trăm dãn dài giữa độ giãn dài với Lo (chiều dài của cữ ban đầu) với ký hiệu là % dãn dài. Công thức tính cụ thể là: % dãn dài = Ln/Lo x 100% (đơn vị đo là mm/mm hay %).

Trong độ giãn dài tương đối này có 4 kiểu đó là:

Độ giãn dài dư tương đối – Percentage permanent elongation: Đây là tiêu chuẩn đề cập đến sự tăng lên của mẫu thử với chiều dài cữ ban đầu sau khi đã bỏ qua ứng suất. Thông thường thì chỉ số này thường ít được quan tâm đến.

Độ giãn dài tương đối sau khi đứt (A) – Percentage elongation afler fracture: Với chỉ số này muốn nói đến độ giãn dài cữ sau khi đứt Lf (= Lu – Lo) được tính theo phần trăm của chiều dài cữ ban đầu (Lo). Công thức tính cụ thể là: % = Lf/Lo x 100% (đơn vị đo mm/mm hay %). Và đây cũng là chỉ số cực kỳ quan trọng thường được sử dụng.

Độ giãn dàu tương đối tổng sau khi đứt (At) – Percentage total elongation at fracture: Nó là chỉ số nói đến độ giãn dài tổng (là độ giãn dài dẻo + độ giãn dài đàn hồi) sau thời điểm bị đứt được tính bằng phần trăm của chiều dài cữ ban đầu (Lo).

Độ giãn dài khi ở lực thử lớn nhất (Agt) – Percentage elongation at maximum force: Đây là sự tăng lên của chiều dài cữ mẫu thử khi ở thời điểm lực thử lớn nhất. Nó được tính theo phân trăm của chiều dài cữ lúc đầu (Lo). Chỉ số này cũng thương sẽ xác định ở giữa độ giản dài tương đối tổng sau khi đứt với độ dài tương đối không tỷ lệ klhi mà lực thử đạt lớn nhất.

4. Chiều dài cữ cho máy đo độ giãn (Lo) – Extensometer gauge length

Với chỉ số về chiều dài song song từ mẫu thử sẽ dùng để đo phần kép dài đặt ở trên máy đo độ giãn. Để có thể đo giới hạn bền đứt và chảy thì sẽ có thông số Le ≥ Lo/2. Nếu như bạn muốn đo các thông số đang hoặc sau khi thử lực lớn nhất thì Le sẽ gần bằng Lo.

5. Độ kéo dài – Extension

Đây là lượng tăng lên trong một thời điểm đã cho phép của chiều dài cữ cho máy đo độ giãn (Lo) đã xác định được.

Trong đó, độ kéo dài này sẽ có 2 loại kéo dài đang được ứng dụng hiện nay đó là:

Độ kéo dài tương đối dư – Percetage permanent extension: Đây là lượng tăng lên của mẫu thủ đã được xác định của chiều dài cữ tại máy đo độ giãn sau khi đã loại bỏ đi ứng suất quy định. Chỉ số này sẽ được tính dựa vào phần trăm chiều dài cữ từ máy đo độ giãn (Le).

Độ kéo dài tương đối tại điểm chảy (Ao) – Percentage yield point extension: Đây là chỉ số cho thấy được phần kéo dài ở điểm bắt đầu và điểm biến cứng đều với vật liệu chảy không liên tục. Chỉ số này cũng sẽ dựa vào phần trăm chiều dài cữ của máy đo độ giãn.

==> Xem thêm: khối lượng riêng của nước là bao nhiêu?

6. Độ thắt tương đối (Z) – Percentage reduction of area

Chỉ số này đã cho biết được độ thay đổi diện tích ở bền mặt ngang (So – So) to nhất khi mà được thử tính bằng phần trăm của diện tích mặt cắt ngang ngay từ ban đầu (So).

7. Lực lớn nhất (Fm) – Maximumforce

Lực lớn nhất sẽ được thử qua mẫu thử sau khi đã chảy qua điểm chảy xác định. Nhất là đối với những loại vật liệu không có điểm chảy thì đấy cũng được xác định là giá trị lực lớn nhất khi thử lên trên mẫu.

8. Lực kéo đứt của thép (F) – Force at break

Chỉ số này cho thấy đây chính là lực được tính tại điểm mẫu thử bắt đầu bị đứt.

9. Ứng suất – Stress

Lực sẽ được chia cho diện tích của bề mặt cắt ngang ngay từ ban đầu (So) của các mẫu thử tại một thời điểm nào đó trong khi đã thử nghiệm.

10. Giới hạn chảy của thép – Yield strength

Đây là ứng suất của vật liệu kim loại đang nằm ở điểm chảy khi đó nó sẽ xuất hiện những biến dạng dẻo mà lực thử sẽ không bị tăng lên.

Công thức của giới hạn chảy của thép = Lực tại điểm chảy được chia cho tiết diện của mẫu.

Giới hạn chảy của thép cũng sẽ có 2 kiểu giới hạn, đó là:

  • Giới hạn chảy trên (Reit) – Upper yield strength: Đây là giá trị ứng suất lại điểm của mẫu thử khi biết đến sự giảm đầu tiên từ lực thử.
  • Giới hạn chảy dưới (ReL) – Lower yield strength: Nó là chỉ số nói lên giá trị ứng suất nhỏ nhất trong suốt quá trình là chảy dẻo. Và đương nhiêu nó sẽ không tính đến các hiệu ứng chuyển tiếp ngay từ ban đầu.

11. Giới hạn dẻo quy ước với độ dài không tỷ lệ (Rp) – Proof strength non-proportional extension

Nó là thông số cho thấy ứng suất ở độ dài không tỷ lệ này sẽ bằng phần quy đinh từ chiều dài cữ tại máy đo độ giãn (Le). Ký hiệu sử dụng của nó sẽ được đính kèm với phần trăm đã quy định. Chẳng hạn như Rp0.4

12. Giới hạn dèo quy ước với độ dài tổng (Rt) – Proof strength total extension

Đây là chỉ số ứng suất tại độ kéo dàu tổng (độ kéo dài đàn hồi + độ kéo dài dẻo) sẽ bằng với độ giãn dài theo đúng như quy định từ chiều dài cữ tại máy đo độ giãn (Le). Ký hiệu của giới hạn này cũng giống như giới hạn dẻo quy ước có độ dàu không tỷ lệ đó là sẽ kèm thêm phần trăm quy định. Ví dụ như: Rt0.2

13. Giới hạn độ bền quy ước (R1) – Permanent set strength

Chỉ số này sẽ cho người dùng biết được ứng suất sau khi đã bỏ lực, độ kéo dài dư hay độ giãn dài dư sẽ được tính bằng với phần trăm của chiều dài cữ ban đầu (Lo) hay là chiều dài cữ từ máy đo giãn dài (Lo) sẽ không được vượt qua mức quy định.

Ký hiệu của nó cũng sẽ dựa vào phần trăm đã quy định của chiều dài cữ từ ban đầu (Lo) hay là chiều dài cữ từ máy đo độ giãn dài (Lo). Chẳng hạn như Rt.02.

==> Tham khảo: cách lựa chọn kích thước đồng hồ nước

Những ký hiệu đã được quy ước trong kiểm tra tính chất cơ học

Ký hiệu Đơn vị Giải thích
Mẫu thử
a2) mm Chiều dài của bề mặt mẫu thử phẳng hay dạng đường ống
b mm Chiều rộng từ phần song song của mẫu phẳng hay chiều rộng trung bình của dài cắt đường ống hoặc chiều rộng dây dẹt.
d mm Đường kính từ phần song song của mẫu tròn hay đăng ký trong hoặc đường kính dây tròn của ống.
D mm Đường kính bên ngoài ống
Lo mm Chiều dài của ngay từ ban đầu
L’o mm Chiều dài cữ đầu tiên để xác định được Ao.
Lc mm Chiều dài phần song song
Le mm Chiều dài của máy đo độ giãn
L1 mm Chiều dài tổng của vật liệu thử
Lu mm Chiều dài cữ cuối cùng sau khi đứt
L’u mm Chiều dài cữ cuối cùng để xác định được Ag
So mm2 Diện tích mặt cắt ngang của phần song song ngay từ ban đầu
Su mm2 Diện tích của mặt cắt ngang bé nhất sau khi đứt
k Hệ số tỷ lệ
Z % Độ thắt tương đối
Dấu để kẹp
Độ giãn dài
mm Độ giãn dài sau khi bị kéo đứt
A3) % Độ giãn dài tương đối sau khi bị kéo đứt
Ao % Độ giãn dài tương đôi ở vị trí điểm chảy
\Lm mm Độ kéo dàu với lực lớn nhất
Ag % Độ giãn dài tương đối không tỷ lệ trong thời điểm lực lớn nhất (Fm)
Agt % Độ giãn dài tương đối tổng trong thời điểm lực lớn nhất (Fm)
At % Độ giãn dài tương đối tổng khi bị kéo đứt
% Độ giãn dài tương đối không theo tỷ lệ quy định
% Độ giãn dài tương đối tổng
% Độ giãn dài hay kéo dài dư tương đối theo quy định
Lực
Fm N Lực lớn nhất
Giới hạn chảy – dẻo- bền kéo
ReH N/m2 Giới hạn chảy trên
Ret N/m2 Giới hạn chảy dưới
Rm N/m2 Giới hạn bền kéo
Rp N/m2 Giới hạn dẻo cùng độ kéo dài không tỷ lệ
R1 N/m2 Giới hạn độ bền theo quy ước
Rt N/m2 Giới hạn độ dẻo với độ kéo dài tổng
E N/m2 Modul đàn hồi

Hiện nay, công ty TNHH Tuấn Hưng Phát đang phân phối các sản phẩm độc quyền về dòng van công nghiêp như: van bi, van bướm, van 1 chiều, van cổng,..đã áp dụng độ bền kéo với vật liệu cao. Từ đó sẽ đảm bảo được độ chịu lực và độ bền tốt khi ứng dụng các sản phẩm vào trong hệ thống lắp đặt. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm.

Hy vọng qua khái niệm và ý nghĩa về Tensile Strength là gì? Cùng với các loại thuật ngữ khác sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Nó đều là các thông số qua trọng lấy từ các mẫu thử nghiệm để đánh giá và hoàn thiện sản phẩm máy móc được tốt hơn.

Từ khóa » độ Bền Kéo Là Gì