Test Mù Màu Chuẩn - Cách Nhanh Nhất Xác định Bệnh Rối Loạn Sắc Giác

    Tác giả: Lola Phạm 24-11-2024
    Đánh giá của bạn: 5 4 3 2 1
Giới thiệu bài test mù màu chuẩn nhất, nhanh nhất để xác định tình trạng bệnh rối sắc giác và các nguyên nhân gây ra bệnh mù màu. Cùng tìm hiểu nhé!

Mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác. Người bị bệnh mù màu không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Test mù màu sẽ giúp xác định các vấn đề về màu sắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh mù màu.

Sự thật bất ngờ về bệnh mù màu

Bệnh mù màu là một tật bẩm sinh, còn được gọi là rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác. Người mắc bệnh có thể nhìn rõ mọi vật nhưng chỉ không thể phân biệt được một số màu sắc nhất định và những màu còn lại vẫn có thể nhìn thấy bình thường. Chính vì thế mà người ta gọi là người có tầm nhìn màu sắc kém thay vì mù màu.

Bệnh mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác
Bệnh mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác

Căn bệnh không trở ngại nghiêm trọng đến khả năng sống của người mắc bệnh mà nó chỉ ảnh hưởng một phần đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh mù màu là một bệnh di truyền nên gen bệnh có khả năng lan rộng trong dân cư.

Theo những nghiên cứu tiết lộ thì bệnh mù màu có khả năng gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào nhưng lại phổ biến nhiều hơn ở nam giới. Tỉ lệ nam giới có khả năng mắc bệnh là 1/12, trong khi đó ở nữ giới là 1/200. Để dễ dàng trong việc phân biệt thì các chuyên gia dựa trên một số đặc tính và chia bệnh mù màu thành 2 nhóm chính:

  • Nhóm người bệnh không có khả năng phân biệt sắc tố đỏ và xanh lá
  • Nhóm người bệnh không thể nhận biết màu vàng và xanh dương

Cơ chế nhận biết màu sắc của mắt

Con người nhìn thấy được một vật và nhận biết được vật đó có hình dạng to hay nhỏ, gồ ghề cao thấp hay màu sắc như thế nào là dựa vào thấu kính của mắt tạo ra ảnh của vật hiện lên trên võng mạc. Ở võng mạc có một lớp chi chít hàng triệu tế bào cảm nhận ánh sáng. Tế bào cấu tạo nên võng mạc gồm hai loại tế bào nhạy cảm với ánh sáng: tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế bào hình que có số lượng nhiều (khoảng 120 triệu tế bào) nhưng chỉ cảm nhận được 2 màu đen, trắng. Và tế bào hình nón với số lượng tế bào ít hơn (cỡ 5 triệu) cảm nhận được màu sắc khác.

Cơ chế nhận biết màu sắc của mắt
Cơ chế nhận biết màu sắc của mắt

Cả hai loại tế bào hình que và hình nón đều phản ứng với màu sắc. Tín hiệu của chúng được truyền qua dây thần kinh thị giác đến não và kết hợp với nhau để tạo ra tất cả các màu sắc trong cầu vồng. 

Tế bào hình nón gồm 3 tế bào là: 

  • Tế bào hình nón L (long - sóng dài): cảm nhận màu đỏ
  • Tế bào hình nón M (medium - sóng trung): cảm nhận màu lục
  • Tế bào hình nón S (short – sóng ngắn): cảm nhận màu lam

Dựa vào các màu mà ba tế bào đó cảm nhận được để chia thành 3 màu đỏ, lục, lam. Bất kì màu nào mà mắt nhìn thấy đều là sự pha trộn của ba màu trên.

Nguyên nhân gây ra bệnh mù màu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mù màu. Trong số những nguyên nhân đó, chúng ta thường gặp những nguyên nhân phổ biến sau đây:

Nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh mù màu là do di truyền, bẩm sinh và tình trạng này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Những người mắc bệnh sẽ mất khả năng nhìn thấy màu xanh lá và màu vàng, trường hợp không nhìn thấy màu xanh phổ biến hơn màu vàng. Tùy vào mức độ mà chia bệnh thành theo cấp độ nhẹ, nặng hoặc trung bình.

Bệnh mù màu do di truyền
Bệnh mù màu do di truyền

 

Biến chứng từ một số bệnh lý khác

Bệnh mù màu xuất phát từ hệ quả biến chứng từ một số bệnh lý, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường, tim mạnh;
  • Bệnh tăng nhãn áp;
  • Bệnh Parkinson;
  • Bệnh Alzheimer;
  • Bệnh bạch cầu và hồng cầu hình liềm…

Biến chứng từ tác dụng phụ của một số thuốc hay hóa chất

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh mù màu còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Các loại thuốc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc của mắt như thuốc điều trị bệnh tim, tăng huyết áp, rối loạn cương dương, điều trị bệnh thần kinh hay rối loạn cảm xúc…

Bệnh mù màu do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Bệnh mù màu do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Ngoài ra, bệnh mù màu cũng còn đến từ khả năng là hệ quả của quá trình làm việc trong môi trường chứa đầy hóa chất độc hại như phân bón hoặc dung môi.

Tình trạng lão hóa của mắt

Thị lực và khả năng nhận biết được màu sắc cũng giảm dần khi độ tuổi tăng lên. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên tình trạng mù màu ở một số người.

Tại sao nên thực hiện kiểm tra mù màu?

Trong trường hợp cảm thấy cơ thể có có những thay đổi nghiêm trọng liên quan đến khả năng phân biệt màu sắc thì nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán sớm và có hướng điều trị. Hiện tượng rối loạn phân biệt màu sắc không chỉ cảnh báo bệnh mù màu mà nhiều trường hợp nó còn là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn. Chính vì thế việc thực hiện test mù màu chuẩn là rất cần thiết.

Test mù màu chuẩn là một nghiệm pháp được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt. Bằng việc sử dụng những kỹ thuật chuyên môn và sự hỗ trợ của các thiết bị y tế, bác sĩ sẽ xác định xem thị lực của người bệnh có bình thường hay bị mù màu hay không.

Kiểm tra màu màu để xác định tình trạng rối loạn màu sắc
Kiểm tra màu màu để xác định tình trạng rối loạn màu sắc

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp hỗ trợ cho việc kiểm tra mù màu, trong đó biện pháp được phổ biến nhất là sử dụng máy tính bảng màu hoặc sơ đồ.

Trong một số trường học, học sinh được kiểm tra thị lực thường xuyên để sớm tìm ra những vấn đề liên quan đến sắc tố và các vấn đề liên quan về mắt.

Một số kỹ thuật test mù màu phổ biến

Kỹ thuật test mù màu được bác sĩ có thể sử dụng phổ biến là một trong 2 loại test mù màu: Test định tính và test định lượng 

Kiểm tra mù màu với kỹ thuật định tính

Kỹ thuật kiểm tra mù màu chuẩn này được sử dụng khá phổ biến đối với bệnh mù màu, test định tính hay còn gọi là test thị lực màu Ishihara giúp phát hiện sự có mặt của các vấn đề về thị lực. 

Kỹ thuật này bao gồm một quyển sách nhỏ, trong mỗi trang sách có chứa một mẫu vẽ hình tròn, trong mỗi mẫu có chứa nhiều chấm nhỏ với màu sắc và kích thước, độ đậm nhạt khác nhau. Các chấm nhỏ ở mỗi trang sách sẽ được sắp xếp theo một kiểu nào đó nhưng cố tình giống ngẫu nhiên. Người bình thường sẽ có thể nhận ra trong các dãy chấm nhỏ đó sẽ có số 1 hoặc số 2 nhưng người bị mù màu thì không.

Sử dụng đĩa Ishihara trong test mù màu
Sử dụng đĩa Ishihara trong test mù màu

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp hỗ trợ cho việc kiểm tra mù màu; trong đó biện pháp được phổ biến nhất là sử dụng máy tính bảng màu hoặc sơ đồ.

Trong một số trường học, học sinh được kiểm tra thị lực thường xuyên để sớm tìm ra những vấn đề liên quan đến sắc tố và các vấn đề liên quan về mắt.

Một số kỹ thuật test mù màu phổ biến

Kỹ thuật test mù màu được bác sĩ chia làm 2 loại: Test định tính và test định lượng 

Kiểm tra mù màu với kỹ thuật định tính

Kỹ thuật kiểm tra mù màu chuẩn này được sử dụng khá phổ biến đối với bệnh mù màu. Test định tính còn gọi là test thị lực màu Ishihara giúp phát hiện các vấn đề về thị lực. 

Kỹ thuật này bao gồm một quyển sách nhỏ, mỗi trang sách có chứa một mẫu vẽ hình tròn. Trong mỗi mẫu có chứa nhiều chấm nhỏ với màu sắc và kích thước, độ đậm nhạt khác nhau. Các chấm nhỏ được sắp xếp theo một kiểu nào đó nhưng cố tình giống ngẫu nhiên. Người bình thường có thể nhận ra trong các dãy chấm nhỏ đó có số 1 hoặc số 2; nhưng người bị mù màu thì không.

Sử dụng Farnsworth-Munsell 100 trong test mù màu
Sử dụng Farnsworth-Munsell 100 trong test mù màu

Kỹ thuật test định lượng trong phổ biến nhất trong kiểm tra mù màu là test màu Farnsworth-Munsell 100. Kỹ thuật Test này sẽ bao gồm 4 khay, trong 4 khay sẽ chứa nhiều đĩa nhỏ với màu sắc khác nhau (mỗi khay sẽ có một đĩa màu tham khảo ở phía dưới cùng) và người được kiểm tra sẽ phải tiến hành sắp xếp các đĩa màu có trong khay để tạo thành một dãy liên tục có sự thay đổi tăng dần về màu sắc. 

Để đạt được kết quả chính xác nhất khi kiểm tra bệnh thì cần phải thực hiện test màu Farnsworth-Munsell 100 ở một nơi có ánh sáng gần giống nhất, tương đương với ánh sáng tự nhiên vào thời điểm ban ngày.

Với kỹ thuật này, mỗi đĩa màu sẽ được đánh số ở dưới đáy để có kết quả chính xác; nếu như màu sắc của đĩa màu càng giống với đĩa mẫu thì cho thấy khả năng nhận biết màu sắc của người được kiểm tra mù màu càng chính xác.

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu bệnh mù màu và các kỹ thuật test mù màu. Bệnh mù màu gây cản trở ít nhiều đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày; nhưng nhìn chung vẫn chưa ảnh hưởng quá mức nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nếu thấy những thay đổi khi nhận biết màu sắc nên nhanh chóng kiểm tra để kịp thời giải quyết.

TuThuoc24h

Từ khóa » Cách Kiểm Tra Mù Màu Mắt