Test Nhanh COVID-19 Tại Nhà, Vạch đậm Có Phải Bệnh Nặng?

Nhiều F0 mất ngủ, trằn trọc cả đêm, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhânNhiều F0 mất ngủ, trằn trọc cả đêm, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân

SKĐS - Bên cạnh những triệu chứng mệt mỏi, đâu đầu, ho, khó thở… thì tình trạng mất ngủ đang là nỗi ám ảnh với nhiều F0 trong thời gian trị bệnh cũng như hậu COVID-19.

Hiện nay, số ca F0 liên tục tăng nhanh trong cả nước. Rất nhiều F0 khi điều trị tại nhà nôn nóng muốn biết tình trạng bệnh của mình nên thường xuyên test nhanh, dựa vào đó để biết bệnh của mình tiến triển nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc lạm dụng test kit hằng ngày là không cần thiết.

Vạch đậm khi test COVID-19 tại nhà có phải bệnh nặng không? Chuyên gia chỉ rõ chỉ nên test trong 2 thời điểm này, tránh lãng phí! - Ảnh 2.

Nhiều người dân đang lạm dụng test xét nghiệm nhanh gây lãng phí. Ảnh: HNM

Theo BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) với tốc độ lây nhiễm bệnh hiện nay có thể nhận định biến thể chủ đạo là Omicron. Với biến thể này, trên 95% các triệu chứng lâm sàng gần như không có và nếu có sẽ rất nhẹ. Như vậy, về cơ bản, bệnh nhân COVID-19 thường bệnh rất nhẹ, rất ít khi có những trường hợp nặng. Do đó, chúng ta không cần thiết phải lạm dụng quá về các vấn đề xét nghiệm. Việc xét nghiệm hàng ngày để xem xem vạch mờ hay đậm, hay lôi cả nhà ra test là sự lãng phí không cần thiết.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) vạch test mờ hay đậm không quan trọng, không có giá trị tiên lượng bệnh. Vì thế, mọi người không nên dựa vào đó để nói nếu vạch đậm nghĩa là bệnh còn nặng, vạch mờ là bệnh nhẹ. Điều quan trọng là sức khỏe của chúng ta ổn.

TS. Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (Đại học Nguyễn Tất Thành), cho biết khi mắc Covid-19, không cần thiết phải xét nghiệm thường xuyên. Điều quan trọng nhất của bệnh nhân mắc Covid-19 là theo dõi các triệu chứng để biết bệnh có nặng lên hay không.

Vạch đậm khi test COVID-19 tại nhà có phải bệnh nặng không? Chuyên gia chỉ rõ chỉ nên test trong 2 thời điểm này, tránh lãng phí! - Ảnh 3.

Không dựa vạch đậm hay vạch mờ để nhận biết bệnh nặng hay nhẹ. Ảnh minh họa

Theo TS Minh, có 2 thời điểm cần phải thực hiện test nhanh:

- Thời điểm có triệu chứng: Test nhanh Covid-19 để xem có bị dương tính hay không

- Thời điểm ngày thứ 5 hoặc thứ 7, hoặc thứ 14: Test nhanh Covid để biết đã âm tính hay chưa, tùy thuộc triệu chứng đã cải thiện vào thời điểm nào.

Phần lớn mọi người sẽ xét nghiệm test nhanh ra vạch T mờ vào khoảng ngày thứ 10 kể từ khi phát hiện triệu chứng. Tuy nhiên, đối với người sức khoẻ yếu, miễn dịch suy yếu thì thời gian dương tính sẽ kéo dài hơn.

TS Minh lưu ý trong trường hợp người chưa có biểu hiện triệu chứng như rát họng, ho, sốt, mệt mỏi… thì độ chính xác rất kém. Đối với trường hợp chưa có triệu chứng, nếu tiếp xúc trực tiếp với F0 có thể test sau 2- 3 ngày, lúc này test nhanh mới chính xác.

Các trường hợp đã hết triệu chứng nhưng test nhanh vẫn ra vạch T đậm cũng không phải lo lắng vì đây là giai đoạn cơ thể đang đào thải virus, phần lớn các virus này không còn lây bệnh dễ dàng như trong vài ngày đầu nữa.

Vạch đậm khi test COVID-19 tại nhà có phải bệnh nặng không? Chuyên gia chỉ rõ chỉ nên test trong 2 thời điểm này, tránh lãng phí! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nhất thiết cần phải tích trữ nhiều test trong nhà và test thường xuyên. Đối với gia đình đông người, nếu quá nửa là F0 thì không nhất thiết cần phải test tất cả vì có thể cả gia đình đã bị lây nhiễm, đặc biệt là những thành viên gia đình đã biểu hiện ra triệu chứng. Thời gian chuyển từ âm tính sang dương tính bằng kit test nhanh có thể tùy thuộc từng người, mặc dù nhiễm virus vào cùng một thời điểm. Thay bằng việc quan tâm tới kết quả test hàng ngày thì hãy cách ly và chăm sóc lẫn nhau để hết các triệu chứng.

Ngoài ra, kể cả F0 sau khi test âm tính vẫn cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và giữ vệ sinh cẩn thận vì thực tế họ vẫn có thể vẫn đang mang virus.7 cách trị nghẹt mũi cấp tốc tại nhà 7 cách trị nghẹt mũi cấp tốc tại nhà

SKĐS - Tình trạng nghẹt mũi có thể xảy ra ở mọi đối tượng, từ trẻ em, người lớn đến người già. Đây có thể là triệu chứng sinh lý hoặc bệnh lý, nhưng đều gây cảm giác khó chịu, thậm chí là khó thở cho người bệnh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hành trình an toàn – bảo vệ bạn và những người yêu thương

Từ khóa » Hình ảnh Que Test 2 Vạch