Tết Hàn Thực Cúng Gì, Thắp Hương Gồm Những Gì, Bài Cúng Như Thế ...

Vốn là một phong tục cổ truyền hay xuất hiện từ bao đời nay nhưng nhiều bạn trẻ vẫn còn thắc mắc không biết Tết Hàn Thực cúng gì cho đúng chuẩn văn hóa truyền thống người Việt. Bài viết sau sẽ giới thiệu thông tin hữu ích đến bạn.

1. Tết Hàn Thực cúng gì

Tết Hàn Thực cúng gì? Đầu tiên, cần hiểu Tết Hàn Thực là gì? Tết Hàn Thực hay còn gọi là tết ngày 3/3 Âm lịch có nguồn gốc từ một câu chuyện lưu truyền tại Trung Quốc, vào những năm đời Xuân Thu (720 -221) và đã du nhập vào Việt Nam sau đó. Vì vậy, sẽ có đôi khi bạn bắt gặp những cái tên khác của Tết Hàn Thực như Tết đồ ăn lạnh hay Tết thức ăn nguội. Tuy rằng nguồn gốc của Tết Hàn Thực bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng lễ ngày này tại Việt Nam lại mang đậm những sắc thái riêng của dân tộc; chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, ghi nhớ công ơn của gia tiên, những người đã mất. Không giống với văn hóa Trung Quốc, Tết Hàn Thực tại Việt Nam không kiêng kỵ thức ăn nấu bằng lửa, thậm chí người Việt còn sáng tạo rất nhiều món ăn để nguội phù hợp với ngày truyền thống này như bánh trôi, bánh chay.

Mặc dù vậy, vào ngày Tết này tại Việt Nam vẫn phải dâng các lễ vật quan trọng: Hoa tươi, sắm các loại trầm hương tốt, thơm thoang thoảng, một ly nước sạch, mâm ngũ quả, bánh chay và bánh trôi làm từ những hạt đỗ xanh béo ngậy gói trọn trong lớp bột nếp mịn màng hoà cùng hương vị đường thanh mát. Lưu ý, bát bánh trôi và bánh chay có thể cúng 3 hoặc thậm chí là 5 bát. Lý do người Việt chọn món bánh trôi và bánh chay để cúng một phần cũng vì yếu tố thời tiết. Tháng 3, khi thời tiết bắt đầu nóng lên, thức ăn để lâu rất dễ ôi thiu thậm chí mùa nóng oi bức có thể làm gia chủ khó chịu. Vì thế, chọn lựa một món ăn thích hợp để nguội và có tính mát là một lựa chọn khá hợp lý. Ngoài ra, nguyên liệu làm bánh là từ gạo nếp dẻo thơm óng ánh - một thực phẩm đặc trưng cho nền nông nghiệp lúa nước từ ngàn đời của người Việt, mang ý nghĩa mưa thuận, gió hòa, cầu mong may mắn và sự sum vầy, bình an.

Bánh trôi nước cúng tết Hàn Thực

Bánh trôi nước cúng tết Hàn Thực (Nguồn: dvpmarket.com)

 

2. Lễ cúng Tết Hàn Thực như thế nào cho đúng

Vì đây là nét đẹp truyền thống cho nên trong mỗi nghi lễ cần sự chuẩn mực và nghiêm trang vốn có, lễ cúng Tết Hàn Thực cũng vậy. Phần sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi  Tết Hàn Thực cúng gì cho đúng cách.  

Đầu tiên là cách bày mâm ngũ quả đúng, ý nghĩa cũng như sắm đầy đủ các trái cây đa dạng bắt mắt tươi lâu. Thứ hai là số lượng bánh trôi và bánh chay phải đủ 3 hoặc 5 bát. Bánh trôi phải được làm từ bột nếp nhào nặn với nước, nhân đường. Phần gạo làm bánh trôi, bánh chay phải đủ tỉ lệ chín phần và hai phần gạo tẻ hoặc non hai phần gạo tẻ. Cuối cùng, phải có một ly nước sạch, chuẩn bị trầm hương tốt, thơm nhẹ hoặc trầu cau nếu cần. Người xưa quan niệm ly nước sạch biểu hiện tâm ý của gia chủ đối với gia tiên, nếu thay bằng một loại nước khác có thể làm mất đi sự thanh tịnh. Gia chủ có thể thêm vào những nguyên liệu hoặc vật dụng khác tùy vào mục đích cúng, viếng nhưng vẫn phải giữ được những yếu tố cơ bản mà một mâm cùng cần có. Ngoài ra, gia chủ có thể bổ sung tủ thờ cúng cần thiết cho trang trọng.

Cúng tết Hàn Thực như thế nào cho đúng

Cúng tết Hàn Thực như thế nào cho đúng (Nguồn: topplus.vn)

 

3. Bài cúng tết Hàn Thực theo phong tục cổ truyền

Sau các bước chuẩn bị nguyên liệu, thắp hương là một trong những bước quan trọng và cần sự chuẩn bị tỉ mỉ, kỹ càng hơn hết. Vậy thắp hương tết Hàn Thực gồm những gì? Gia chủ cần một bài văn khấn được viết ra sẵn, có đầy đủ họ tên và những phần cần có của một bài văn khấn như sau:

Văn khấn Tết Hàn Thực (Theo Văn khấn nôm truyền thống - NXB Thanh Hóa)

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:...........

Ngụ tại:………………………

Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..................... cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận...

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Bài khấn trên là một trong những bài khấn cổ xưa đã được lưu truyền rất lâu và áp dụng trong suốt một thời gian dài.

Bài cúng Tết Hàn Thực cổ truyền

Bài cúng Tết Hàn Thực cổ truyền (Nguồn: 2.bp.blogspot.com)

Cuối cùng, gia chủ vẫn nên lưu ý những điều dưới đây khi thực hiện cúng ngày Tết Hàn Thực. Thứ nhất, thời gian thích hợp để làm lễ cúng là buổi sáng hoặc trưa. Gia chủ cũng có thể tham khảo mẹo dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ trước sau khi cúng Tết. Khi cúng, gia chủ nên có thái độ thành tâm, quần áo chỉnh tề sạch sẽ. Tránh mặc các loại quần áo luộm thuộm, gây phản cảm. Bên cạnh đó, chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

Hy vọng bài viết trên phần nào giải đáp những thắc mắc về câu hỏi Tết Hàn Thực cúng gì và đọc  giả sẽ có cái nhìn bao quát hơn về Tết ăn nguội tại Việt Nam.

Từ khóa » Cách Cúng Tết Hàn Thực