Tết Trung Thu Kể Chuyện Bác Hồ Với Các Cháu Thiếu Nhi

{"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0ER3":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0E74":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0E71":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0E73":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0EN0":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0EN2":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0EN1":{"windowState":"normal","portletMode":"view"}} start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, TP.Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 – Fax: (0290) 3837.951 - Email: banbientap@camau.gov.vn Giấy phép số 25/GP-STTTT ngày 21/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau. Người chịu trách nhiệm chính: Huỳnh Văn Thái, Giám đốc, Phó Trưởng ban biên tập CTTĐT. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. ® Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Cà Mau" hoặc "www.camau.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ Website này. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau

Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Phát huy tinh thần 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau, Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau quyết tâm bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
Tác phẩm về Bác

Tết Trung thu kể chuyện Bác Hồ với các cháu thiếu nhi

13/09/2016 02:03:21 PM Màu chữ Cỡ chữ

Làm sao lo cho các cháu ăn no, có quần áo mặc Tháng 8-1945, Ủy ban Cách mạng họp ở đình Tân Trào, có đại biểu khắp nơi đến dự để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Bác Hồ và các đại biểu đang ngồi họp ở đình Tân Trào thì đồng bào địa phương – đại biểu các dân tộc Tày, Trại, Nùng đến chào mừng, thăm hỏi. Hôm đó có khoảng 2, 3 em nhỏ chừng 3, 4 tuổi trong xóm ra chơi trước đình. Các em đều xanh gầy, bụng ỏng, đít beo, lại trần truồng, lấm lem, đi chân đất. Bác Hồ trông thấy rất thương, xúc động, chỉ các cháu, Bác nói với đại biểu đến dự Đại hội Tân Trào:

Bác Hồ với thiếu nhi.

- Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho các cháu được ăn no, có quần áo mặc. Câu nói đó của Người mãi mãi ghi sâu trong trí nhớ mọi người có mặt trong buổi họp và ai cũng thấy có trách nhiệm thiêng liêng chăm lo cho đời sống trẻ em được no cơm, ấm áo. (Theo lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trích trong sách: Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb.CTQG, H.2007, tr.187-188) Mái ấm Nà Lọm Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 9 năm, Việt Bắc vừa là khu căn cứ địa cách mạng, vừa là nơi chiến trường. Giặc Pháp nhảy dù xuống Bắc Cạn, cho tàu chiến chạy dọc sông Lô, đánh lên đôi bờ rồi đóng đồn ở một số nơi thuộc vùng rừng núi phía Bắc. Cuối tháng 7-1947, giặc Pháp đánh rộng ra, mấy tỉnh Việt Bắc đã trở thành nơi giao tranh quyết liệt giữa ta và địch. Nhiều gia đình bị phân tán, bị tan tác, một số em nhỏ chạy vào rừng, thế là bị mất liên lạc với bố mẹ, người thân. Các em thành trẻ mồ côi, bơ vơ, không nơi nương tựa. Một số gia đình và các đoàn thể thương tình, đón các em về nuôi, để các em có điều kiện đi tìm lại gia đình mình. Lúc ấy, cơ quan Bác cũng vừa chuyển từ Tuyên Quang sang Định Hóa, Thái Nguyên. Chỗ ấy đóng quân vừa kín đáo vừa thuận lợi. Bác cử cán bộ và các đồng chí bảo vệ đi tìm các em về. Sau nhiều ngày lặn lội, đi đến từng thôn xóm, anh chị em đã tìm được một số cháu, gom lại, lập trại nuôi dưỡng. Trại này không xin tiền gạo của Chính phủ, vì lúc ấy Chính phủ kháng chiến cũng nghèo. Bác kêu gọi một số cơ quan bớt gạo, bớt khẩu phần để góp vào nuôi các cháu. Bác bảo các chú, các cô phụ trách trại nên vỡ đất để trồng hoa mầu, trồng mấy thứ rau xanh và nuôi gà để tạo nguồn thực phẩm, đồng thời khuyến khích các cháu tham gia lao động tùy theo sức của mình. Thời ấy, các em được học chữ lại được học cả “mấy môn quân sự” nữa. Học quân sự là dậy sớm tập thể dục, tập chạy, học cách sinh hoạt có giờ giấc, đồ dùng cá nhân luôn luôn gọn ghẽ để khi có lệnh là sẵn sàng di chuyển. Cái trại luôn được “quân sự hóa” đứng trên một quả đồi có tên là Nà Lọm, thuộc xã Phú Minh. Trại là mái ấm của một gia đình gồm 35 em. Sống tập trung, nên các em có ý thức tôn trọng nội quy và thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong lao động sản xuất. Cơ quan Bác đóng gần trại nên các cán bộ có điều kiện thường xuyên đến trại giúp đỡ các em. Vừa dạy các em học chữ, vừa chăm sóc sức khoẻ cho các em, những em ốm đau được chữa trị chu đáo. Bác rất vui khi được biết: Các em đều khỏe mạnh, được ăn no, được học chữ, và một số em đã biết được tin tức của gia đình. Bác chuyển đến ở trại đó một thời gian. Các em có biết đâu rằng chính Bác bảo lập trại đó để nuôi dạy các em và Bác đã ở trại đó 25 ngày. Suốt thời gian ở trại, Bác cũng nằm trên giường nứa của các em nằm, cũng làm việc trên bàn tre của các em học… Sau mấy năm sống ở trại, các em lớn đã xung phong nhập ngũ, trở thành những chiến sĩ lập được chiến công khi vào trận. Một số em sau này là cán bộ, là công nhân. Trại Nà Lọm đã trở thành một địa danh rất đáng nhớ, trở thành một cái tên thân quen mà nhiều em đã ghi vào những trang sổ tay của mình. Sau này, một số em khi đã trở thành cán bộ, công nhân, chiến sĩ quân đội đã có dịp trở lại thăm “mái ấm ngày xưa”. Với 35 em nhỏ đó, có lẽ, đây là một kỷ niệm đáng nhớ đến suốt đời. (Trích trong sách của Tạ Hữu Yên: Mênh mông tình thương Hồ Chí Minh, Nxb.Thanh niên, H.2002, tr.14-16) Tình thương lớn Trong kháng chiến chống Pháp, nơi chiến khu Việt Bắc có một trường mẫu giáo của quân đội – lúc ấy gọi là Trại mẫu giáo. Một lần Bác đến thăm trại mẫu giáo này. Trưa rừng mát mẻ, có tiếng suối reo, tiếng chim hót lại thoang thoảng hương thơm của các loài hoa trên vách núi. Bác cầm tay các cháu nói nựng, hệt như ông nội đi xa về thăm đàn cháu ngoan của mình. Trưa ấy, Bác nghỉ tại trại. Buổi trưa yên ắng, nhưng thỉnh thoảng Bác có nghe tiếng ho của một cháu nhỏ. Lúc dậy, Bác hỏi cô Phan Thanh Hòa, người phụ trách các cháu: - Trưa nay, Bác nghe cháu nào ho nhiều thế? Cô Hòa lễ phép: - Thưa Bác, cháu Bích Nga đấy ạ! Cháu ho mấy ngày rồi, trại đã cho cháu uống thuốc nhưng chưa khỏi hẳn. Nghe xong, Bác dặn: - Các bé như búp măng non, cháu chăm sóc các bé cho thật chu đáo. Ở rừng trời lạnh, các cô nhớ cho các bé mặc ấm. Hôm sau, trại nhận được một chai mật ong gửi cho các cháu để chữa ho. Đây là chai mật ong nguyên chất của đồng bào Cao Bằng gửi tặng Bác, nhưng Bác lại dành để cho các cháu. Trưa rừng, chỉ một tiếng ho của cháu nhỏ cũng làm Bác thao thức. Thế mới hiểu, Bác quan tâm đến lứa tuổi măng non như thế nào. Lại nhớ đến lời kể của nghệ sĩ Ái Liên về Bác. Có một lần, Bác cho chú bảo vệ đến nhà chị để đón Ái Xuân, Ái Vân vào với Bác. Bác cháu gặp nhau chuyện trò khúc khích. Dạo ấy, gia đình nghệ sĩ Ái Liên đi sơ tán. Gặp các cháu, Bác hỏi: - Ở nơi sơ tán các cháu ăn cơm có nhiều thức ăn không? - Dạ, có ạ! Bác lại hỏi: - Có thịt nhiều không? - Dạ, thịt cũng có nhiều ạ! Bác nói vui: - Chắc ăn vào phần tiêu chuẩn của má phải không? Hai chị em cùng cười. Sau đó, hai nghệ sĩ nhỏ tuổi này còn khoe với Bác là thích món bún ốc nóng bốc hơi, bán ở gốc cây trên hè đường nữa. Lúc hai chị em về, Bác cho kẹo và dặn: - Các cháu nhớ phần quà cho ba má và cho bé Ái Thanh nữa. (Trích trong sách của Tạ Hữu Yên: Mênh mông tình thương Hồ Chí Minh, Nxb.Thanh niên, H.2002, tr.21-23) Cái vòng bạc Cao Bằng là địa phương mà Bác Hồ đã sống và làm việc nhiều năm, cũng là nơi Bác để lại nhiều kỉ niệm trong lòng bà con các dân tộc. Những câu chuyện về Người, về tình cảm của Người với nhân dân, đặc biệt là với các em nhỏ, luôn làm mọi người xúc động và nhớ mãi. Sau đây là một câu chuyện do bà con ở Cao Bằng kể lại về Bác: “Do điều kiện công tác, sau hơn 2 năm, Bác Hồ mới có dịp trở lại một vùng cơ sở trước đây Người đã từng sống và làm việc. Thấy Bác về, bà con già, trẻ, gái, trai khắp bản ùa ra đón Bác. Trong số những người đứng vây quanh Bác lớp trong lớp ngoài hôm ấy có một em bé 2 năm trước đã từng quấn quýt bên Bác khi Người ra suối câu cá, hoặc lên nương cuốc đất trồng rau sau những giờ làm việc. Ngày Bác lên đường đi công tác xa, em bé đó theo ra đến đầu bản tiễn Bác. Trước lúc chia tay, Bác cúi xuống hôn má em và Người chưa kịp hỏi gì thì đã nghe em bé nói một câu rất tự nhiên: - Đến đâu thấy vòng bạc, Bác nhớ mua cho cháu một cái. Đối với em bé dân tộc miền núi Cao Bằng, được cái vòng bạc đeo cổ tay là điều rất thích thú. Bây giờ em bé đó đã qua tuổi nhi đồng, chững chạc, được học, đã biết đọc, biết viết, không còn vòi vĩnh, nũng nịu như ngày được bên Bác và chắc cũng không còn nhớ là mình đã dặn Bác Hồ mua cho cái vòng bạc. Bà con dân bản tiễn Bác lên đường đi công tác cách đây 2 năm cũng đã quên chuyện “Cái vòng bạc” ấy. Sau những lời chúc mừng thăm hỏi sức khoẻ dân bản, nhận ra em bé ngày trước đứng trong đám đông, Bác bước đến, từ từ mở nắp túi áo trước ngực, lấy ra chiếc vòng bạc mới tinh và trao cho em. Ngỡ ngàng giây lát, rồi nhớ ra lời dặn Bác 2 năm trước, em bé sung sướng quá, không giấu nổi xúc động, hai mắt cứ chớp mãi, líu cả lưỡi mới nói được: - Cháu… cảm… cảm ơn Bác! Một số người không có mặt hôm tiễn Bác lên đường đi công tác ngày trước, nay thấy vậy lấy làm ngạc nhiên và hỏi đồng chí giúp việc của Bác. Đồng chí này kể lại cho mọi người nghe là trên đường về Bác đã ghé vào một cửa hàng mua chiếc vòng bạc. Khi đồng chí hỏi, Bác giải thích như sau: - Các cháu khi đã nhờ mua cái gì tức là chúng nó thích cái đó lắm. Thấy có hại thì tìm cách giải thích cho các cháu hiểu; nếu không có hại thì không nên từ chối. Các cháu như tờ giấy trắng nhuộm đỏ thì đỏ, nhuộm xanh thì xanh, đừng để giảm lòng tin của các cháu. Đã hứa là mình phải làm cho kỳ được, không làm được thì đừng có hứa. Đây là chữ Tín, cần giữ trọn lòng tin của mọi người. (Trích theo Hoàng Giai: Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Nxb.Thanh niên, H.1999, tr.3)

Nguyễn Hiếu - Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 416 Chia sẻ Nhận xét In Lên trên

Các tin khác

  • Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

    (05/03/2014)
  • Bác sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho, nhưng là nhà nho có nguồn gốc nông dân. Thời gian dài từ tấm bé đến tuổi học trò Bác sống ở quê giữa những người nghèo khổ một nắng hai sương ngoài đồng nên Người hiểu sâu sắc nỗi khổ, nỗi vất vả của người nông dân.

    (05/03/2014)
  • Năm 1946, tổ điện đài của đồng chí Trương Duy Thái phục vụ ở Văn phòng Chủ tịch phủ tại Việt Bắc. Một tối mùa hè, tổ phải phát đi một bức điện tối khẩn, nhưng máy móc ậm ạch, đài bạn lại ở xa nên đánh vật mãi từ chập tối đến gần hai giờ sáng mới xong việc.

    (05/03/2014)
  • Năm ấy, Bác Hồ đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội. Tin Bác đến nhanh chóng lan ra khắp trại. Anh chị em thương binh ai cũng muốn len vào gần Bác, quên cả nạng phải dùng để đi.

    (05/03/2014)
  • Một chiến sĩ bảo vệ Bác - sau này được phong quân hàm cấp tướng - có lần nói rằng: "Bác thường dạy quân dân ta "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư", Bác dạy phải làm gương trước. Bác dạy phải nêu cao đạo đức cách mạng. Có cán bộ nghĩ rằng "đạo đức" cách mạng là để áp dụng trong công tác thôi. Bản thân tôi, được gần Bác thấy ngay trong khi ăn cơm. Bác cũng đã dạy cho chúng tôi thế nào là "đạo đức".

    (05/03/2014)
  • Cách mạng tháng Tám 1945 mới thành công, chính quyền nhân dân chưa vững chắc và còn gặp nhiều khó khăn. Sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập và ra mắt Chính phủ lâm thời ít lâu, một lần Bác gọi tôi và hỏi:

    (05/03/2014)
  • Trong những năm ở Phủ Chủ tịch, Bác đã sống hàng ngày như thế nào? Mùa hè nóng lắm, Hà Nội là vào nơi nóng bậc nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng như đã nói, Bác không cho lắp máy điều hòa không khí. Còn quạt máy thì cho đến năm 78, 79 tuổi, Bác vẫn không chịu dùng quạt trần và quạt để bàn. Có một lẽ Bác không nói ra và đây mới là sẽ chính sâu xa ở trong lòng. Số đông người Việt Nam ta ngày ấy chưa có quạt máy để dùng, cho nên từ trong lòng, Bác Hồ không muốn dùng quạt máy. Những ngày hè nóng nực nhất, Bác Hồ chỉ dùng quạt giấy và quạt nan thôi.

    (05/03/2014)
  • Theo đồng chí Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh hút thuốc lá rất nhiều. Việc hút thuốc lá liên quan tới hoạt động cách mạng của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX khi Người mang tên Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí Vũ Kỳ đã được Bác Hồ tâm sự: Những năm ở Pháp, Người là một thanh niên kháng Pháp nên luôn bị mật thám Pháp theo dõi ở khắp mọi nơi. Người biết bị theo dõi mà không dám quay đầu lại để nhìn. Để có thể quan sát được sự theo dõi, Người nghĩ ra cách hút thuốc. Mỗi lần như vậy, đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng ba bước chân, Người dừng lại châm thuốc hút, rồi quay lại thùng rác để vứt que diêm, như vậy là Người có dịp quan sát xung quanh, liệu cách đối phó với kẻ theo dõi. Do giả vờ hút thuốc mãi mà đã trở thành thói quen của Người.

    (05/03/2014)
  • - Các chú nhờ ai mà xếp kè đá gọn thế ? Anh em báo cáo: - Thưa Bác, đó là nhờ công nhân mỏ Tĩnh Túc đấy ạ !

    (05/03/2014)
  • Khi còn hoạt động ở chiến khu Việt Bắc, Bác thường xem phim với anh chị em phục vụ trong cơ quan. Một lần, máy chiếu phim đã chạy đều đều, trên màn ảnh diễn ra những cảnh nối tiếp nhau, tiếng đối thoại của các nhân vật sôi nổi... nhưng người xem không ai hiểu gì cả, vì đó là phim nước ngoài, không có thuyết minh tiếng Việt. Như biết rõ nhu cầu của mọi người, Bác hỏi người phụ trách chiếu phim : - Sao chú không thuyết minh cho mọi người nghe ?

    (05/03/2014)
  • Trang đầu ...10111213141516171819 Trang cuối
start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
start portlet menu bar

Tin vắn;tinvan

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Tin vắn

Tin vắn

  • Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng” được tổ chức từ ngày 23/11/2024 đến 28/4/2025.
  • Chủ tịch UBND tỉnh vừa thống nhất chủ trương tổ chức chợ hoa kiểng, chợ dưa hấu phục vụ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn thành phố Cà Mau.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương về việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
  • Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở” từ 08 giờ ngày 02/11 đến 17 giờ ngày 22/12/2024.
  • Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai vắc xin Rota cho trẻ em dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh.
  • Chủ tịch UBND tỉnh có thư khen 12 cơ quan, đơn vị, địa phương về phong trào thi đua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.
  • Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định ban hành danh mục cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát, chuẩn bị hội nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
    start portlet menu bar

Văn bản

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Văn bản
Văn Bản
  • Văn bản trung ương
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
start portlet menu bar

Thông tin

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Thông tin
Thông tin
  • Đất đai
  • Ngân sách
  • Thi đua khen thưởng, xử phạt
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
  • Thông báo
  • phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
  • Thông tin đối ngoại
  • Danh bạ điện thoại
  • Đường dây nóng
Complementary Content
  • ${title}${badge}
${loading}

Từ khóa » Kể Chuyện Về Bác Hồ Với Thiếu Nhi