Thắc Mắc Bầu 3 Tháng Cuối Nên ăn Gì Và Câu Trả Lời Từ Chuyên Gia
Có thể bạn quan tâm
1. Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì?
Mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi không bị thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng dư thừa năng lượng và nguy cơ tích trữ chất béo, tăng nguy cơ các vấn đề về tim mạch và đặc biệt là nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu nên ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Với thắc mắc mẹ “bầu 3 tháng cuối nên ăn gì”, các chuyên gia giải đáp như sau:
-
Thực phẩm chứa nhiều sắt
Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, xuất huyết, sinh non,… mẹ bầu cần được bổ sung sắt trong kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối. Một số thực phẩm có chứa nhiều sắt mà mẹ bầu nên bổ sung trong thực đơn mỗi ngày như đậu nành, các loại rau màu xanh đậm, các loại trái cây sấy khô, thịt đỏ, thịt gia cầm,…
-
Thực phẩm chứa nhiều protein
Đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Mẹ bầu nên bổ sung protein từ các loại thực phẩm khác nhau như các loại đậu, sữa, trứng, thịt,…
-
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là một dưỡng chất đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu cung cấp đủ canxi, xương của bé sẽ được phát triển khỏe mạnh, vững chắc. Mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng các thực phẩm như sữa, sữa chua, phô mai,… hoặc có thể bổ sung viên uống canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Thực phẩm giàu magie
Magie có tác dụng giảm nguy cơ chuột rút ở mẹ bầu, phòng tránh nguy cơ sinh non. Hơn nữa, magie cũng cần thiết để đồng hóa canxi. Một số thực phẩm giàu magie có thể kể đến là đậu đen, lúa mạch, cám yến mạch, hạnh nhân, atiso,…
Mẹ bầu nên ăn các loại hạt
-
Thực phẩm giàu DHA
DHA rất cần thiết trong quá trình phát triển trí não của thai nhi. Chính vì thế, mẹ bầu đừng quên bổ sung dưỡng chất này, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Một số thực phẩm giàu DHA mẹ bầu có thể tham khảo là dầu cá, quả óc chó, các loại hạt,…
-
Thực phẩm giàu acid folic
Tác dụng của acid folic đối với thai nhi đó là phòng tránh nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Bà bầu nên bổ sung khoảng 600 đến 800 mg acid folic/ngày bằng một số thực phẩm như rau màu xanh đậm, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt,…
-
Thực phẩm giàu chất xơ
Một vấn đề mà nhiều mẹ bầu thường phải đối mặt đó là táo bón. Chính vì thế để phòng ngừa tình trạng này, chị em nên ăn nhiều chất xơ và bổ sung đủ nước cho cơ thể. Các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… chính là những loại thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.
-
Thực phẩm giàu vitamin C
Vai trò của vitamin C đó là giúp cơ thể hấp thu chất sắt hiệu quả hơn. Vì thế, đây cũng là một loại vitamin quan trọng mà mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ. Một số thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như bông cải xanh, cam, chanh, bưởi, dâu tây,…
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý tránh ăn một số thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như những thực phẩm cay và chứa nhiều chất béo, thực phẩm chứa nhiều đường, chứa nhiều natri, thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ uống có ga và bia rượu, thuốc lá,…
2. Một số vấn đề cần lưu ý trong 3 tháng cuối thai kỳ
Ngoài việc tìm hiểu về vấn đề “mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì”, chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh:
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe
- Những điều cần kiêng kỵ:
+ Không nên quan hệ tình dục vào 3 tháng cuối để tránh nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai.
+ Không nên đi chơi xa và không nên tự lái xe để tránh nguy hiểm.
+ Không mặc quần lót tối màu, nên mặc quần lót sáng màu để kịp thời theo dõi và phát hiện những vấn đề dịch tiết âm đạo, rỉ ối, viêm nhiễm, xuất huyết,…
- Tư thế nằm ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng rất quan trọng: Mẹ nên nằm nghiêng về phía bên trái, co chân phải và đồng thời duỗi thẳng chân trái. Nên sử dụng gối cho bà bầu và nên mặc đồ rộng rãi khi ngủ.
- Vận động khi mang thai: Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, có thể lựa chọn các bài tập yoga để cải thiện sức khỏe và giúp quá trình chuyển dạ sẽ dễ dàng hơn.
Bà bầu nên đi khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường
- Cần đi khám khi nào?
Nhiều mẹ bầu có thể xuất hiện tình trạng bụng căng cứng. Đây có thể là do mẹ bầu không được nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp bụng căng cứng xuất hiện kèm theo những cơn co thắt thì có thể là dấu hiệu chuyển dạ, nguy cơ sinh non. Vì thế, mẹ bầu không nên chủ quan mà cần đi khám sớm.
Bên cạnh đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện sau, mẹ cũng cần đi khám sớm: Vỡ ối, xuất huyết âm đạo, cơn gò tử cung, hoa mắt, đau đầu, nhìn mờ, thai ít cử động, đến ngày dự sinh nhưng chưa có dấu hiệu sinh,…
Trên đây là lời giải đáp thắc mắc “mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì” và một số lưu ý cần thiết giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu thăm khám, mẹ bầu có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các tổng đài viên tư vấn chi tiết hơn.
Từ khóa » Chăm Sóc Mẹ Bầu 3 Tháng Cuối
-
Mang Thai 3 Tháng Cuối - Những điều Mẹ Cần Biết Trước Khi "vượt Cạn"
-
7 Lưu ý Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Mẹ Bầu Cần Phải Biết
-
Những điều Mẹ Bầu Cần Lưu ý 3 Tháng Cuối Thai Kỳ - Huggies
-
Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Cuối Thai Kỳ - MarryBaby
-
3 Tháng Cuối: Thông Tin Chăm Sóc Thai Nhi An Toàn, Khoa Học
-
Dinh Dưỡng 3 Tháng Cuối Thai Kỳ: Ăn Gì Tốt Cho Mẹ Lẫn Con để Cán ...
-
Dấu Hiệu Thai Phát Triển Tốt 3 Tháng Cuối | Vinmec
-
Bỏ Túi Bí Quyết Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Cuối Chi Tiết Nhất - Monkey
-
Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Một Cách Khoa Học - Earthmama
-
Những điều Mẹ Bầu Nên Biết Trong Ba Tháng Cuối Thai Kỳ
-
Dinh Dưỡng Và Cách Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Cuối Là Tốt ?
-
Tâm Lý Bà Bầu 3 Tháng Cuối: Những điều Người Chồng Cần Hiểu Rõ
-
Cách Chăm Sóc Ba Bầu 3 Tháng đầu, Giữa, Cuối Thai Kỳ | Cleanipedia
-
[3 Tháng Cuối] - Sự Phát Triển Theo Từng Tuần Của Thai Nhi Và Mẹ Bầu