Thắc Mắc Dự Toán: Các Vấn đề Về đào, đắp, Vận Chuyển đất (phần 1)

Câu hỏi 1: Khi lập dự toán đào đất, khối lượng đào lên và khối lượng chuyển đi đổ tính theo khối nguyên thổ hay khối rời?

Trả lời: Tham khảo Thuyết minh chương II (Công tác đào đắp đất, đá, cát), Bộ Xây dựng đã hướng dẫn rất rõ ràng:

+ Định mức đào đất tính cho khối lượng đất đào đo tại nơi đào (tức tính khối nguyên thổ)

+ Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đo tại nơi đào và đã tính đến hệ số nở rời của đất.

Trường hợp tính khối lượng vận chuyển nhiều bạn thắc mắc, đất đào lên sẽ tơi ra (nở rời), tại sao vận chuyển vẫn tính 1m3. Các bạn đọc phần hướng dẫn kỹ sẽ thấy, “Định mức vận chuyển đã tính đến hệ số nở rời của đất”. Ví dụ trong Định mức vận chuyển 100m3 đất cấp II bằng ô tô tự đổ hết 1,330 ca, thì trong con số 1,330 này đã nhân thêm hệ số nở rời của đất.

Câu hỏi 2: Khi lập dự toán, chọn tổ hợp máy đào đất và ô tô vận chuyển như thế nào cho phù hợp

Trả lời: Chọn máy đào dung tích bao nhiêu m3 hay ô tô bao nhiêu tấn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đào ít hay đào nhiều, mặt bằng hay vị trí thi công có thuận lợi hay không và quan trọng nhất là dung tích máy đào + cự ly vận chuyển… Khi lập dự toán nếu làm chuẩn thì phải tuân theo TCVN 4447:1987 chứ không thể do người lập tự “bốc thuốc” được

Các bạn có thể tham khảo các văn bản sau để rõ hơn về tổ hợp máy đào:

1, Nếu chọn tổ hợp máy đào các bạn tham khảo bảng 11 (mục 3.78) trang 20 TCVN 4447:1987 2, Nếu chọn ô tô vận chuyển các bạn tham khảo bảng 12 (mục 3.82) trang 20 và bảng 13 trang 20 TCVN 4447:1987

3, Sự tương ứng giữa ô tô vận chuyển và máy đào nên tham khảo phần Ghi chú sau mã hiệu AB.4xxxx (Định mức 1776, khoảng trang 57)

excavation-900-650

Lập dự toán đào đất phải theo biện pháp thi công với tổ hợp máy đào – ô tô phù hợp. Ảnh: inernet

Câu hỏi 3: Có ý kiến cho rằng, trong công tác đào đất bằng máy, đã có công tác đào thủ công, điều này đúng hay sai, tỷ lệ thủ công trong đó là bao nhiêu nếu điều đó đúng?

Trả lời:

Ý kiến này hoàn toàn đúng, các bạn có thể tham khảo một định mức đào đất bằng máy sẽ thấy việc đào đất bao gồm cả máy và thủ công trong đó:

HD5

Định mức đào đất móng bằng máy đào <= 0,8m3

Trong hình  ở trên, rõ ràng để đào 100m3 đất ta cần dùng một khối lượng nhân công đi kèm khá lớn, đất có cấp càng cao (cứng hơn) thì hao phí nhân công càng lớn..

Còn muốn biết đào đất thủ công chiếm bao nhiêu % trong này có thể làm một phép so sánh tính toán tương đối như sau:

+ Tra mã hiệu đào đất thủ công (AB.113xx) chẳng hạn, sẽ thấy đào đất thủ công đất cấp II cần khoảng 1 công/1m3. Vậy với 6,11 công khi đào 100m3 đất ở hình ở trên, so sánh tương đương sẽ thấy 100m3 chiếm mất 6,11% đào thủ công.

Câu hỏi 4: Căn cứ nào để lấy tỷ lệ đào đất bằng máy là bao nhiêu, đào thủ công là bao nhiêu khi thi công công tác đất?

Trả lời:

Tỷ lệ đào máy hay thủ công bao nhiêu hoàn toàn phải căn cứ vào điều kiện tổ chức biện pháp thi công. Có những móng nhà có thể đào máy đến 95-96%, tuy nhiên có móng nhà ngược lại, chỉ có thể đào thủ công (do máy không vào được), do vậy không có văn bản nào quy định về tỷ lệ này.

Khi lập dự toán, người lập có thể ước lượng tỷ lệ này là 90% đào máy và 10%, đây hoàn toàn là con số tạm tính theo thói quen

Dao-thucong

Đào đất bằng thủ công. Ảnh: Internet

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Hệ Số Nở Rời Của Bê Tông